Luật lái xe ở Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

:::tvmt:::
Luật lái xe ở Việt Nam

Vấn đề giao thông ở VN là một điểm tạo nhiều sự ngạc nhiên kỳ thú cho du khách . . (Thật sự từ tôi muốn dùng là "amaze" mà tôi không kiếm ra từ tương đương của tiếng Việt). Càng ngày xe cộ ở Việt Nam càng đông, nhất là tại Sài G̣n, thành phố lớn ngang ngửa các thành phố lớn trên thế giới, mà lại không có một hệ thống chuyên chở công công nào. Có lẽ đă đến lúc chính phủ bắt tay vào việc xây dựng một hệ thống di chuyển cho người dân chăng? Rất nhiều xe gắn máy. Mấy năm gần đây VN nhập cảng từ Trung quốc và Thái Lan loại xe gắn máy giá rẻ, v́ thế ai cũng có xe riêng mà đi. Trong thành phố luật không cho phép xe xích lô chạy, và tới giờ cao điểm, giờ bận rộn nhất th́ các xe tải lớn cũng bị cấm vào. Tuy nhiên v́ số lượng xe rất đông, th́ quả là một điều ngạc nhiên kỳ thú khi nh́n ḍng xe cộ luân chuyển. H́nh như ai cũng có chuyện mà đi, và nếu khg phải đi đâu, những chiếc xe chở đôi - là thường nhất - cũng tà tà đi lên đi xuống. Lượn tới, lượn lui trong thành phố, một mốt rất thời thượng ở Sài g̣n, mà bây giờ các thành phố lớn cũng đều có cảnh dạo chơi như thế này, nhất là vào những tối cuối tuần. Tại Hà Nội, cũng thế, tối thứ Sáu, thứ Bảy, các cặp t́nh nhân, bạn bè đèo nhau ra đường, chạy xe cho mát, ngắm nhau và được ngắm. Ở Nha Trang th́ đường biển, trước là đường Duy Tân, nay mở rộng ra, thế là mọi người chạy xe lên xuống mấy ṿng, rồi ghé uống nước mía, nước dừa, ăn chè, xong ai về nhà nấy, sáng mai c̣n ra biển sớm (để tập thể dục), hoặc đi làm. Sinh hoạt tại Nhatrang và Hà Nội và những tỉnh khác chỉ đến 10 giờ tối là tạm vắng xe cộ, trừ các quán có người ngoại quốc tụ. Sài G̣n th́ khác, người ta sống cả vào ban đêm, nhưng khoảng sau 11 giờ tối, vào ngày thường th́ xe cũng thưa bớt. Cuối tuần th́ khỏi nói, khách, dân cư bắt ghế từ trong quán nh́n ra đường hai bên xe cộ chạy không ngừng, vội vàng hay thong thả, xe hơi bị bao vây bởi một rừng xe gắn máy, những tiếng kèn tít tít thay phiên nhau mà kêu.

Nếu có một thứ công bằng ở VN, th́ phải nói đó là luật giao thông. Đèn đỏ: xe ngừng, Đèn xanh: Xe chạy, có nghĩa là xe lớn, xe nhỏ và người bộ hành nữa đều có quyền đi, đi thẳng, kẹo mặt, kẹo trái ǵ đó cũng có ngang quyền như nhau. Đèn vừa xanh xong, tất cả mọi người đều đi hết. Tất cả các xe gắn máy, honda, dream ǵ ǵ đó đều đi, người muốn đi thẳng khg nói ǵ, xe muốn quẹo trái là quẹo ngay, mặc kệ có một đoàn xe đang đâm thẳng vào ḿnh. Mục đích của ta là quẹo trái, th́ ta cứ theo mục đích mà tiến tới, các xe trước mặt sẽ lạng nhẹ, và tránh ta, nếu xe phía trước khg muốn tránh th́ sẽ bóp c̣i 1 cái "ting", xong vẫn giữ tốc độ rồi vượt qua mặt ta, c̣n không xe sẽ khéo léo lạng đàng sau lưng xe ta. Tăng, giảm bớt tốc độ rất khéo léo, ít có khi nào đạp thắng ngừng hẳn, trừ phi các tài xế nhắm xe sắp ... đâm nhau. Vù, vù xe này tránh xe kia, tất cả mọi người đều có ẩn tài về lái xe, như trong một gánh xiếc, tưởng đụng nhau, nhưng không, mọi thứ uốn qua éo lại khéo léo trước các con mắt ngạc nhiên của du khách. Phải nói là các xe chạy với tốc độ chậm hơn bên Mỹ này nhiều, v́ thế họ có th́ giờ để tránh nhau.

Trong khách sạn "Hương Sen" có một bản dặn ḍ du khách ngoại quốc với một câu rất ngắn: Keep on Going Forward, có nghĩa là Đi Thẳng, tuyệt đối không đổi ư mà đi thụt lùi .

