Cuộc di tản kinh hoàn và Chuyến vượt biên hăi hùng của một gia đ́nh với mười người congreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
”Cuộc di tản kinh hoàn và Chuyến vượt biên hăi hùng của một gia đ́nh với mười người con”
LỜI TÁC GIẢ:
Thân trai, sinh ra đă gặp vận nước trong cảnh: Đô hộ, nghèo đói, chiến tranh, tương tàn trên khắp đất nước hàng nửa thế kỷ. Cảnh chia cắt đất nước.
Cuối cùng là làn sóng đỏ tràn ngập. Việt Nam mến yêu bị nhuộm đỏ ! Hàng triệu người thề không đội trời chung với chế độ cộng sản nên đă ùn ùn bỏ nước ra đi t́m TỰ DO trong cơn cùng khổ hăi hùng, chết chóc đầy kinh hoàng…
Tôi trở nên nhà văn bất đắc dĩ, đă ghi lại được nhiều sự kiện sống thực nhất, kinh hoàng sợ hăi nhất. Chính mắt thấy tai nghe được trong thời gian trên ba thập niên từ 1945 đến 1975 để viết thành quyển sách tên là : “CHÚNG TÔI ĐI T̀M TỰ DO”
Nguyễn Đức Quỳnh
1- Cuộc di tản hăi hùng
Ngày 29-3-75, ngày cuối cùng bị Việt Cộng đánh chiếm…Đà Nẵng đang trong cơn hấp hối !! Đường bay bị tê liệt và kẹt cứng trong làn sóng người di tản. Những loạt súng tay và đạn pháo của địch nổ liên hồi. Trong bước đường cùng vợ chồng tôi quyết định sống chết cũng phải đưa 10 đứa con ra biển để t́m đường vượt thoát. Thật tội nghiệp cho vợ tôi mới sanh đứa con trai út chưa đầy một tháng; đứa lớn cơng đứa nhỏ, ai nấy tay xách nách mang trong lo âu sợ hăi dưới những loạt đạn pháo kích liên tục. Rồi gia đ́nh tôi cũng ra được băi biển Tiên Sa gần cửa biển Đà Nẵng, nơi tập trung nhiều ngàn người trong cảnh chen lấn chém giết lẫn nhau! Làm sao đưa được bầy con nhỏ dại lên tầu ở ngoài khơi xa kia? Không lẽ cả gia đ́nh ḿnh phải bỏ mạng nơi băi biển cuối cùng này, đầy máu và nước mắt! Xác người chết và bị thương nằm la liệt ngổn ngang. Sau một ngày đêm kinh hoàng và đói khát, bỗng chúng tôi nh́n thấy một chiếc xà lan khổng lồ được kéo đến…Gia đ́nh tôi thật vất vả và khó khăn lắm mới lên được xà lan, người chật như nêm cối. Trong lúc tranh nhau mạnh ai lấy sống, có nhiều người rơi xuống biển nhưng không được ai cứu vớt. Sau đó một chiếc tàu nhỏ của Hải Quân VNCH. vội vă kéo xà lan đi về hướng Nha Trang. Trời nóng như thiêu đốt, hơi người nồng nặc ai nấy đều mệt lả v́ đói khát. Chiếc tầu cứ ́ ạch kéo mà không màng để ư đến số mạng của những người trên xà lan. Tàu cứ đi không biết là mấy ngày đêm. Nhiều người bị xỉu rồi chết nằm la liệt. Khi đến Nha Trang, số người sống sót c̣n chừng một nửa! May mắn thay gia đ́nh tôi c̣n đầy đủ nhưng ba đứa con đang hấp hối trong pḥng cấp cứu. Chỉ được một ngày đêm ở lại Nha Trang để mọi người lấy lại chút sức tàn ( tịnh dưỡng), gia đ́nh tôi lại hốt hoảng và vội vă theo đoàn người di tản chạy vào Cam Ranh trong t́nh huống hết sức rối loạn. Bao vất vả, bao nhiêu là mồ hôi nước mắt đổ ra, vợ chồng tôi mới đưa được bầy con 10 đứa đến Cam Ranh an toàn. Được tạm trú và trợ cấp lương thực tại một trường tiểu học cùng