thu so sanh' 2 che do

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

15-7-2004

Con tin Philippines cám ơn chính phủ mình quyết định rút quân khỏi Irak

Một hệ thống truyền Ả rập đã trình chiếu một băng video cảnh một con tin Philippines tại Irak cảm tạ chính quyền Philippines quyết định triệt thoái binh sĩ nước này khỏi Irak.

Cuốn video chiếu trên đài truyền hình al-Jazeera cho thấy ông Angelo de la Cruz, một tài xế xe tải người Philippine có vẻ khoẻ mạnh và đang nói với gia đình ông rằng ông sẽ trở về.

Quân nổi dậy đã bắt cóc ông de la Cruz hồi tuần rồi và doạ sẽ chặt đầu ông nếu Manila không rút một toán nhỏ các binh sĩ Philippine tại Irak về nước.

Philippine đã loan báo kế hoạch triệt thoái binh sĩ trước hạn kỳ dự trù là tháng 8 năm nay.

Trong khi đó, người ta chưa rõ số phận của con tin người Bulgari thứ hai và một con tin người Ai Cập ra sao.

Đài truyền hình al-Jazeera cho biết họ đã nhận được một cuốn video hôm thứ ba cho thấy phiến quân chặt đầu một trong hai con tin người Bulgari.

==================================================================

13-7-2004

Lao động ở Malaysia: Tiền công không đủ nộp thuế

Nhiều công nhân xuất khẩu lao động ở nước này có thu nhập khoảng 600 ringgit/tháng, chỉ đủ để đóng thuế lao động, tiền dụng cụ lao động. Tháng ít việc, tiền họ kiếm được chẳng đủ nộp cho công ty nên bị ép về nước với hai bàn tay trắng.

Được Công ty Vifortour (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đưa đi Malaysia tháng 9/2003, 42 lao động đến làm việc tại một công trường ở Johor (Malaysia). Ba tháng đầu, thời gian làm việc trung bình mỗi tháng 220 giờ/người, với 3,175 RM/g, tổng thu nhập trên 600 RM/người (tương đương 2,4 triệu đồng/ người).

Theo hợp đồng, mỗi lao động phải trừ 220 RM/tháng thuế Malaysia (thu trong sáu tháng liên tục) và phí dịch vụ 50 RM/tháng (đóng liên tục 17 tháng). Như vậy, riêng tiền thuế lao động đã hết 50% thu nhập, cả dụng cụ lao động trong tháng đầu tiên cũng phải đóng cho chủ: 198 RM/người (hợp đồng ghi miễn phí), cộng với tiền ăn, sinh hoạt phí, còn lại chỉ hơn 100 RM/người/tháng (400.000-500.000 đồng).

Vào những tháng mưa công trường tạm ngưng, công nhân không có việc thì tiền công chỉ còn 170-196 RM/tháng/người, không đủ số tiền đóng thuế và tiền dịch vụ. Làm việc cật lực và kiên nhẫn, họ hy vọng gom góp tất cả số tiền làm được (ngày có bù ngày không) trong sáu tháng để đóng đủ thuế cho cả năm.

Từ tháng thứ bảy họ sẽ dành dụm số tiền làm được, nhưng phía công ty tiếp tục ép đóng thuế cho năm thứ hai, nếu không sẽ phải về nước. Ngày công không đủ nộp thuế, họ liên tục cầu cứu Vifortour nhưng không được giải quyết, 2-3 tháng làm việc không lương, họ phải ký vào tờ giấy vay nợ của công ty Malaysia để được mua vé máy bay về VN.

Không một đồng xu dính túi, tất cả anh em cùng cảnh gom góp tiền cho một số lao động về trước để cầu cứu cơ quan chức năng . Nhưng khi về đến nhà gặp Công ty Vifortour, giám đốc lại yêu cầu lao động phải làm giấy cam kết về nước trước thời hạn với lý do: sức khỏe không tốt cho công việc ngoài trời, giấy vay (thậm chí có giấy chỉ nguệch ngoạc không ngày tháng). Nguyễn Sĩ Bình, một trong số 42 công nhân, nói: “Về đến nơi, không làm giấy thì giám đốc không cho nhận số tiền phí đóng trước 3.216.000 đồng/người”.

Bà Dương Khánh Hương (giám đốc Công ty Vifortour) cho rằng: “Không ai làm không cái gì bao giờ. Lao động đi gần như miễn phí... thì may nhờ rủi chịu”. Vị này cũng thừa nhận Vifortour đã thu các khoản của người lao động gồm: 950 USD/người và 950.000 đồng (học phí học tiếng Anh 5-10 ngày và đồng phục: một áo vải, một giày vải và mũ vải). Trong đó chỉ có một phiếu thu 3.216.000 đồng cho khoản phí dịch vụ, các khoản khác không hề có phiếu thu.