Khách bộ hành, muốn qua đường, nếu là đường một chiều th́ dễ rồi, ta nên chờ cho đèn đi thẳng đỏ, vừa nh́n thấy các xe thưa th́ đi qua đi nhé, nếu đợi hết hẳn xe, th́ chắc phải tới đêm cơ, đèn sắp xanh rồi đấy, xuống đường đi qua liền. Nếu là đường hai chiều, th́ hăy nhớ châm ngôn trên: hăy mạnh dạn bước xuống, đi từng bước, nh́n thẳng vào các xe sắp trờ tới, nh́n vào mắt người lái xe, Mẽo nó gọi là eye contact, xong thẳng tiến bước, các xe sẽ nhẹ nhàng lướt qua đàng sau hoặc đàng trước khách bộ hành. Thường là nếu họ khg muốn nhường th́ họ sẽ bấm c̣i tít một cái, và họ sẽ vượt nhanh qua mặt ta. Tuyệt đối khg đi thụt lùi! Có người đi được vài bước, sợ quá bèn đổi hướng đi ngược lại. Cái này rất nguy hiểm v́ các xe khg ngờ có người nào nhát gan thế, và sẽ lúng túng và có thể v́ vậy mà đâm vào khách bộ hành. Tất nhiên họ đâm ḿnh xong họ c̣n rủa thầm: Đồ Việt Kiều, khg biết qua đường, giống như tài xế Cali thường mắng: Trời mưa, dân Cali khg biết lái xe vậy!

Tại các thành phố lớn như Sài G̣n, Hà Nội có rất nhiều đường một chiều. Cũng như bất cứ các thành phố lớn nào trên thế giới, những đường phố được xây khi thành phố c̣n bé, nay thành phố bành trướng, th́ nhiều đường trở thành một chiều để dễ dàng trong việc lưu thông, nhất là tại phố Cổ Hà Nội, đường quá bé để có thể lưu thông hai chiều xe. Nhưng sự việc các xe có tuân luật giao thông không th́ là điểm khác. Trong đầu óc dân Việt ta, đường ta, ta cứ đi . Những ǵ tiện cho ta, th́ ta cứ làm, ta bẻ meo méo luật một tí chẳng sao. Không phải là một điều lạ lùng khi thấy xe đi ngược đường trên đường một chiều. [i]Nơi tôi muốn đến ngay đây mà, nhờ các bác tí, đi ṿng ṿng mất công quá![/i] Thường th́ chỉ có xe gắn máy mới đi ngược chiều, xe hơi th́ lớn quá, khó tránh công an. Và dân Hà thành hay đi ngược chiều so với dân Sài Thành.

C̣n luật giao thông ở xa lộ? Trên con đường đi vào Hà thành, hai chiều xe, mỗi chiều hai lối ra vào. Phía bên kia đường ra vắng hơn nhiều so với đường vào, thế là các xe bên này đường tự động đi qua con đường gạch vàng chia lối đi ngược lại. Chuyện rất tự nhiên, cả đoàn xe chiều bên này cứ việc đi lấn qua phái bên kia, và phía bên kia cũng nhẹ nhàng lạng qua tránh, tự động nhường lối cho "đám đông" phía kia. Khi hỏi tài xế: Ủa sao xe ḿnh lại đi qua lối xe bên kia vậy? Giải thích: Lúc nào bên này đông xe quá, th́ ḿnh có quyền đi qua đấy ạ. À th́ ra thế! Các nước văn minh hăy noi gương luật giao thông này. Nếu xa lộ các nước mà theo luật này có phải đỡ kẹt xe trong giờ cao điểm khg nào?

Xe có ngừng lúc đèn đỏ? Thưa có, nhưng có vài trường hợp được thông cảm (dân thông cảm, công an: khg biết). Chẳng là 1 chuyện lạ khi thấy xe đạp hay xe gắn máy thồ đàng sau lưng 4, 5 chậu cây, và đủ loại đồ đạc mà quư vị khg thể nào tưởng tượng được, có người chở cả 1 cái tủ lạnh nhỏ, một tay lái, một tay ṿng ra đàng sau lưng ... đỡ tủ lạnh. Tất nhiên là tủ lạnh được buộc bằng dây, nhưng nh́n là đủ đau tim rồi. Đây là 1 trong những trường hợp được mọi người cảm thông. Sau khi có hai, ba người giúp buộc tủ lạnh xong, một hai ba, sẵn sàng chưa, anh chủ nhân tủ lạnh mới bèn nhảy phóc lên xe, rồ máy, thế là mọi người buông ra, vrum.... cứ thế mà chạy, đèn đỏ anh cũng chẳng dám ngừng, từ từ mà tiến, và mọi người bèn lạng chung quanh anh mà né...

Các cảnh khó quên:
1/ Anh chở tủ lạnh nói trên
2/ Một người đẩy chiếc xe ba gác chở đồ quá tải, đồ đạc được che bằng 1 tấm vải lớn, trông rất nặng, từ từ đi vào ḍng xe cộ tại 1 bùng binh lớn.
3/ Một cô thồ 6 chậu cây trên xe đạp.
4/ Một bà mẹ đẩy con giữa ḍng xe cộ lên xuống đông nghịt.
5/ Trên xa lộ Biên Ḥa - Sài G̣n, xe gắn máy chở rọ có hai chú heo con hồng tươi. Các chú nằm ngoan ngoản trong rọ. Khg biết các chú có biết ḿnh đi về đâu khg?

