Khuc doi` ngan` dam va qua' khu'

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Về luận điệu mới của CSVN trong chính sách dụ dổ Việt kiều

Nhắm mắt trước quá khứ, là mù loà trước hiện tại

Ngay cả hồi xưa, lúc ông Nguyễn Cao Kỳ được Mỹ bế tọt lên cho ngồi vào chiếc ghế thủ tướng chính quyền Sài G̣n trong thời buổi đảo chính liên miên giữa thập niên 60, việc suy nghĩ đă không phải là sở trường của ông. Lúc bấy giờ ông mới 35 tuổi. Ngày nay, với tuổi đời trên 70, việc suy nghĩ vẫn không phải là sở trường của ông. Những tuyên bố bừa băi của ông trong chuyến về ăn Tết vừa qua tại Việt Nam cho thấy điều đó.

Trong dịp này, ông Kỳ đă lập đi lập lại một điều mà nhà cầm quyền Hà Nội rất muốn nghe là „nên khép lại quá khứ lịch sử“ để (gởi tiền về) xây dựng đất nước. Ông Phạm Thế Duyệt, Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam (một cơ quan ngoại vi của ĐCSVN) cũng đă hô hào như vậy trong buổi gặp gỡ với ông Kỳ. Trong chuyến du thuyết tại Mỹ của phái đoàn Nguyễn Đ́nh Bin hồi tháng 6 năm ngoái, Thứ trưởng ngoại giao Hà Nội cũng đă từng kêu gọi tương tự sau khi rao hàng cho cái gọi là „chính sách đại đoàn kết dân tộc“ của ĐCS.

Câu hỏi thứ nhất là có nên „khép lại quá khứ lịch sử“ hay không?

Câu trả lời nghiêm túc là không. Không nên đóng lại cánh cửa lịch sử cận đại, chỉ v́ nó bao chứa những điều bất công, bất nhẫn, đau ḷng. Không thể làm như kiểu quét rác rưởi trong nhà rồi lùa xuống thảm che đậy cho xong việc. Việc làm thiếu văn hoá này sẽ không hàn gắn được các đổ vỡ, mà trái lại sẽ nuôi dưỡng những xung đột nung nấu giữa các thành phần dân tộc qua nhiều thế hệ. Quá khứ quá c̣n sống động trên cơ thể của từng người Việt Nam -dù 80 triệu người trong nước hay 2,8 triệu người hải ngoại- quá khứ này không thể khép lại là xong: Bao nhiêu người dân Việt đă bị giết man rợ và bị đoạ đày vô tận trong những chính sách cải cách ruộng đất, trăm hoa đua nở, „vụ án xét lại chống đảng“, bao nhiêu triệu thanh niên miền Bắc đă hi sinh tính mạng và tuổi xuân của ḿnh trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn, để ngày nay những người sống sót ngồi nhận ra rằng tất cả những hi sinh của ḿnh chỉ để xây dựng ngai vàng cho một tầng lớp tham quan ô lại thối nát.

Chỉ mới cách đây mấy ngày, ông Trần Đại Sơn, một đảng viên CS lăo thành với 57 tuổi đảng, đă tường tŕnh lại trong bài „Tổ quốc trên hết“ rằng ông „Mai Chí Thọ gần 70 tuổi Đảng (đă) nói rơ gia đ́nh Chủ tịch nước Trần Đức Lương mua đất xây dựng biệt thự, con Thủ tướng Phan Văn Khải che “ô dù” làm ăn lớn... Nhà trí thức Vũ Đại vạch trường hợp Nguyễn Văn An (chủ tịch Quốc hội) khi mẹ chết hơn 60 ôtô con về phúng viếng, phong bao sau khi rút ruột thả trôi đầy sông, nhân dân Nam Định đều biết rơ“. Đứng bên cạnh các tay đại tư bản đỏ vô lương này, th́ những „địa chủ“ bị đấu tố và giết chết man rợ năm xưa thật không đáng xách dép nếu so về số tiền vơ vét của nhân dân.

