Việt Nam và Hội Nghị ASEM 5 [ Ở 1 Góc Nh́n Khác ]greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Việt Nam và Hội Nghị ASEM 5 (LÊN MẠNG Thứ năm 7, Tháng Mười 2004)Lư Thái Hùng (VNN)
Hội nghị ASEM lần thứ 5, quy tụ 39 quốc gia thành viên của Châu Á và Châu Âu, sẽ nhóm họp tại Hà Nội trong ba ngày 8, 9 và 10 tháng 10 năm 2004. Có lẽ đây là một hội nghị quốc tế quan trọng nhất của Cộng sản Việt Nam kể từ khi họ mở cửa áp dụng chính sách đổi mới từ năm 1986. Khác với hội nghị cao cấp của ASEAN hay hội nghị những quốc gia nói tiếng Pháp, sự kiện Việt Nam không chỉ góp mặt trong tư thế của một thành viên mà c̣n đăng cai tổ chức ngay tại thủ đô của ḿnh, cho thấy là Hà Nội đă đạt được những thành công lớn trong quan hệ đối ngoại với thế giới bên ngoài. Đặc biệt trong hội nghị lần này, Cộng sản Việt Nam đă cố gắng vận động để cho khối các nước Âu Châu chấp nhận cho Miến Điện được cùng với Lào và Căm Bốt tham gia làm thành viên ASEM. Cuộc vận động này đă trải qua nhiều khó khăn v́ sự ngoan cố của chính quyền quân phiệt Miến đối với việc chấm dứt khống chế bà Aung San Suu Ki, nên Hà Nội đă phải cử Vơ Văn Kiệt sang chiêu dụ Miến Điện thỏa măn các áp lực của Âu Châu để giúp Hà Nội tổ chức suông sẻ Hội nghị. Ngoài ra, so với các Hội nghị ASEM trước đây, điểm đáng nói là lần này Hội nghị đă quy tụ 39 thành viên, gồm có 26 thành viên sáng lập và 13 thành viên mới tham gia lần này tại Hà Nội gồm 10 nước Đông Âu (Tiệp, Serbia, Estobia, Hungary, Latvia, Malta, Ba Lan, Slovakia, Slovenia) và ba thành viên ASEAN là Lào, Campuchia và Miến Điện.
Để chuẩn bị cho hội nghị này, ngay từ tháng 3 năm 2003, Cộng sản Việt Nam đă cho lập một Ủy ban quốc gia, giao cho Phó thủ tướng Vũ Khoan làm chủ tịch, để lo việc chuẩn bị trên các mặt vệ sinh, giao thông, đưa đón, thực phẩm, trong đó, vấn đề an ninh và an toàn cho các nguyên thủ quốc gia, đă là đề tài khiến cho Hà Nội lo âu nhất. Từ sự lo âu này, Hà Nội đă tập trung công an kiểm soát chặt chẽ 13 tỉnh thành phố phụ cận Hà Nội với sự ngăn chận không cho di chuyển một số trục lộ giao thông. Không những thế, từ tháng Tư năm 2004, Hà Nội đă tung công an kiểm soát các cửa sân bay để theo dơi kể cả bắt cóc một số người Việt Nam trở về từ các quốc gia Hoa Kỳ, Nhật, Úc và Âu Châu để tra hỏi về những nỗ lực đấu tranh của các đảng phái cách mạng Việt Nam. Sự kiểm soát khá cẩn mật về mặt an ninh, được Hà Nội giải thích là để chống lại khủng bố, nhưng trong thực tế th́ Cộng sản Việt Nam không lo sợ khủng bố bằng những bất ổn xảy ra do những đấu đá trong nội bộ bùng nổ vào lúc này. Nếu vụ tổ chức ASEM mang lại thành quả đối ngoại cho Hà Nội th́ cũng chính Hội Nghị này đang làm cho Cộng sản Việt Nam lo âu về những xung đột ngấm ngầm trong nội bộ về vụ Tổng Cục II trực thuộc Bộ quốc pḥng, nên đă t́m mọi cách dấu nhẹm để trấn an nội bộ hầu dồn sức cho Hội nghị ASEM.
Chính những lo âu này mà trên bề nổi, Hà Nội cố tạo ra dáng vẻ vui đón một hội nghị quốc tế lớn trong khi bên trong th́ t́m mọi cách ngăn chận những ǵ mà chế độ cảm thấy bất an và khó nuốt. Từ tháng 3 năm 2004, Hà Nội đă cho tổ chức các hoạt động bên lề hội nghị trên nhiều lănh vực khác nhau, ví dụ Diễn đàn doanh nghiệp Âu - Á lần thứ 9, Đối thoại thanh niên ASEM lần thứ ba, Hội nghị đối tác nghị viên Á - Âu lần thứ ba, Hội chợ triển lăm thương mại, liên hoan phim Á - Âu, Diễn đàn nhân dân Á - Âu, Hội thảo Á - Âu về đa dạng văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trong các diễn đàn Hội nghị này, Cộng sản Việt Nam đă cố t́nh loại bỏ những tổ chức phi chính phủ đă từng lên tiếng chống Hà Nội đàn áp nhân quyền. Đặc biệt là trong Diễn đàn nhân dân Á - Âu dưới chủ đề Hành động nhân dân v́ an ninh con người ở Châu Á và Châu Âu quy tụ 500 đại biểu đến từ 26 quốc gia thành viên mà đa số là những tổ chức phi chính phủ. Diễn đàn này có ba đề tài thảo luận chính là: 1/Hoà b́nh và an ninh; 2/An ninh kinh tế và xă hội; 3/Dân chủ hóa quyền của nhân dân với 29 bài tham luận khác nhau, đă làm cho Hà Nội lúng túng trong việc điều hành hội thảo. Lư do là các bài phát biểu đă công kích mạnh mẽ sự độc tài và cho rằng độc tài đảng trị là đối nghịch với văn minh phát triển. Sự ḥa nhập giữa nhân dân của hai lục địa của Âu và Á chỉ có thể đặt trên nền tảng dân chủ và b́nh đẳng chính trị.