Phương tiện di chuyển rất thông dụng cho người dân là xe ôm. Với 1 giá b́nh dân, và có lẽ rất an toàn (nếu khg th́ chẳng ai dám đi), xe ôm giờ đây thay xe xích lô đạp và xích lô máy.

Lần đầu tiên tôi đến Sài G̣n, tôi ngợp đi v́ ḍng xe cộ. Bây giờ tôi vẫn ngợp v́ xe cộ. Tuy thế Sài G̣n năm xưa có những con đường im vắng, nhất là vào ban trưa. Tôi đi trên con đường Yên Đổ im lặng, đầy bóng mát, mà tưởng con đường thuộc về ḿnh. Giờ đây, vẫn có các tiệm đóng nghỉ trưa, nhưng thành phố không có lúc nào nghỉ ngơi, không có các chủ xe xích lô, gác xe lên đánh một giấc, khách mặc khách. Tôi đi qua công trường Con Rùa mà không nhận ra v́ thiếu mất Con Rùa. Có lẽ v́ không c̣n Rùa mà đời sống của thành phố trở nên vội vàng, không có thời giờ để nghỉ ngơi nữa chăng?

tvmt

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), October 18, 2004

Answers

Response to Luật lĂ¡i xe ở Việt Nam

Bài viết khá dí dỏm. Cám ơn anh Kẻ Sĩ đă post.

Thực ra th́ ở Việt Nam chuyện ôtô đi bên trái xe gắn máy đi bên phải nhưng khi ôtô quẹo phải th́ cắt ngang qua hàng chục xe gắn máy là vô lư nhất. Nhưng anh nói đúng, thành phố ngày càng chật hẹp làm ǵ có chuyện xây thêm đường.

Tuy nhiên để giải quyết chuyện cắt ngang cắt dọc này Việt Nam đă có cách tạm giải quyết. Thứ Nhất: Xe ôtô (đi bên trái) khi đến đèn đỏ phải dừng trước đèn đỏ khoảng 3-5 mét (có vạch hẳn hoi), để cho xe máy nào muốn quẹo trái được quyền đi lên trước cho dễ quẹo. Thứ 2, một số các con đường khi đến ngă tư đă chia thành 3 làn, làn quẹo trái, đi thẳng, và quẹo phải, để ôtô chú ư mà tấp sát vào lề đường từ trước.

Nói chung muốn có luật th́ có đầy, nhưng vấn đề vẫn là ư thức của người dân. Người dân thu nhập thấp, cho nên dùng xe máy dễ hơn. V́ xe máy lại nhỏ cho nên luồn lách dễ mà lại khó bị phát hiện. Chuyện này cứ như là nước đổ đầu vịt.

Nhưng mấy tháng trước đă có vụ đồng loạt ra quân thi hành luật "đội mũ bảo hiểm" ở ngoại thành Hà Nội và TP.HCM. Rồi xưa hơn nữa th́ đă có tổng chỉnh đốn lực lượng CSGT, mặc đồng phục mới hẳn hoi. Rồi th́ cách đây 5 năm chỉ với 500.000đ anh đă có thể có bằng xe máy mang tới tận nhà, nhưng bây giờ tệ nạn này đă không c̣n chỗ dung thân. Rồi th́ hồi xưa mấy anh buôn xe cứ tậu từng đợt từng đợt, nhưng rồi bây giờ người ta giới hạn chỉ 1 giấy đang kư xe một người thôi, cho nên cũng đỡ.

Anh Kẻ Sĩ đă đi xe khách "chất lượng cao" ở Hà Nội và TP.HCM? Chỉ với 2000đ ở Hà Nội và 1000đ ở TP.HCM là anh có thể đi đâu tùy ư. Xe có máy lạnh, cô tiếp viên và bác tài cũng rất niềm nở đón khách (tuy rằng ở TP.HCM có nạn "chạy sô," nạn "tắt máy lạnh" và nạn "xe khách ép xe 2 bánh vào lề đường" khá phổ biến nhưng nh́n chung đă có tiến bộ trong mấy năm gần đây).

Chắc anh cũng nhớ khi VN định làm đường cao tốc nhưng chuyển qua làm "bùng binh" (tên GT: "ṿng xuyến"). Bây giờ th́ các đường cao tốc nối liền 2 TP Hà Nội và TP.HCM với các tỉnh/tp lân cận đă nhiều hơn rất nhiều. Tuy ở HN vừa rồi có nạn đường cao tốc bị "sụp" (chắc lại ăn bớt ǵ đây) nhưng tôi có đi thử nh́n chung chất lượng ĐCT Việt Nam khá tốt.