với số đông người di tản. Chỉ thời gian ngắn th́ Cam Ranh cũng trở nên hỗn loạn; cảnh cướp bóc và chém giết xảy ra như com bữa. Ai nấy cứ ùn ùn chạy về hướng Nam trên Quốc lộ 1. Ôi thôi đủ loại người, loại binh chủng, quân xa… Cứ dồn dập chen lấn như ḍng nước chảy. Thỉnh thoảng, một vài loạt pháo kích và những tiếng súng máy từ xa vang rền, trong lúc đoàn người cứ tiếp tục chen lấn, giành giựt lương thực, tranh lấy sống không c̣n chút nhân tính! Các gia đ́nh quân nhân, công chức như chúng tôi rất kinh sợ, hoang mang, sợ rủi sa vào tay việt cộng! Nhiều đoàn xe cộ dọc đường bị kẹt cứng. Chúng tôi bỏ xe, chạy theo đoàn người đi bộ và bằng mọi cách, mọi giá phải tiến về Phan Rang. Đoàn người tiếp tục đi không kể ngày đêm. Khi đến Ba Ng̣i th́ nhiều chiếc cầu bị đánh sập. Đoàn người di tản lại bị gián đoạn, tràn ngập, hỗn loạn ở đây. Một số người vượt sông tiếp tục đi. Gia đ́nh tôi theo đoàn người đổ về cửa biển Ba Ng̣i với hy vọng mong manh được tầu đón. Suốt mấy ngày chờ đợi, đói rét, cơ hàn, hoang mang khổ cực… mà chẳng thấy con tầu nào lai văng. Cảnh hỗn loạn, tranh giành, bắn giết lẫn nhau thật kinh hồn ngày một tăng ở vùng Đá Bạc Ba Ng̣i. Vợ chồng tôi không c̣n cách nào, đành đưa bầy con trở lại Cam Ranh. Suốt mấy đêm ở đây, không ai có thể nhắm mắt được v́ quá sợ hăi, lo âu ngày mai, việt cộng sẽ tràn ngập Cam Ranh. Tiếng loa và tiếng súng mỗi lúc một nghe gần. Dân làng và mọi người đă bỏ đi gần hết. Chúng tôi quyết đinh liều mạng đem bầy con ra đi trong đêm khuya, mưa tầm tả, mà không biết đi về đâu! Chúng tôi luôn cổ vơ và an ủi bầy con nhất là mấy đứa lớn tuổi nên ra sức giúp bầy em và Cha Mẹ. Đến 2 giờ sáng, chúng tôi ra khu phố Cam Ranh. Cảnh vật im ĺm, vắng tanh. Đây đó, một vài thân người nằm bất động; nơi vài góc kín có tiếng khóc than, rên rỉ. Xe cộ, lương thực ngổn ngang đầy đường. Ôi, cái cảnh Địa Ngục Trần Gian ngày nay tôi mới thấy tận mắt. Chúng tôi tiếp tục đi, ngang qua một căn nhà có đớm lửa sáng, tôi đến xin tá túc và hỏi đường đi. Gặp gia đ́nh lương thiện sống ở đây lâu đời nên không muốn bỏ đi, họ vui vẻ nhưng ái ngại, họ tiếp đón gia đ́nh chúng tôi một cách thương xót; khi biết gia đ́nh chúng tôi di tản từ Đà Nẵng vào đây trong lúc cùng đường. Sau khi họ cho đồ ăn lương thực và một số mũ nón và quần áo… họ chỉ đường cho chúng tôi ra bờ sông Bến cá Cam Ranh, nơi đây có nhiều ghe chài, hi vọng sẽ thuê được ghe để họ chở ra cửa biển, ở đó đă có nhiều tầu lớn chờ đón người di tản.
Chúng tôi t́m đường ra được bờ sông gần Bến Cá th́ đă có một số người thuê ghe chờ sẵn ở đây rồi. Chúng tôi cùng họp bọn là đủ số người để ghe đi. Khốn đỗi, chúng tôi không đủ số tiền để trả cho 12 người, kể cả việc chúng tôi đồng ư nộp hết nữ trang, đồng hồ và các thứ.Vợ chồng tôi phải van xin: hăy thương sót cho bầy trẻ nhỏ này. Chủ ghe động ḷng thương và thông cảm cùng hoàn cảnh nên bằng ḷng cho cả gia đ́nh đi.