Để ngăn chận sự quảng bá của Diễn Đàn này, Hà Nội đă cấm không cho 10 nhà báo Đông Nam Á đến dự diễn đàn, khiến cho giới truyền thông trong khối ASEAN chống đối dữ dội. Tờ Nation của Thái Lan đă viết bài quan điểm chỉ trích hành động này của Hà Nội và đă viết rằng: 'Việt Nam cần học cách giải quyết hiện thực của thế giới ngày nay. Trong những năm qua, đảng Cộng sản Việt Nam đă hưởng lợi rất nhiều từ giọng tường thuật đầy thiện cảm của báo chí quốc tế, nhưng từ quan điểm của một nhà báo th́ tin cả tích cực lẫn tiêu cực về nước Việt Nam ngày nay phải được đưa vào bài để chính độc giả có quyền đánh giá'. Không chỉ nhà báo, những người hoạt động nhân quyền ở Campuchia và nhiều nhà hoạt động trong một số tổ chức phi chính phủ Tây phương đă không được Hà Nội cấp giấy nhập cảnh để vào tham dự hội nghị, hoặc bị giữ ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất nhiều giờ và bị trục xuất ra khỏi Việt Nam. Các đại biểu Miến Điện đă vào được Việt Nam và đến được Diễn Đàn nhưng bị Hà Nội cấm không cho họ trao các tài liệu nói về bà Aung San Suu Ky. Qua sự kiện nói trên, báo Nation đă kết luận rẳng: 'Trong thời đại toàn cầu hóa, không nước nào có thể ngăn cản được luồng thông tin tự do đến với dân chúng nước họ. Trong môi trường như vậy, điều tốt hơn là cho phép nhà báo viết về bất cứ đề tài nào họ chọn với điều kiện là Việt Nam có cơ hội để giải thích và làm rơ vấn đề'.
Sự phê phán của tờ Nation qua Diễn Đàn Nhân Dân Á - Âu mà Hà Nội tổ chức hôm mồng 8 tháng 9, một tháng trước khi Hội nghị ASEM nhóm họp cho chúng ta thấy rằng:
1/ Mặc dù Hà Nội đă tham gia các diễn đàn quốc tế, học hỏi những lối đối xử văn minh và công khai của thế giới nhưng dường như họ đă không tiêu hóa được nên luôn luôn hành xử ngược đời và t́m mọi cách che dấu những vấn đề liên quan đến sự cấm kỵ của chế độ là tự do, dân chủ và nhân quyền.
2/ Những thành quả ngoại giao của Hà Nội thông qua các Hội nghị quốc tế không đồng nghĩa với khả năng đổi mới hay thay đổi tốt hơn của Hà Nội. Khi một chế độ rơi vào cảnh cuối mùa, thường dùng những hào nhoáng của các hội nghị quốc tế để che đậy t́nh trạng ruỗng nát bên trong. Do đó mà những phản ứng của Hà Nội qua sự chỉ trích của tờ Nation tại Bangkok trong việc tổ chức hội nghị ASEM là một cố gắng tỏa sáng lần cuối của một ngọn đèn sắp tắt.
Tóm lại, thông thường trong những chế độ độc tài, khi bị khó khăn nội bộ họ thường tạo ra những hào nhoáng bên ngoài để khỏa lấp, hay dựng ra những kẻ thù giả tạo ở bên ngoài để khống chế những xu hướng đối nghịch bên trong. Do đó, những phô diễn của Hà Nội về Hội nghị ASEM trong thời buổi hiện nay, cũng không ngoài mục tiêu che dấu những khó khăn nội bộ, qua vụ xung đột ngày một gay gắt giữa các phe nhóm về vụ án Tổng Cục II. Chỉ tiếc là tài nguyên của quốc gia đă bị Hà Nội phung phí vào một chỗ không cần thiết trong lúc đất nước đang khánh tận như hiện nay.
Lư Thái Hùng Oct 6 2004.
-- (Việt_Nhân@Filsons.com), October 10, 2004
Xin Anh VAS Delete 2 thread cuoi dum cam on
-- Ho chi Minh Dam TAC (vietnamcongsans nuoi Heo nhieu qua'' @yahoo.com), October 10, 2004.
CONG SAN MAT DAY. CONG RAN CAN GA NHA, CHUNG BAY SE BI THAT BAI THOI KHONG BAO GIO NGOC DAU LEN DUOC DAU. DAT NUOC CUA NHAN DAN CHU KHONG PHAI CUA BON CHUNG BAY MOT NGAY NAO DO CAI LANG BA DINH NGUOI TA DEM HO CHI MINH QUANG XUONG CAU TIEU DAY. HAHAHAHA... HOA KY MUON NAM ! MAI MAI DE DAU COI CO BON CONG SAN NGU DOT.
-- CONG SAN MAT DAY (CONGSANVNBAMDITMY@YAHOO.COM), October 10, 2004.