-- Jube (Jube@Jube.Jube), October 18, 2004.


Response to Luật lĂ¡i xe ở Việt Nam

Theo Lairai tui th́ CSVN hay nh́n quanh rối bắt chước lắm (như loài khỉ). Thấy các nước khác đi xe có mũ an toàn, có kiếng chiếu hậu cũng học đ̣i 'ní ne' cho vui nhà vui cửa, ra cái điều nước ta cũng phát tri63n và tiến bộ đi lên như các nước bạn. Ba cái vụ kiếng chiếu hậu...nay dẹp mẹ nó rồi, v́ không những bất tiện mà c̣n dễ gây tai nạn !?!? C̣n cái vụ nón bảo hiểm th́ cũng tốt thôi, nhưng ư thức của người dân chưa có, nên tạo ra cái tiền lệ này chả khác ǵ 'trống đánh xuôi, kèn thổi ngược' ! CSGT kiếm chút cháo, đồng ra đồng vào bồi dưỡng cà phê thuốc lá 3 số !!! hehe...

Luật th́ CSVN không thiếu nhưng hầu hết là luật rừng v́ có người dân nào thèm để ư đến 3 cái luật tào lao của CSVN. Nên người dân phản đối một cách tiêu cực nhưng mà hữu hiệu là cho luật 'rừng xanh' của nhà nước CS xuống dưới đít mà ngồi lên ! hehe...

-- Uống Rượu là con Ngọc Hoàng (lairaibasoi@yahoo.com), October 18, 2004.


Response to Luật lĂ¡i xe ở Việt Nam

Cái chú jube này viết cứ như cán bộ viết báo cáo cuối năm vậy. Mà cán bộ viết báo cáo th́ toàn làm tốt, cái ǵ không được th́ cứ đổ cho người khác. Ví như quy định đội mũ bảo hiểm ở VN. Cá nhân tôi cũng chân thành khuyến khích bà con nên đội mũ cho an toàn hơn và cũng bảo vệ sức khoẻ trước bụi bặm và thời tiết. Nhưng c̣n khối cái để giải quyết nhưng chẳng thấy vị nào đưa ra giải pháp giải quyết rốt ráo. Ví dụ kiểm định xe, cứ đưa tiền là Pass. Bằng giả (mà thật, mộc thật hẳn hoi ). Hối lộ giao thông, chẳng thấy có ngành nào làm việc tích cực như CSGT. Bất kể ngày đêm, bất kể gió mưa để chận xe “làm luật” chứ không phải xử lư xe chạy sai luật. Đường giao thông th́ làm cho có làm, rút ruột hết 40%.... kể tới sang năm cũng không hết mà toàn là những nguyên nhân chính gây tai nạn. Vậy cái nguyên nhân sâu xa th́ không phải là v́ cán bộ quan tâm đến tính mạng của người dân. Trước tiên, cứ càng nhiều luật, càn cấm đoán th́ CSGT càng ăn đậm. Thứ hai, cán bộ sở hữu rất nhiều xe, mấy xe này chạy như giặc v́ không sợ bị phạt nên gây rất nhiều tai nạn nghiêm trọng. V́ vậy , kể từ ngày thực hiện bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho đến nay, tai nạn giao thông, số người bị thương, số người chết không hề giảm. Vụ tai nạn ở Quảng Trị vừa qua làm chết tại chỗ mười mấy người là do một xe MA, nghĩa là chắp vá, không hợp lệ.

Các chương tŕnh truyền h́nh về trật tự ATGT ở trong nước cũng có cách nói như chú Jube vậy. Nghĩa là nguyên nhân là do ư thức người dân kém. Cá nhân tôi từng thử làm theo cái ETHIC mà công ty tôi đề ra quả là rất khó. Đừng ăn hối lộ th́ mới bảo người dân không được đưa hối lộ. Xử công minh th́ mới mong người dân tuân thủ luật. Giả sử chú Jube đá banh mà trọng tài là một thằng mù, th́ chú có tuân theo luật không? đừng nói là chú sẽ không đá nhé, anh cam đoan lúc đó chú càng đá bạo. Ư thức cũng phụ thuộc vào giáo dục nữa. Có lần, ở Đồng Nai có một cuộc thi GV dạy giỏi mà có đến 30% bị bắt vi phạm thi cử. Đó là giáo viên, chứ cán bộ thi th́ phải đến 90% quay cóp. 10% c̣n lại th́ bận đi họp nên không tới pḥng thi được.

-- noi-thang (suytu@demo.com), October 18, 2004.


Response to Luật lái xe ở Việt Nam

Thằng dúp thằng chí cùn nó tự kiểm thảo đấy thôi. Viết tốt vào tao thưỞng cho ăn cơm bbq với thằng chí bựa song chắm mắm to6m

-- (Cán_Ngố_Ăn-Dải-Dút@BBP.govt), October 18, 2004.