Ghe nhổ leo th́ Trời vừa rạng đông, mưa gió cứ tiếp tục mỗi lúc một tăng, phải mất hơn một tiếng đồng hồ ghe mới ra tới của biển. Những con tầu buôn lớn đă hiện ra trước mặt. Từ mọi ngă, từng đoàn ghe đổ ra và cập vào tầu lớn, có bang lưới sẵn để mọi người bám vào leo lên, tầu quá cao mà con chúng tôi phần lớn c̣n nhỏ, mệt lả, sóng to gió lớn, không cách nào leo lên được, vợ chồng tôi cùng đứa con lớn phải ra sức cơng từng đứa ôm trong bụng mà leo lên tầu, đứa nhỏ nhất được bỏ vào cái xách tay cho mấy em Hướng đạo kéo lên. Khi mọi người đă leo được lên tầu an toàn th́ tôi bị ngất xỉu ngay trên sàn tầu v́ quá mệt và đói lạnh, nhưng được cấp cứu ngay.
Sau khi tầu vớt đầy người th́ nhổ neo và đưa đoàn người vào Vũng Tàu để tạm cư, nhưng ở đây đă đông nghẹt người không c̣n chỗ chứa và tầu được lệnh ra đảo Phú Quốc. Trên đường đi, ngoài sự việc trên tầu bị hỗn loạn như: cướp bóc, hăm hiếp và giành lương thực…C̣n số rất đông thiếu sức khỏe, bệnh tật, đau ốm, lan tràn khắp tầu nhất là cảm sốt, đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt…Thuốc men cho thủy thủ trên tầu cũng không đủ. Bác Sĩ, Y tá không có. Làm sao cứu chữa người di tản, đau ốm kêu khóc nằm la liệt.
Một buổi sáng sớm, có tiếng loa phóng thanh trên pḥng lái của Ban Chỉ Huy con tàu, kêu gọi khẩn cấp: Trong số người di tản, ai là Bác Sĩ, Y tá, hăy v́ ḷng nhân đạo, đến ngay pḥng cấp cứu để phụ giúp chữa trị một số bệnh nhân trầm trọng, đang trong cơn hấp hối ! Loa kêu gọi ra rả từ sáng đến chiều và vẫn tiếp tục kêu gọi một cách tha thiết. Tôi đă để ư tiếng loa đầu tiên kêu gọi, và tự hỏi ḷng ḿnh có đủ khả năng giúp đỡ đồng bào trong cơn hoạn nạn, thập tử nhất sinh không ? V́ khả năng của tôi chỉ là một Y tá với 3 tháng học CC.1 Quân Y tại Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng trong một dịp học sinh nghỉ hè 3 tháng; nhờ dịp nầy,Trưởng Pḥng mới chấp thuận cho tôi đi học. Sau khi tốt nghiệp CC.1 Quân Y rồi, tôi thấy yêu thích nghề thầy thuốc quá đi thôi, nên trong mọi ḥan cảnh ngoài giờ dạy học tôi t́m kiếm tài liệu và bạn bè học hỏi không ngừng, và nhất là những buổi thực tập đa khoa tại Tổng Y Viện Duy Tân, tôi đều t́m cách xin tham dự, không bỏ sót buổi nào. Nuôi hy vọng sau nầy tôi sẽ thành Thầy thuốc giỏi trước để giúp đời và sau thiết thực giúp cho gia đ́nh tôi quá đông con. Rồi sau 20 năm trong quân ngũ, khi măn lính, ḿnh sẽ làm ǵ để nuôi sống đàn con đây? Năm sau, tôi ngỏ ư xin Trưởng Pḥng xin được đi học tiếp bằng CC.2 Quân Y tại Tổng Y Viện Cộng Ḥa Saigon để dự thi tự do cùng hàng trăm thí sinh đă may mắn hơn tôi, được ăn học và thực tập nhiều tháng tại trường. Riêng tôi, th́ vẫn vững ḷng tin và cầu xin ơn trên phù hộ, tôi sẽ đậu đạt như bao thí sinh khác. Khi công bố kết quả, tôi đă đậu bằng CC.2 Quân Y với diện Trung B́nh. C̣n ǵ sung sướng và phấn khởi bằng, nên tôi quyết chí học hỏi thêm về ngành nầy.