Theo mặt bằng giá, các đơn vị dịch vụ xuất khẩu lao động thị trường Malaysia thu 900-950 USD/người bao gồm: 350 USD tiền môi giới, 250 USD tiền vé máy bay lượt đi, số còn lại là các dạng phí trong đó có phí dịch vụ ba năm của đơn vị xuất khẩu lao động. Ở đây Vifortour đã thu đủ các khoản phí rồi lại thu tiếp 50 RM/người/tháng, tạo thêm gánh nặng cho người lao động, đẩy lao động vào cảnh làm thuê không đủ thuế.

Vifortour có chức năng xuất khẩu lao động nhưng đã bị tạm đình chỉ năm 2003. 42 lao động này được “ký gửi” qua Công ty Haindeco (chi nhánh Công ty Phát triển công nghiệp Hà Tĩnh). Bà Trần Thị Thanh (giám đốc Haindeco) cho rằng: “Với tư cách là bạn bè và đồng nghiệp, Haindeco xuất khẩu giúp số lao động này và chịu trách nhiệm thanh lý hợp đồng lao động”.

Lê Ngọc Đông, Đàm Văn Khoa, Ngô Văn Chi và Nguyễn Văn Thuận được Công ty Dịch vụ du lịch dầu khí (Petrosetco) đưa đi Malaysia vào ngày 7/8/2002, hợp đồng ba năm (có thể gia hạn thêm hai năm) làm công nhân nhà máy. Nhưng đến tháng 4/2004, 17 lao động do Petrosetco đưa đi Malaysia có quyết định về nước làm hai đợt (tháng 4 và tháng 6), trước thời hạn 14-16 tháng.

Chỉ có phía Malaysia bồi thường một tháng lương cơ bản và chi phí đi về, còn công ty VN đưa đi chỉ thanh toán khoản phí lao động đã đóng, không có thêm hình thức hỗ trợ nào. Trong quá trình lao động, thu nhập chỉ đạt trung bình 620 - 650 RM/người/tháng (bao gồm tiền chuyên cần và phụ cấp tiền ăn).

Làm một bài toán nhỏ: thuế Malaysia 100 RM/người/tháng, tiền dịch vụ 10% lương cơ bản... là những khoản tiền bắt buộc phải đóng, cộng với tiền ăn 100 RM/người/tháng, tiền điện nước và tiêu vặt... là 20-30 RM/người/tháng, số tiền thu nhập còn lại chỉ 187 - 200 RM/người/tháng (600.000 - 800.000 đồng).

Lao động bức xúc: “Chịu thuế như vậy với mong muốn thực hiện hết hợp đồng may ra tích lũy được gì. Khi ký kết mỗi bên đều phải chịu trách nhiệm tất cả thiệt hại nếu vi phạm hợp đồng. Song phía công ty đơn phương đưa chúng tôi về nước thì chỉ giải quyết những khoản tiền mà lao động đã đóng là xong.

Hầu hết đều bị ép làm những đơn từ không theo ý muốn để hợp thức những thủ tục mà doanh nghiệp cần”. Ngoài việc truy thu các loại thuế, một số đơn vị còn làm giấy tay bắt thân nhân lao động cam kết thực hiện đúng hợp đồng, nếu không phải chịu phạt 25- 40 triệu đồng/người (ngoài các khoản phí đã đóng).

Một chuyên gia về thị trường Malaysia phân tích: với khoản chi phí 900-950 USD/người, thu nhập tối thiểu người lao động đảm bảo theo qui định của nhà nước không dưới 18 RM/người/ngày, trong vòng ba năm lao động có thể tích lũy được 60-70 triệu đồng khi trừ xong các khoản phí. Tuy nhiên viễn cảnh trên chỉ là lý thuyết. Thực tế những hợp đồng bị vỡ hầu hết do giá ngày công không đảm bảo, thấp hơn mức qui định tối thiểu.

Đó là chưa kể khi vỡ hợp đồng, doanh nghiệp bằng mọi cách đổ lỗi cho lao động để các khoản phí về nước người lao động tự lo, nếu lỗi do người sử dụng lao động thì đơn vị xuất khẩu lao động cũng coi như vô can. Trong trường hợp bất khả kháng (thiên tai, nhà máy phá sản), hai bên cùng thương thảo, chia sẻ rủi ro, nhưng kiểu gì thì lao động vẫn là người yếu thế.