Response to Luật lĂ¡i xe ở Việt Nam

Xe buưt: chiều quá... sinh hư

Mức độ giang hồ của một số tài xế xe buưt đã đạt đến độ sẵn sàng đua với "xe dù" trên xa lộ, ép "xe dù" vào lề và nhảy xuống để "dạy cho sắp nhỏ biết thế nào là lễ độ", bất chấp sự bất bình của hành khách trên xe. Phải chăng điều này xuất phát từ việc xe buưt quá được ưu ái?

Sự ngổ ngáo, bạt mạng và bất chấp luật lệ của một số tài xế xe buưt hiện nay đã gây ra những hậu quả thương tâm, nghiêm trọng khôn lường. Nạn nhân trong vụ tài xế xe buưt tại TP HCM vừa gây tai nạn vừa hành hung người bị nạn trên đường Hai Bà Trưng, quận 1 dù khiến dư luận hết sức bức xúc nhưng xem vẫn còn may hơn nhiều nạn nhân khác của xe buưt.

Ngay trên tuyến đường này, đoạn trước Sở Công nghiệp TP HCM, vào cuối năm 2003 đã xây ra một vụ xe buưt cán chết người, mà nạn nhân là một nữ học sinh ngồi sau xe gắn máy do người nhà chở.

Mới đây nhất, là vụ tai nạn giao thông thương tâm vào hồi 5h20 ngày 2/10, trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh. Khi đang đi xe đạp, chị Hồ Thị Chính (18 tuổi) đã bị xe buưt đi cùng chiều do Nguyễn Đình Thông (35 tuổi) điều khiển cán chết. Nội vụ đang được làm rõ, nhưng theo lời một sĩ quan công an quận Bình Thạnh trực tiếp điều tra vụ việc thì theo sơ đồ hiện trường của vụ tai nạn, xe buưt khi đang lưu thông đã va quẹt vào xe đạp lưu thông cùng chiều và cán chết luôn người đi trên xe đạp!

Sở Giao thông công chính TP HCM cũng từng gắn thử một hộp đen vào một xe buưt và kết quả ghi nhận được tốc độ của chiếc xe ấy có lúc lên đến gần 70 km/giờ, xe không đóng cửa khi chạy.

Theo một cán bộ Phòng CSGT đường bộ, hơn 2 năm qua xe buưt gây tai nạn chết người không dưới 10 vụ, còn va quệt với các phương tiện khác thì không tính xuể. Sau hơn 1 tháng thực hiện đề án xử phạt vi phạm giao thông qua hình ảnh, CSGT đã ghi hình được hàng chục trường hợp xe buưt vi phạm, chủ yếu là lỗi lưu thông vượt đèn đỏ và dừng đậu không đúng quy định và chỉ riêng tuyến xe buưt số 1 đã có gần 10 trường hợp xe buưt vi phạm bị ghi hình...

Theo Thanh Niên, có ư kiến cho rằng, tình trạng xe buưt lưu thông bất chấp luật lệ như hiện nay chủ yếu là do loại hình vận tải này quá được ưu ái. Để thu hút người dân đi xe buưt, ngoài việc đổ ra hàng nghìn tỷ đồng đầu tư phương tiện mới, hàng trăm tỷ khác để trợ giá bù lỗ mỗi năm; xe buưt còn được cho phép đi trong làn đường ưu tiên, dành riêng, thậm chí được lưu thông vào làn đường xe hai bánh khi có ùn tắc, đi ngược chiều và đi vào đường cấm ôtô...

Lợi dụng sự ưu ái này, nhiều tài xế xe buưt cho xe chạy luôn vào làn xe 2 bánh và xem đó như một đặc quyền. Một số tài xế lại biện bạch rằng bản thân họ không dại gì vi phạm nhưng vì cơ chế khoán doanh thu nên họ phải chạy cho kịp biểu đồ giờ, đảm bảo thu nhập...

Nhưng điều đáng nói là trước sự vi phạm luật trắng trợn của nhiều tài xế xe buưt, việc xử phạt của CSGT lại có phần thiếu kiên quyết. Tại nhiều giao lộ, khi đèn đỏ bật lên, xe buưt thoải mái tách ra khỏi làn xe ôtô để lưu thông vào làn đường xe 2 bánh và đậu trong đó chờ đèn xanh để chạy luôn một mạch trong làn xe 2 bánh, nhưng CSGT vẫn làm ngơ.

Thượng tá Võ Văn Vân, Phó trưởng phòng CSGT đường bộ, thừa nhận: "Nhiều khi xe buưt vi phạm, chúng tôi xử lư giam xe thì doanh nghiệp lên xin xe ra để chạy với lư do "thiếu xe, với lại tài xế vi phạm thì phạt tài xế chứ xe có tội tình gì" .

Ông Dương Hồng Thanh, Phó giám đốc Sở Giao thông công chính thành phố, cho biết: "Chúng tôi cũng bức xúc về tinh trạng tài xế xe buưt chạy ẩu. Doanh nghiệp xe buưt cho rằng, nếu không cho lưu thông vào làn đường xe 2 bánh khi có ùn tắc thì sẽ không đảm bảo được biểu đồ giờ, sản lượng khoán trên hơn 70 tuyến... Hiện có thực trạng là thiếu tài xế nên nhiều tài xế ỷ lại vì nơi này sa thải, sẽ có nơi khác nhận".