Trong suốt thời gian từ 1970 đến 1975, tôi có mở pḥng Y tá chích thuốc và chữa bệnh tại tư gia ngoài giờ công vụ. Trong thời gian nầy, tôi đă t́m hiểu, học hỏi, nghiên cứu và rút tỉa được nhiều kinh nghiệm trong nghề thầy thuốc nên tôi đă trở thành Thầy Thuốc, chữa bệnh mát tay, được nhiều bà con mến mộ và trọng dụng. Công việc làm ăn của tôi đang phát triển mạnh th́ biến cố 29-3-75 Việt Cộng chiếm đánh Đà Nẵng nên gia đ́nh tôi phải bỏ hết mọi sự kể cả nợ tiền thuốc của mấy chục bệnh nhân c̣n thiếu. Hai vợ chồng phải cưu mang 10 đứa con trong cơn hoảng hốt, kinh hoàng trong cuộc di tản vào Nha Trang, Cam Ranh, cuối cùng đến đảo Phú Quốc. Thế mà tôi luôn luôn cố gắng hết sức để mang theo túi thuốc và dụng cụ y tá, cho tới khi vào được trại tỵ nạn Kotabaru Mă Lai th́ bị tịch thu.
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), August 08, 2004
Trở lại sự kiện nguy khốn ngày hôm đó trên tầu: Tiếng loa phóng thanh trên tầu vẫn kêu gọi và báo tin chi tiết hơn: Một người đàn bà đang mang thai, máu ra nhiều, đang trong cơn hấp hối…Ai có thể giúp đỡ xin đến pḥng cấp cứu gấp…Tôi nghĩ, gần 5 giờ chiều rồi, loa vẫn c̣n kêu gọi khẩn cấp, như vậy là không có ai t́nh nguyện cả. Vội vàng tôi xách túi thuốc và ống nghe đến pḥng cấp cứu th́ thấy một người đàn bà trung niên nằm bất tỉnh, mặt tái mét, c̣n hoi hóp thở, phần dưới máu ra đầm đ́a ướt hết nửa người, ư chừng đă lâu nên máu bầm tím và có chỗ đă khộ. Thân nhân, bạn bè không có một ai! Tôi nghĩ, người nầy cũng là vợ một quân nhân bị lạc chồng con, trong lúc di tản. Lúc bấy giờ, nơi đó chỉ có mấy người Tây và một người VN. t́nh nghuyện làm thông dịch. Họ cho tôi biết người bệnh được đưa đến đây từ sáng sớm, có lẽ bị sẩy thai. Nếu được, xin ông giúp đỡ.
Hoàn cảnh bất đắc dĩ, dù sao cũng phải ra sức cấp cứu người trong hoàn cảnh nầy. Tôi cho thay hết quần áo ướt đẫm máu, lấy mền và khăn ủ ấm, làm sạch sẽ âm đạo, khám cửa ḿnh và thai nhi.Tôi biết ngay Bà nầy bị sẩy thai đă lâu, thai lớn chừng vài ba tháng, thai đă chết mềm, hơi śnh lên rồi. Nếu không lấy được thai ra ngay th́ nguy ngập tính mạng người mẹ. May quá, trên tầu c̣n được mấy b́nh nước biển, tôi liền ḥa một ống thuốc khỏe vào và truyền cho bà, đồng thời tôi nhờ hai người Tây giúp nâng và giữ hai chân để việc lấy thai nhi ra được dễ dàng hơn. Việc lấy cái thai khá lớn ra sao khó quá: Thiếu mọi dụng cụ, hoàn toàn nhờ vào mấy đầu ngón tay của tôi. Cửa ḿnh th́ nhỏ, không cách nào lấy thai nhi ra được. Làm sao đây ? Mà mọi sự quyết định lúc nầy là do một ḿnh tôi cả. Tôi chỉ c̣n biết cầu nguyện ơn Trên phù hộ để tôi nghĩ được cách giúp nạn nhân nầy. Thật như một phép lạ. Tự nhiên tôi nói: Tôi có cách rồi! Tôi nghĩ ra chỉ có cách cắt cửa ḿnh mở rộng thêm để đưa thai ra là thượng sách. Tôi dùng mũi dao mổ sẵn có mà không có cán cầm để mở thêm