Nhiều trường hợp bị chia nhỏ đưa về nước, thậm chí không thanh lý hợp đồng ngay mà trì hoãn kéo dài thời gian, lao động chờ đợi mệt mỏi, nhận được chi phí vài triệu đồng rồi lặng lẽ về quê.

(Theo Tuổi Trẻ)



-- MA CO HO CHI MINH (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 18, 2004

Answers

Trưởng chi nhánh Prinmatexim ôm 90 tỷ trốn ra nước ngoài

Khi ông Nguyễn Khắc Sơn (Trưởng chi nhánh TP HCM của Công ty XNK Vật tư thiết bị ngành in - Prinmatexim) mất tích bí hiểm, công an đã điều tra phát hiện sự thật kinh hoàng. Đó là ông Sơn đã biển thủ công quỹ, lừa đảo chiếm đoạt 90 tỷ đồng, rồi đưa vợ con trốn khỏi VN.

Ngày 16/2/1995, Bộ trưởng Văn hóa Thông tin có quyết định số 207/QĐ- TC bổ nhiệm Nguyễn Khắc Sơn giữ chức Trưởng chi nhánh TP HCM. Ngày 27/5/2004, ông Nguyễn Khắc Sơn không đến công ty như thường lệ và nghỉ không có lý do. Ngày hôm sau, ông Sơn tiếp tục không đến văn phòng, Prinmatexim không liên lạc được với người này. Đơn vị cử cán bộ đến nhà riêng thì biết cả nhà ông Sơn đi vắng.

Ngày 1/6, Prinmatexim chính thức xác định Nguyễn Khắc Sơn đã bỏ trốn nhiệm sở. Kiểm tra hoạt động của chi nhánh, ban giám đốc mới té ngửa trước các trò "ma thuật" lừa đảo của vị trưởng chi nhánh TP HCM.

Trong thời gian giữ chức trưởng chi nhánh TP HCM cho đến lúc "ẵm của" bỏ trốn, Nguyễn Khắc Sơn đã cố ý không thực hiện đúng chế độ tài chính của Nhà nước. Trong các báo cáo gửi ra công ty, Nguyễn Khắc Sơn "biến ảo" các con số nợ phải thu, số nợ phải trả và lượng hàng hóa tồn kho. Các khoản thu lãi của chi nhánh hoàn toàn không có thực.

Phương thức kinh doanh của Nguyễn Khắc Sơn thực chất là đảo nợ, treo nợ, lấy chỗ này đập chỗ kia; tự thỏa thuận thanh toán những điều kiện về tiền và hàng hóa sai nguyên tắc mà không cho kế toán chi nhánh biết để hạch toán. Có những công ty, đơn vị là khách hàng của chi nhánh trên sổ sách ghi còn nợ chi nhánh, nhưng thực tế những khách hàng này đã bỏ trốn, hoặc giải thể hay tạm ngừng hoạt động.

Chẳng hạn như việc Nguyễn Khắc Sơn chỉ đạo lập phiếu chi tiền cho Công ty giấy Tân Mai 6,5 tỷ đồng nhưng thực tế không trả cho công ty này. Tương tự, Sơn chỉ đạo hạch toán vay bột giấy với số tiền phải trả cho Công ty giấy Đồng Nai là 7,1 tỷ đồng, song sự thật thì chẳng có vay mượn gì cả.

Nguyễn Khắc Sơn còn ghi khống số nợ phải thu để lừa Prinmatexim. Ví dụ: ghi số nợ phải thu với cơ sở Tín Hưng (TP HCM) là 1 tỷ đồng, nhưng qua xác minh, doanh nghiệp này thanh toán đầy đủ. Báo Tuổi Trẻ TP HCM ký hợp đồng mua 250 tấn giấy in và đã thanh toán hết bằng 2 phiếu chi 109,1 triệu đồng và 2,1 tỷ đồng. Thế nhưng, Nguyễn Khắc Sơn vẫn báo cáo với công ty còn phải thu số nợ 422,1 triệu đồng.

Nghiêm trọng hơn, Nguyễn Khắc Sơn còn tự ý bán tài sản thế chấp tại ngân hàng, không làm thủ tục giải chấp với ngân hàng, không trình giám đốc công ty và không thực hiện đúng quy định của ngân hàng về bán tài sản...

