Khoa học gia tham tiền ?! Ra ǵ, Đảng tham tiền mới là ...đáng nói !greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Cái việc nhà anh 'khoa học gia' Lê Công Nghiệp này tham tiền th́ chả đáng ǵ phải lên báo chí. Anh ta nghèo nuôi vợ và hai con c̣n không nổi thế th́ nói ǵ đến cái danh giá hăo là khoa học gia. Khoa học gia ǵ mà cái bao tử lép kẹp. Thế mới biết nhà nước ta ưu tư về việc xoá đói giảm nghèo và biết xử dụng những đầu óc khoa học tiến bộ tại VN đến cỡ nào.Riêng cái căn bệnh tham tiền, hết thuốc hcữa của đảng và nhà nước ta th́ chẳng có ngoe nào dám nói đụng đến hoặc xỉ vả vào mặt. Thằng nhà báo nào rờ vào th́ cứ gọi là 'sống ăn sắn mà về !!!'
-----------------------------------------------------
Nhà khoa học " tham"... tiền "T́nh báo phần mềm" Lê Công Nghiệp. Năm 2003, Ban Tổ chức cuộc thi "Trí tuệ Việt Nam 2003" đă nhận được một hồ sơ dự thi của một thí sinh đặc biệt - anh Lê Công Nghiệp. Đặc biệt v́ anh đă quá tuổi dự thi (34 tuổi) nhưng vẫn mong muốn được tham gia để có thể có được những đánh giá của Ban Giám khảo cuộc thi. Anh Nghiệp không phải được đào tạo bài bản về lập tŕnh. Kiến thức của anh chủ yếu nhờ sự tự học. Sản phẩm "Hạch toán bàn cắt" của anh Nghiệp tuy không được xét giải v́ anh không nằm ở tuổi dự thi nhưng đă được Ban Giám khảo đánh giá cao. Xin giới thiệu bài viết về anh Lê Công Nghiệp trên VietnamNet.
Tôi t́m viết về những người xả thân cho nghiệp nghiên cứu, không mảy may nghĩ đến tiền bạc. Nhất thiết phải là những cái tên mà phía trước có 3 - 4 con chữ viết tắt chở chức danh, học vị. Vậy mà gặp anh, anh nói: "Tôi viết phần mềm để có nhiều tiền, để đổi đời!".
Hỏi học vị th́ chỉ giơ ra hai cái bằng cử nhân thuần kinh tế: Quản trị kinh doanh, Tài chính kế toán. Ngày xưa, khi c̣n ở quê B́nh Định, học hành cũng ú ớ lắm. Cô giáo bảo, học thuộc khái niệm, định nghĩa, công thức th́ cứ nghĩ đâu đâu. Phần v́ mảng chơi, phần phải giúp mẹ kiếm tiền. Kẹt thời gian, nên giải toán cứ nghĩ giải cho nhanh, cách nào cũng được, miễn sao ra kết quả.
Bụng lép kẹp, chứa phần mềm Giữa danh sách tập thể, cá nhân đoạt giải trong Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật TP.HCM 2003, lọt thỏm cái tên Lê Công Nghiệp. Phía trước cái tên chỏng chơ hai chữ CN (cử nhân). Anh giành giải ba với phần mềm “Hạch toán bàn cắt” cho ngành may Việt Nam có tên Garment SD 4.0. Bàn cắt là sơ đồ xác nhận thông số cho cả một lô hàng gồm số size (cỡ), số màu vải, lượng nguyên liệu… Có chút tự hào nho nhỏ là đa số giải cao trong Hội thi thuộc về các PGS, TS, các tổ chức, cá nhân được “rót” hàng trăm triệu đồng. C̣n nhớ hôm thuyết tŕnh đề tài, người nào cũng tay xách nách mang máy tính, máy chiếu sáng choang. Chỉ ḿnh Nghiệp lụi cụi, bụng lép kẹp, mang cái đĩa chứa phần mềm dự thi, nhờ máy ban tổ chức để thuyết tŕnh. Không nghĩ ḿnh đỗ… Mà ngoài giải này ra, cũng với phần mềm trên, anh c̣n giành giải thưởng sáng tạo khoa học thanh niên toàn quốc 2004.
Từ năm 1998, làm trong pḥng tài chính của Công ty May Nhà Bè, Lê Công Nghiệp như một gă t́nh báo phần mềm đột nhập ngành may. Ngày mới đến, anh cứ đắm mắt vào mấy nhân viên cặm cụi ghi chép số liệu từ đơn đặt hàng, h́ hụi tính toán, thỉnh thoảng lại cáu bẳn v́ sai sót. Một năm trời sâu sát, anh nhận ra nghiệp vụ “hạch toán bàn cắt” bằng tay phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới thật lạc hậu, mang nhiều hạn chế: Tốn nhiều thời gian tác nghiệp lô hàng, ảnh hưởng đến công tác của nhân viên thống kê cắt. Đôi khi hạch toán lớp cắt không chính xác v́ một lô có quá nhiều lớp cắt, làm thiếu hụt vải so với định mức. Không xác định được phương án sơ đồ hợp lư, làm tốn thời gian trải vải, đôi khi gây lăng phí. Rất khó khăn và tốn nhiều thời gian với các lô hàng nhiều size, nhiều màu và loại vải. Không lưu trữ được một cách khoa học các dữ liệu, tốn nhiều thời gian để kiểm tra xử lư. Việc tính các số liệu tiêu hao và tiết kiệm vải so với định mức thường rất chậm, nên ảnh hưởng đến dự trù, quyết toán. Nhiều nước đă tập trung nghiên cứu cải tiến nhưng chưa khắc phục triệt để.
Bản năng phần mềm khiến anh lao vào mày ṃ nghiên cứu. Xin nghỉ hẳn việc Công ty. Có người can: "Bao người chịu bó tay rồi, ông đừng ti toe!". Anh kệ. Trong một năm, phần mềm hạch toán bàn cắt bằng tay đă định h́nh. Nhưng anh phải mất năm năm để hoàn thiện. “Sáu năm trời, ai chả chán ngấy cái thằng chồng ôm máy vi tính nhiều hơn ôm vợ!” - anh nửa đùa nửa thật. Vợ phải ở nhà trông hai con sinh đôi. Chồng cả ngày ngồi lạch cạch bàn phím, ngốn thuốc lá, nghĩ toàn cái không ra tiền. Đến cái máy vi tính cũng què quặt. Mới đây, nhận tiền giải thưởng, anh nhanh tay tậu máy in, ổ CD vá víu thành cái máy năm cha bảy mẹ. Anh phải lần hồi vay mượn. Thỉnh thoảng bán phứa những bản phần mềm đầu tiên như bác nông dân dằn ḷng bán thóc non. Cắt chỗ nọ, lấp chỗ kia, rồi cũng sống qua ngày, chưa để ai t́m tận nhà đ̣i nợ.
-- Long Quan (but_chang_ta@yahoo.com), August 16, 2004