cửa ḿnh ra, may thay lưỡi dao đi rất ngọt, nhưng cũng đủ đau để bà oằn người rên một tiếng! Tôi mừng thầm v́ biết bà đă tỉnh hơn nhờ có b́nh nước biển. Tôi yên tâm và từ từ dùng hai đầu ngón tay đưa vào tận trong sâu kéo thai ra qua đường âm đạo; Đầu thai lớn quá lại kẹt tại cửa ḿnh, tôi lại phải dùng cả hai tay và các đầu ngón tay kẹp đầu thai nhi để lôi mạnh ra, phần người mẹ th́ lúc nầy không c̣n sức để rặn nữa. Rốt cuộc, tôi đă đem thai nhi ra ngoài và cửa ḿnh của nạn nhân lại rách thêm nơi vết cắt. Máu tươi lẫn máu bầm trào ra ướt đẫm giường. Thai nhi đă chết từ lâu, tím bầm và chương lên. Sau khi lấy hết nhau và máu bầm ra, tôi may lại vết cắt ở cửa ḿnh cho bà và băng bó thật kỹ; thay hết đồ ướt và dùng mền ủ ấm. Sau cùng, tôi đo lại nhiệt độ và nhịp mạch th́ thấy rất khả quan. Tôi vô cùng phấn khởi và quá đỗi vui mừng, hy vọng sẽ cứu được người đàn bà nầy.
Nh́n ra ngoài, trời đă tối từ lâu, bây giờ không biết là mấy giờ; đáng lẽ tôi phải vội vă trở về tổ của tôi v́ bầy chim non đang ríu rít mong chờ, nhưng v́ lương tâm và trách nhiệm người thầy thuốc tôi phải ở lại để theo dơi nạn nhân. Khi vừa hết b́nh nước biển th́ tôi tháo dây truyền, kiểm tra lại sức khỏe cho bà lần chót trước khi ra về. Vui mừng xiết bao, lúc nầy bà đă tỉnh hơn nhiều, bà mở mắt nh́n tôi, miệng mấp máy mà không nói ra lời, miệng khô và cử động khó khăn. Tôi biết bà khô cổ và khát nước, tôi liền lấy nước biển c̣n thừa trong chai bơm vào miệng cho bà; miệng bà cử động như muốn nói. Chúng tôi hỏi ǵ bà chỉ gật và lắc đầu. Tôi đoán được bà đă đói khát nhiều ngày rồi nên kiệt sức. Trước khi ra về, tôi trấn an bà: Cứ an tâm nằm nghỉ v́ thời kỳ nguy hiểm đă qua, sức khỏe của bà tôi mong rằng sẽ phục hồi sớm, sáng mai tôi sẽ trở lại thăm bà. Sau cùng, tôi nói với mấy ông Tây (có lẽ người Ư) qua thông ngôn: Phải cho bà ăn súp hoặc nước cháo khoai tây nấu với cà-rốt, đổ vào miệng cho bà. Rồi tôi thanh thản ra về ḷng tràn đầy hạnh phúc. Đêm đó, tôi mong cho trời chóng sáng để sáng mai đến thăm bà ra sao!
Hôm sau, trời mới tảng sáng th́ tiếng loa phóng thanh vang lên báo cho mọi người biết để sửa soạn đổ bộ xuống đất. Tầu đă cặp bến, ôi thôi! Lúc nầy là một cảnh hỗn độn, ai nấy đều ồn ào gọi nhau ầm ỉ… Tôi mải lo cho gia đ́nh và đàn con trong cảnh chen lấn và xô đẩy để rời tầu đổ bộ xuống đảo Phú Quốc. Tôi lúc nầy trong ḷng như lửa đốt và lo làm cách nào để trở lại thăm bệnh nhân của tôi đây? Bà ta đă tỉnh chưa, sống hay chết ? Người đó là ai ? V́ hoàn cảnh nào mà bà đến nông nỗi nầy, rồi sau nầy sẽ ra sao ??? Tôi vẫn chưa biết chút ǵ về bà. Rồi không c̣n cách nào trở lại thăm bà ta nữa! Đành theo đoàn người đẩy nhau xuống đất…(Cho đến khi tôi viết bài này mùa Xuân năm 2000 vẫn chưa được tin ǵ về ngườI này! Tôi hy vọng nhờ mạng lưới toàn cầu rồi một ngày nào đó sẽ có tin).