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 21, 2004.



Response to Luật lĂ¡i xe ở Việt Nam

"Giả sử chú Jube đá banh mà trọng tài là một thằng mù, th́ chú có tuân theo luật không?"

Anh ăn nói thiển cận quá vậy. Anh phải tính đến nếu trọng tài là người mù th́ sẽ không có luật lệ trên sân cỏ. Trận cầu sẽ tiêu cực, và người xem sẽ bỏ về. Sau khi người xem bỏ về rồi th́ BTC mới thấy tự nhiên sao mấy ngày hôm nay doanh thu của ḿnh ít quá đi. Truy măi rồi cũng ra là ông trọng tài mù. Sau khi thay ông trọng tài mù xong th́ trận cầu sẽ lại được khán giả yêu thích. Chả có ǵ phải lo.

"Đừng ăn hối lộ th́ mới bảo người dân không được đưa hối lộ."

Câu nói này cho thấy anh chẳng biết đếch ǵ v́ xă hội con người và cỗ máy kinh tế của một đất nước. Chưa bao giờ có một xă hội hay nền kinh tế nào mà cung lại không đi đôi với cầu. Hai lực này luôn làm việc với nhau để tự t́m vào thế cân bằng. Tôi cho anh một ví dụ:

Giả sử nước A là nước đang phát triển mạnh, rất nhiều nhà đầu tư đă đầu tư vào máy móc và xây dựng công xưởng. Tuy nhiên nhà nước v́ muốn kiểm soát lạm phát liền nâng lăi suất nhà băng vọt lên mức kỷ lục, khiến người tiêu dùng hám lợi bỏ hết tiền vào nhà băng, mà dân đầu tư th́ lại ngán ngẩm, v́ lăi suất cao quá không mượn tiền được. Vậy là về phương diện tiền cho vay, cung nhiều hơn cầu chứ ǵ?

Trường hợp này giống y chang giả thuyết của anh: 1) cung: có quá nhiều người muốn ĐƯA hối lộ, nhưng 2) cầu: các nhà chức trách, các anh CSGT th́ quá nghiêm minh và trong sáng, cho nên có quá ít người CẦN hối lộ. Cũng cung nhiều hơn cầu, phải chăng nạn hối lộ sẽ kết thúc???.

Trở lại ví dụ lăi suất nhà băng của tôi, SAVING > INVESTMENT. Tôi đă nói xă hội sẽ tự t́m đến giải pháp thích hợp nhất, TB hay cộng sản th́ cũng vậy thôi. Trong trường hợp này, chợ đen sẽ xuất hiện, và người vay và người cho vay sẽ tự t́m đến nhau mà không thông qua nhà băng, và họ tự định mức lăi suất. Kêt cục là lạm phát đă không được kiểm soát như ư muốn của chính phủ, v́ mức độ vay tiền vẫn xảy ra không giảm và với lăi suất hợp lư, chứ không phải với lăi suất do chính phủ đưa ra.

Bài học rút ra được bởi rất nhiều Kinh Tế gia được đóng gọn lại trong định lư Coase: sự tham gia của chính trị (chính phủ) vào kinh tế, ngoài chuyện đảm bảo cho AN NINH của nó, là hoàn toàn không cần thiết, nếu không muốn nói là nó làm chậm lại và rắc rối thêm hệ thống kinh tế của một đất nước.

---

Nói thêm về ư thức người Việt Nam. Ư thức của dân Việt Nam kém là v́ chất lượng cuộc sống kém, nói thẳng như vậy. TẤT CẢ các nước trên thế giới, Tư Bản hay XHCN, đều phải trải qua thời kỳ này, và nếu rất nhiều trong số họ sẽ bị mắc kẹt lại trong đói nghèo măi măi. Đó gọi là "a poverty trap." Một ví dụ điển h́nh là Băng-la-desh.

Một số nước, v́ muốn thoát khỏi "lỗ đen" đói nghèo, đă phải "bắt" (tôi muốn dùng từ "bắt" như các anh đây đă nói về chính phủ VN) toàn dân theo một chính sách KT nhất định. Một ví dụ là Singapore, khi nước này đă bắt người dân dành dụm nhiều hơn để tăng đầu tư, bắt người dân đi học bằng cách tăng benefit cho người có học, tăng workforce bằng cách tạo benefit cho nữ giới nếu họ đi làm, giảm thuế nhưng lại để cho lạm phát ung dung tự tại khiến lương bổng bết bát. Riêng chính phủ độc đảng của Singapore đă cố ép tốc độ của đầu tư để tăng GDP, dựa vào FDI để mang các công nghệ mới vào trong nước. Nhưng họ ép quá nhanh và chặt đến nỗi công nghệ trong nước không bắt kịp, khiến GDP th́ vụt lên nhưng productivity th́ vẫn tŕ trệ.