C̣n 3 triệu người Việt hải ngoại -mà nhà cầm quyền Hà Nội chủ yếu muốn qua cái loa Nguyễn Cao Kỳ để chiêu dụ một cách rẻ tiền- cộng đồng đó có nên quên đi quá khứ không? Pulau Bidong, Palawan, hàng rào kẽm gai Thái Lan, song sắt Hồng Kông, hay Bức tường Bá Linh, biên giới Đức-Tiệp,… Ai c̣n nhớ, hay ai đă quên? Có thể đôi khi chúng ta cũng quên bẵng đi nguyên nhân v́ sao ngày hôm nay chúng ta lại có mặt ở khắp các nẻo đường thế giới. Nhưng chỉ cần một lời nói nào đó, một kỉ vật xa xưa, một bài hát từng nghe trên đảo, một thiếu vắng trong gia đ́nh buổi sum họp, sẽ làm đau nhức trở lại vết thương chưa lành của việc bỏ người thân, tài sản, mồ mả tổ tiên, ra đi v́ không thể chấp nhận được một chính quyền hà khắc, cam chịu những khổ đau cùng tận và mất mát vô lường do biển cả, hải tặc và công an Việt Nam hay công an „nước bạn“ gây nên. Và trễ nhất là khi các đứa con của chúng ta dần dần khôn lớn, đi học về hỏi cha mẹ chúng v́ sao không chịu sống trên quê hương Việt Nam ấm áp mà lại nhọc nhằn đi lập nghiệp ở những phương trời xa lạ, tuyết giá như thế này, th́ trễ nhất lúc đó chúng ta phải mở lại „quá khứ lịch sử“ để giải thích, biện minh cho hiện tại.

Cho nên, ai nhắm mắt trước quá khứ, th́ sẽ bị mù trước hiện tại. Và sẽ bị loà luôn, khi muốn t́m hướng đi cho tương lai.

Câu hỏi thứ hai là -nếu không nên „khép lại quá khứ lịch sử“ một cách vung vít qua loa- th́ người ta phải giải quyết cái quá khứ có nhiều đổ vỡ của chúng ta như thế nào?

Đây là một nhiệm vụ vô cùng phức tạp cho mọi thành phần của dân tộc Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nhưng vai tṛ chính trong công tác này phải nằm trong tay người cầm quyền.

Trong việc này chúng ta có thể học hỏi rất nhiều ở những dân tộc khác trên thế giới, cũng có quá khứ lịch sử sôi động, bi tráng, hay những phân hoá xă hội sâu đậm, không thua ǵ trường hợp nước ta. Đối với gần 200.000 người Việt đang sinh sống tại CHLB Đức, ai quan tâm theo dơi, sẽ thấy chính quyền Đức từ nửa thế kỉ qua, dù đảng nào lên cầm quyền cũng vậy, đều quan tâm đặc biệt đến việc mà người Đức gọi là „Vergangenheitsbewaeltigung“, một từ khó đọc với chúng ta, mà người viết xin tạm dịch là suy nghiệm và vượt qua quá khứ. Mỗi năm vào các dịp 8 tháng Năm (kỉ niệm ngày chấm dứt Thế chiến thứ II, chấm dứt chế độ Đức Quốc Xă của Hitler 8-5-1945), hay 17 tháng Sáu (kỉ niệm cuộc nổi dậy của dân chúng Đông Đức trong vùng chiếm đóng của Liên Xô 17-6-1956) hoặc 3 tháng Mười (ngày thống nhất hai miền nước Đức sau cuộc cách mạng ôn hoà của nhân dân Đông Đức 3-10-1990), các nhà chính trị, đại diện tôn giáo, các nhà văn, nhà báo, các sử gia, các cơ quan truyền thông đều lên tiếng về các sai lầm trong lịch sử, về các tội ác đối với con người mà các chính quyền độc tài từ Hitler đến Honecker đă gây ra cho người Do Thái, cho những người khác chính kiến cũng như cho toàn thể nhân dân Đức. Các trường trung học có những chương tŕnh kéo nhiều ngày để các học sinh học tập về các đề tài lịch sử và tích cực đóng góp bằng những dự án tập thể (gọi là Projekttage). Các nhóm thiện nguyện trẻ của Đức được khuyến khích qua Nga hay Ba Lan để chăm sóc nghĩa trang lính Đức cũng như mộ của lính Nga hay Ba Lan.