Gia đ́nh chúng tôi và đoàn người sau khi xuống đất liền được đưa vào trong ḷng đảo, tạm ở trong các dăy nhà trước kia là trại tù. Được tạm cư ở đây hàng chục ngàn người, có được đầy đủ lương thực, thuốc men, Y tế và quần áo v.v.Gia đ́nh chúng tôi ở trên đảo Phú Quốc cho đến ngày 30-4-75 th́ ḥn đảo này mất chủ quyền. Lại một lần nữa, vợ chồng chúng tôi phải bồng bế, dẫn đoàn con ra bờ biển, hy vọng t́m được tầu th́ theo họ đi vượt biển, nhưng quá chậm chân, khi ra tới bờ biển, gần Bến Cá Phú Quốc th́ các ghe tầu đă đi hết sạch. Gia đ́nh chúng tôi trở thành bơ vơ, lạc lơng nơi ḥn đảo lúc này thật hoang tàn; lương thực, đồ dùng và tiền bạc không c̣n ǵ cả; chỉ c̣n những bàn tay trắng và bầy con nhỏ dại trong t́nh trạng đau yếu và đói khát !!! Không c̣n cách nào hơn, chúng tôi đành đem bầy con về đất liền, có thể tá túc nơi gia đ́nh bà con ở xă Phước Ḥa tỉnh Bà Rịa. Cuối cùng, sau bao gian khổ, vợ chồng tôi đă đưa gia đ́nh về ở nhờ nhà bà con, đành cam chịu khổ cực sinh sống bằng nhiều nghề: Làm ruộng, vườn, phá rẫy, vào rừng sâu đốt than, đốn cây làm củi và tre nứa để dùng; ra sông, biển chặt cây đước đốt than, làm nghề chài lưới, ṃ cua, bắt ốc…Để chờ thời cơ vượt biển ra nước ngoài.
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), August 08, 2004.
2- Chuyến vượt biển Hăi hùng
Để sửa soạn cho cuộc vượt biên ra nước ngoài, gia đ́nh tôi thay phiên vào rừng sâu đốn cây, xẻ gỗ để tự đóng tầu. Ṛng ră suốt 4 năm, cả gia đ́nh chúng tôi phải chịu đựng biết bao gian khổ, làm việc cực lực không kể ngày đêm trong hoàn cảnh thiếu thốn đủ bề, ăn không đủ no mặc không đủ ấm… bằng mọi giá chúng tôi phải đóng cho được một tầu nhỏ (chiếc ghe th́ đúng hơn). Cuối cùng, con tầu bé nhỏ đă hoàn thành với chiều dài 9m, ngang 2.50 m, gắn máy một “Một Lốc”, được trang bị chài lưới, giả dạng đi đánh cá, buôn than, chở củi .v.v… để bảo mật, ḍ đưng và rút tỉa kinh nghiệm hầu mong con tầu thoát ra khỏi cửa biển Vũng Tàu.
Mọi việc chúng tôi đă chuẩn bị xong, chỉ chỉ c̣n lo băi bến, bốc dầu, lương thực và người. Nhưng thời tiết xấu. Nhiều trận băo cứ liên tiếp cả tháng trời. Nguy cơ bị bại lộ th́ rất nguy ngập cho bản thân tôi và đứa con lớn trốn lính bộ đội sắp phải đi Campuchia và 2 đứa con trai kế sắp phải đi nghĩa vụ ( quân dịch ).