Theo điều tra sơ bộ ban đầu, Nguyễn Khắc Sơn đã biển thủ ngân quỹ 60 tỷ đồng và chiếm đoạt của các đơn vị, cá nhân hơn 30 tỷ đồng. Tổn thất do trưởng chi nhánh gây ra không những sẽ để lại "di chứng" nặng nề. Cụ thể, tổng công nợ công ty phải trả là 75,2 tỷ đồng; công nợ phải thu là 14,6 tỷ đồng; tài sản thực của công ty còn 866,4 triệu đồng. Trong báo cáo gửi Bộ Văn hóa - Thông tin, ông Phương Đình Chiến (Giám đốc Prinmatexim) thừa nhận vụ việc "vô cùng phức tạp, khẩn cấp".

Vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ. Theo một nguồn tin, cơ quan công an cũng làm việc với Interpol, yêu cầu truy tìm tung tích Nguyễn Khắc Sơn để dẫn độ về nước.



-- hahha (vietnamcongsans@yahoo.com), July 18, 2004.


6 tháng đầu năm phát hiện 75 vụ vi phạm sở hữu trí tuệ

Lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện 75 vụ vi phạm sở hữu trí tuệ với số tiền thiệt hại lên tới hơn 197 tỷ đồng. Công an cũng phát hiện, bắt giữ gần 2.780 vụ buôn bán hàng cấm và các tội phạm khác, thu giữ lượng hàng hoá trị giá hơn 69 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát, trong 6 tháng qua, hoạt động của tội phạm kinh tế diễn ra phức tạp, ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực như xây dựng cơ bản, dầu khí, điện lực, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông…

Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, cơ quan chức năng phát hiện sai phạm ở hầu hết các khâu, từ cấp phép, phê duyệt dự án đến thực hiện. Trong quản lý đất đai, tại các dự án cụm công nghiệp, khu công nghiệp, công an phát hiện nhiều trường hợp cán bộ chính quyền nhận hối lộ, móc ngoặc với doanh nghiệp để chứng nhận bán đất trái thẩm quyền, đo đạc thừa đất cho doanh nghiệp, thậm chí còn tiếp tay cho một số doanh nghiệp lập dự án “ma” để được cấp đất, thuê đất, gây thất thoát hàng trăm tỷ đồng.

Đặc biệt, Cơ quan Công an cũng cảnh báo sự xuất hiện tội phạm công nghệ cao: nhập và gửi tiền khống trên máy để tham ô, chiếm đoạt. Trong đó, nghiêm trọng nhất là vụ Ngô Thành Lam, cán bộ Sở giao dịch của Vietcombank, lần lượt rút lượng lớn ngoại tệ (USD và Euro), tương đương 4,6 triệu USD để tiêu xài và đánh bạc.

-- hahha (vietnamcongsans@yahoo.com), July 18, 2004.


Giết 2 người lấy 2,5 triệu đồng, hai chị em lãnh án tử hình Ngày 28.2.2003, do không có tiền sử dụng heroin, hai chị em Trần Huệ Bình và Trần Huệ Mẫn đã rủ nhau đến nhà chị Tse Ho Yen (quốc tịch Trung Quốc) tại chung cư 667 Nguyễn Trãi, Q.5, giả vờ xin việc làm rồi Bình ôm chị Yen cho Mẫn đâm chết để cướp tài sản.

Khi cả 2 đang kéo xác chị Yen vào nhà vệ sinh thì chị Nguyễn Thị Duy Thắm (người làm của chị Yen) đi về, thấy Bình và Mẫn trong nhà, chị chưa kịp tri hô đã bị Bình và Mẫn đâm chết.

Cả 2 lấy 2,5 triệu đồng của chị Yen rồi bỏ đi Vũng Tàu chơi. Sự việc trên, Bình có kể cho Lan biết nhưng Lan không tố giác với công an. Ngày 4.3.2003, cả bọn bị bắt.

Tại phiên tòa xét xử lưu động ngày 20.7, TAND TPHCM đã tuyên phạt tử hình 2 chị em Trần Huệ Bình (1970) và Trần Huệ Mẫn (1975) cùng trú tại P.10, Q.5 về 2 tội “Giết người” và “Cướp tài sản”. Tòa còn tuyên phạt Triệu Mai Lan (1973) 2 năm tù giam về tội “Không tố giác tội phạm”.

Ba con co thay khon na la` khong to cao la`` bi tu khong ? tai sao biet chuyen thien ha ma lai bi o? tu ...Luat gi vay ?;; Co phai thang congsan vietnam khon nan khong muon chup ai la chup thoi ?

-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), July 21, 2004.


Moderation questions? read the FAQ