Nhưng họ không bị phê phán như chính phủ VN, tại sao? Bởi v́ những người phê phán về đường lối Kinh Tế (tôi không nói Chính Trị, chỉ Kinh Tế thôi) của VN đa phần là mấy anh chẳng hiểu ǵ về KT, chỉ thấy con ghẻ mà không thấy con vi-rút.

-- Jubinell (Jube@Jube.Jube), October 22, 2004.


Response to Luật lĂ¡i xe ở Việt Nam

Tốc độ xe chạy sẽ chỉ bằng tốc độ ... người đi bộ?

Kẹt xe tại quận Phú Nhuận, TP.HCM - Ảnh tư liệu TT - Với số lượng bình quân mỗi tháng tăng thêm 5.000 ôtô và 15.000 xe gắn máy, chỉ vài năm nữa khi số lượng xe gắn máy ở TP.HCM đạt khoảng 2,6 triệu chiếc thì tốc độ xe chạy bằng tốc độ ...người đi bộ !

Ngày 22-10, trong cuộc mạn đàm về “biện pháp hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân và vận động công nhân viên chức lao động đi xe buưt” với các cán bộ công đoàn các ngành, quận, huyện ở TP.HCM, ông Hà Văn Dũng - giám đốc Sở Giao thông công chánh TP - cho biết không thể thực hiện mãi biện pháp mở rộng đường vì cũng không đủ sức.

Biện pháp thực hiện phân luồng giao thông một chiều cũng không đơn giản. Còn giải pháp phát triển xe buưt cũng chưa ổn vì đến một thời điểm nào đó khi số lượng người đi lại tăng cao thì chỉ có metro mới đáp ứng nổi.

Tuy nhiên, dự án metro đòi hỏi kinh phí rất lớn như dự án xây dựng hai tuyến metro có tổng chiều dài gần 21km đã tốn gần 1 tỉ USD và mất nhiều năm mới xây dựng xong.

Có bảy tuyến xe buưt từ nội thành đến Củ Chi là tuyến có lượng khách đi lại nhiều nhất ở TP.HCM, bình quân mỗi phút có một chuyến xe buưt (ảnh chụp các tuyến xe trên đường Trường Chinh, Tân Bình) - Ảnh: Thanh Đạm Ông Trần Bình An - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động quận 6 - cho biết đã có qui định chỉ có cấp nào mới được đi ôtô, vậy mà chỉ riêng một doanh nghiệp nhà nước với ban giám đốc ba người sử dụng đến ba chiếc ôtô để đưa đón rất lãng phí dù nhà các vị này rất gần cơ quan.

Theo ông An, nếu tất cả các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước giảm sử dụng ôtô cũng sẽ làm giảm lượng xe, giảm ùn tắc giao thông.

Bên cạnh đó, thực hiện biện pháp di dời các trường đại học, các nhà máy ra ngoại thành cũng giảm 15-20% số lượng phương tiện giao thông trên đường.

Theo ông Mai Đức Chính - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ 500 nhà máy di dời ra ngoại thành mà còn thực hiện trầy trật thì giải pháp di dời tất cả các nhà máy tỏ ra khó khả thi.

Nhiều ư kiến bày tỏ sự đồng tình về biện pháp tập trung phát triển xe buưt vì đây là giải pháp trước mắt tốt nhất.

Tuy nhiên, đại diện Liên đoàn Lao động quận 3 và Bình Thạnh đã phê phán xe buưt vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đi lại của người lao động vì xe chạy không đúng giờ. Cụ thể như từ ngã tư Bình Phước về bến xe miền Đông xe gắn máy chạy 7 phút, trong khi xe buưt chạy 30 phút.

Xe buưt chạy theo biểu đồ quá chậm nên người lao động đến đơn vị làm việc trễ giờ làm nhiều người nản đi xe buưt.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa - Liên đoàn Lao động quận 3 - bày tỏ băn khoăn về hiện tượng gần đây xe buưt chạy ẩu tăng lên đã gây ra mấy vụ tai nạn làm chết người đi đường.

Về các biện pháp cấm đăng kư xe gắn máy trong nội thành như Hà Nội đã làm, nhiều ư kiến cho rằng TP.HCM không nên thực hiện vì không khả thi và còn bị xem là vi phạm quyền sở hữu tài sản của công dân mà hiến pháp cho phép.

Còn ngăn chặn xe biển số các tỉnh vào TP.HCM bằng cách tổ chức các bãi giữ xe ở các cửa ngõ TP và tổ chức xe buưt đưa vào TP.HCM sẽ làm nản lòng những người muốn đầu tư làm ăn ở TP.

Vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm nhất là tình trạng hầu hết các doanh nghiệp không tổ chức xe đưa rước công nhân với lư do là để giảm giá thành. Do phần lớn công nhân đều đi lại bằng phương tiện tự túc nên tình hình tai nạn giao thông làm chết nhiều công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất lại tăng lên.