Không thể chần chừ, chúng tôi nhất định cảm tử và ấn định ngày ra đi vào tối ngày 14 rạng ngày 15.08.1979, là ngày lễ kính Đức Mẹ Linh hồn và xác lên Trời. Chúng tôi luôn cầu khẩn và cậy trông vào Mẹ và dâng trọn chuyến đi định mệnh này cho Mẹ. Cơn băo số 9 vừa dứt, ngày giờ ấn định cũng vừa đến th́ tàu chúng tôi nhổ neo. Khi ra đến cửa biển Vũng Tàu th́ Trời vừa sáng v́ việc bốc dầu và đưa người ra bị trục trặc. Đă trễ quá, nước lên mạnh cứ đẩy con tàu trở lại; tàu không có tài công, không ai có kinh nghiệm về biển cả, cha con chúng tôi đă hành động liều lĩnh, và sự kinh hoàng nơi cửa biển ập đến, nước chảy xiết đă đưa con tầu nhỏ yếu đuối suưt vào giàn đáy cá. May mắn kịp lúc phát hiện được hai cây cột khổng lồ của giàn đáy th́ tàu vừa lách ra khỏi! Thật hú hồn.
Mọi người vừa hoàn hồn th́ một biến cố khác lại tiếp tới: Khi vừa ra khỏi cửa Vũng Tàu th́ nghe nhiều loạt súng từ chiếc ghe khác bắn gọị. T́nh thế nguy to. Tàu Công An? Tôi liền cho tàu chạy hết ga, hy vọng thoát được. Nhưng súng nổ càng lúc càng gần. Trong vài phút là tàu chúng tôi bị bắt lại. Công an làm dữ, đ̣i kéo tàu vào bờ. Tôi b́nh tĩnh và khéo léo thương lượng, đưa 10 cây vàng và năn nỉ… công an giả bộ từ chối. Ai cũng sợ xanh mặt. Tôi liếc thấy chúng nháy nhau, tôi biết ư nên đưa thêm cho quỷ dữ 5 cây nữa th́ chúng vui vẻ nhận và cho tầu đi. Mọi người an tâm. Tàu trực chỉ hướng Tây-Nam, ra khơi mỗi lúc một êm sóng, tàu ngon trớn chạy nhanh.
Màn đêm xuống, trời về khuya, tôi đột nhiên phát hiện những đốm sáng lớn, rồi một vùng sáng có thêm ánh đèn pha. Nguy to rồi. Tôi ra lệnh tắt đèn, giảm ga và đổi hướng đi. Phút chốc đă qua vùng nguy hiểm. Có lẽ đó là đảo Côn Sơn, có công an biên pḥng. Sáng hôm sau, tàu đă b́nh yên tiến vào vùng biển nước đen.
Trong suốt cuộc hành tŕnh dài hai tuần lễ, hầu như ngày nào lúc mặt trời vừa mọc th́ chúng tôi cho tàu bỏ leo để đọc kinh cầu nguyện và tạ ơn Chúa, Mẹ Maria. Sau đó nghỉ ngơi, ăn uống, coi lại dầu mỡ và máy móc chừng một giờ đồng hồ rồi tiếp tục cuộc hành tŕnh. Có lần bỏ leo trúng vùng nước cạn, nơi đó là đảo san hô chỉ sâu vài thước. Chúng tôi sợ tàu mắc cạn và gấp rút di chuyển đi nơi khác.
Có một lần tàu chúng tôi đang ngon trớn th́ bị cuốn vào vùng nước xoáy, cứ chạy ṿng ṿng mấy ngày mà không tài nào ra được, máy càng lúc càng yếu, ai lấy đều lo sợ: lương thực và nước đă hết, dầu đă cạn mà nhiềâu người lại bắt đầu ốm đau đói khát, ngất xỉu… Rồi vào một chiều, giông băo nổi lên, mưa to gió lớn, có nhiều lần sóng phủ ngập tàu, mọi người luôn cầu khẩn Mẹ Hồn xác lên Trời cứu giúp cùng phó thác linh hồn trong tay Chúa và chờ chết!!! Tầu tắt máy, để bỏ mặc cho ḍng nước cuốn con tàu đi theo chiều gió lốc !!!
Đúng là phép lạ rồi!!! Khi mặt Trời mọc đă cao, mọi người tĩnh lại th́ thấy con tầu nằm yên trong vùng biển phẳng lặng. Ai lấy đều mừng rỡ, cùng cất tiếng hát “Tung hô” để cảm tạ ơn Chúa và Mẹ Maria. Mọi người hoàn hồn, biết ḿnh c̣n sống sót. Sau khi xem lại máy móc, xếp đặt mọi thứ tàu lại tiếp tục đi về hướng Singapore… v́ thời điểm này Thái Lan, Mă Lai đều xua đuổi tàu tỵ nạn đến nước họ. Chỉ vài giờ sau th́ xa xa hiện ra một vài tàu lớn, một chiếc chạy thẳng đến tàu chúng tôi; chúng tôi tưởng là tàu hàng đến cứu vớt, ai lấy mừng rỡ lấy áo quần ra vẩy vẩy và bắn hỏa pháo làm hiệu. Khi vừa đến gần tàu chúng tôi th́ nhiều người nhảy qua dùng dao uy hiếp. Th́ ra đó là bọn cướp Thái Lan. Chúng cướp của, vàng, nữ trang; đánh đập tra khảo. Cứ như vậy, đến lần bị cướp thư 4 th́ trên tầu không c̣n ǵ cả. Chúng bắt mọi người lên tàu, tiếp tục đánh đập khảo của và đ̣i phá máy, bắt giữ nữ giới nhốt riêng. Cũng may, tôi c̣n cất giấu được 5 cây vàng giả, tôi đưa ra để thương lượng với bọn cướp, chúng chịu tha cho mọi người và c̣n cho cá ăn và nước uống, rồi chỉ đường cho tàu chúng tôi vào Mă Lai v́ nơi đây gần biên giới Thái - Mă.
Tàu tiếp tục đi trong đêm tối nhờ ánh sao trời. V́ mọi dụng cụ đều bị phá, đánh cướp, cả bản đồ hải tŕnh và hải bàn. Trong lúc mọi người đều mong và thành tâm tiếp tục cầu khấn cùng phó dâng nốt cuộc hành tŕnh hăi hùng nơi Mẹ…Th́ một vùng sáng xuất hiện, rồi những cột đèn đỏ cao nhấp nhô; nhờ vậy, chúng tôi biết được đường vào bờ biển Mă Lai, khoảng 2 giờ sáng ngày 30.09.1979. Tôi ra lệnh tắt đèn và bất động chờ trời sáng. Khi mặt trời đă lên cao chúng tôi bồng bế đổ bộ lên bờ ngay khu vực băi tắm của du khách số đông là người ngoại quốc nên được họ giúp đỡ, hỏi han và cho lương thực… Sau cùng tôi nhờ họ gọi cảnh sát đến để tiếp nhận chúng tôi. Trước khi rời tàu, tôi ra lệnh phá máy và đánh ch́m tàu v́ sợ người Mă Lai đuổi chúng tôi trở ra biển như đă đối phó với nhiều ghe tàu đến trước.
Sau cùng, cảnh sát đến tiếp nhận và cho làm lều tạm trú ở một khu rừng gần bờ biển, phỏng vấn, lập danh sách và chờ cấp trên, chờ đến mấy ngày chúng tôi mới được nhập trại tỵ nạn vùng giáp Thái Lan, trại Kotaharu.
Chúng tôi sống ở trại tỵ nạn này gần một năm th́ phái đoàn Úc nhận cho định cư tại Úc Châu qua một Hội Từ Thiện bảo trợ. Ngày 30.04.1980, gia đ́nh chúng tôi đặt chân lên đất Úc-Đại-Lợi và được định cư tại vùng bờ biển phía Bắc thành phố Sydney. Là một gia đại đ́nh gồm cha mẹ và mười anh chị em từ 5 đến 25 tuổi, gồm 6 trai, 4 gái và một cô con dâu tương lai 22 tuổi.
NGUYỄN ĐỨC QUỲNH
(ÚC CHÂU MÙA XUÂN THIÊN KỲ 2000.)
Email : hoaquynh04@hotmail.com
-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), August 08, 2004.
Có phải là gia đ́nh bác KSBH ?
-- Vu Hoang Nguyen (HoangNguyen@yahoo.com), August 08, 2004.
Không phải HN. Tôi đi vượt biên thuộc diện mồ côi, con bà phước . Nó khổ như con chó ấy chẳng sung sướng ǵ đâu
-- Ke Si Bac Ha (ke_si_bac_ha@yahoo.com), August 09, 2004.