Nhiều ư kiến đề nghị TP cần có qui định các doanh nghiệp có qui mô từ 1.000 công nhân trở lên phải tổ chức xe đưa rước, ít hơn thì hợp đồng với các đơn vị vận tải xe buưt tổ chức đưa rước công nhân, và Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ.

N.ẨN



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 22, 2004.


Response to Luật lĂ¡i xe ở Việt Nam

Bắn tốc độ trên "Đại lộ kinh hoàng" Chiếc xe 98K-3499 Vụ tai nạn thảm khốc hôm 26/9 tại Km 779 Quốc lộ 1A đoạn qua địa phận huyện Hải Lăng (Quảng Trị) làm chết 14 người, bị thương 48 người đã đưa số người chết và bị thương vì tai nạn giao thông trên đoạn đường chưa đầy 6 km này lên 76 người trong vòng 8 tháng qua.

Hậu quả ngày càng nghiêm trọng, số vụ ngày càng gia tăng đã làm cho đoạn đường này sống lại cái tên "Đại lộ kinh hoàng" mà hồi chiến tranh người ta đã từng gọi nó.

Từ trung tuần tháng 10, Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) tăng cường lực lượng cho Công an Quảng Trị và trong ngày đầu tiên "bắn" tốc độ đã cho thấy đoạn đường này có tỷ lệ ô tô vi phạm rất cao. Trong 71 xe vi phạm an toàn giao thông thì có đến 50 chiếc vi phạm về tốc độ. Có đoàn xe tải bốn chiếc đeo biển số đỏ, chở hàng nặng, thế mà vẫn phóng trên 90 km/giờ. Thậm chí chiếc xe mang biển số 78B-0719 của một đơn vị thuộc Cục Quản lư đường bộ Việt Nam đóng tại Phú Yên đã quên mình là cơ quan có chức trách đảm bảo an toàn giao thông trên Quốc lộ 1A đã chạy "mát trời" đến 126 km/giờ, gần gấp đôi tốc độ tối đa cho phép.

Chiếc xe 98K-3499 từ Bắc Giang vào TP Hồ Chí Minh và ngược lại, đến Quảng Trị đã bị ba lần xử lư, không còn giấy tờ vẫn "an toàn" đùa giỡn với tính mạng của hơn 50 hành khách Chúng tôi cũng đã chứng kiến tận mắt chiếc xe biển số 98K-3499 chở hơn 50 hành khách chạy tuyến Bắc Giang - TP Hồ Chí Minh vừa không đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật, vừa vi phạm tốc độ và khi CSGT yêu cầu kiểm tra giấy tờ thì lái xe không có bằng lái, xe không có giấy tờ xe, chủ xe chỉ trình ra một tập biên lai xử phạt! Theo số giấy tờ đó thì chiếc xe này khởi hành từ Bắc Giang và ngày 5.10 đã bị CSGT tỉnh Bắc Ninh xử phạt, thu giữ bằng lái. Vậy mà lái xe Nguyễn Văn Cương vẫn ung dung lái xe vào TP Hồ Chí Minh, đến 9/10 chạy trở ra thì bị CSGT tỉnh Quảng Nam xử phạt, thu giữ giấy đăng kư xe và sổ đăng kiểm. CSGT Quảng Trị chỉ còn biết xử phạt 750 ngàn đồng rồi cho đi. Không biết trên hành trình hơn 600 km ra Bắc Giang và đến ngày 15/10 (thời hạn xử lư) chiếc xe này còn bị phạt bao nhiêu lần và giấy tờ đâu cho CSGT giữ? Các CSGT Quảng Trị cho biết, họ có thể giữ xe lại, thế nhưng không biết để xe ở đâu khi cả tỉnh này không có một bãi giữ xe nào theo quy định của Chính phủ và hơn 50 hành khách đường xa sẽ ra sao nếu đẩy họ xuống đường? Và có nghĩa, chiếc xe khách không giấy tờ kia sẽ còn đùa giỡn với tính mạng của hơn năm chục con người trên đó. Mong đừng có sự cố gì để họ về đến nhà an toàn.

Khách quan mà nói, đoạn quốc lộ nói trên thuộc loại lư tưởng nhất trong hệ thống giao thông Việt Nam, bởi vừa mới được nâng cấp đạt chuẩn quốc tế, đường rộng, êm và thông thoáng, rất ít đường ngang, ít gặp khu dân cư và lưu lượng người, xe thô sơ cũng thưa hơn nhiều đoạn khác. Chính sự lư tưởng này là cơ hội để cánh lái xe thực hiện các cuộc đua tốc độ, chạy bù giờ cho đoạn qua thành phố Huế và thị xã Đông Hà.



-- baclieu 2002 (thomasph75@hotmail.com), October 23, 2004.


Response to Luật lĂ¡i xe ở Việt Nam

Cám ơn anh Bạc Liêu đă soạn tin,

(:

-- Jube (Jube@Jube.Jube), October 25, 2004.


Moderation questions? read the FAQ