Trong cuộc sống thường nhật, chính quyền Đức luôn luôn cảnh giác đối với các biểu hiện cực đoan hữu khuynh, các biểu trưng Nazi. Các lời lẽ bài xích Do Thái hay bài ngoại đều bị nghiêm cấm, các từ của Quốc xă đều không được dùng. Khi đi xin bảng số xe ô tô, bạn sẽ bị cấm dùng hai chữ SS (viết tắt từ Schutzstaffel, thời Đức Quốc xă, là lực lượng mật vụ ác ôn, từng thủ tiêu biết bao nhiêu người đối lập). Và không đâu xa xôi, mới đầu tháng 11/2003 vừa qua, dân biểu Martin Hohmann của đảng bảo thủ lớn CDU đă bị tước đảng tịch cũng như bị tống xuất khỏi khối dân biểu CDU trong Hạ viện Đức, sau khi Hohmann có ư bài bác người Do Thái trong một bài diễn văn. Một tướng lănh hàng đầu của Đức, ông Reinhard Guenzel, tư lệnh binh chủng tinh nhuệ KSK (Kommando Spezialkraefte) của quân đội Đức, cũng bị chớp nhoáng bay chức, sau khi ông ta viết thư ủng hộ lập trường của Hohmann.

Riêng đối với các quan chức CS Đông Đức cũ, nền tư pháp của nước Đức thống nhất không hề có một vụ án chính trị, mà chỉ đem ra xét xử những người có đơn tố cáo, nhất là trong trách nhiệm sát hại những người vượt biên t́m tự do trong 40 năm qua. Tổng bí thư cuối cùng của ĐCS Đông Đức Egon Krenz đă bị tuyên án 6 năm tù v́ chịu trách nhiệm ra lệnh sát hại 4 người Đông Đức t́m tự do. Krenz đă vào tù năm 1999 thụ án, nhưng sau khi ngồi tù quá một nửa thời gian, Krenz đă được ân xá trước Giáng Sinh năm ngoái, mặc dù nhiều tổ chức dân quyền Đông Đức cũ lên tiếng phản đối ầm ĩ. C̣n các công chức và cán bộ trong guồng máy CS Đông Đức cũ, tất cả những ai có giấy tờ chứng minh đầy đủ, đều được hưởng lương hưu như mọi người dân b́nh thường khác.

Nh́n ra khỏi biên giới nước Đức, một tấm gương sáng về chủ trương suy nghiệm các bài học quá khứ và tích cực vượt qua các phân hoá nghiêm trọng trong xă hội là Nam Phi. Ngay sau khi được trả tự do tháng 2/90, lănh tụ đối lập Nelson Mandela đă thương thảo với Thủ tướng De Klerk về những bước cụ thể để đưa đất nước từ chỗ phân hoá cùng cực, ḱ thị chủng tộc gay gắt qua một quốc gia đại đoàn kết, từ t́nh trạng mạnh sống mống chết qua một xă hội tương thân tương trợ, đồng tiến. Cả hai đều đă đồng ư là phải t́m những phương thức cụ thể để nhất định „xây dựng nhịp cầu giữa một quá khứ với hận thù chất ngất và bất công tột bực và một tương lai dựa trên sự tôn trọng nhân quyền, dân chủ, sống chung hoà b́nh và công bằng xă hội“.

Kết quả là sự ra đời trong năm 1995 của một uỷ ban độc lập, mang tên là „Uỷ ban Sự thật và Hoà giải“ (Truth and Reconciliation Committee, do Tổng Giám mục Desmond Tutu làm chủ tịch) với 3 tiểu ban có trách vụ rất rơ ràng là: Tiểu ban Nhân quyền, tiểu ban Bồi thường và Phục hồi và tiểu ban Ân xá. Tuy có gặp vô vàn trở ngại ban đầu do các tồn đọng của lịch sử, Uỷ ban Sự thật và Hoà giải của Nam Phi đă làm việc rất sáng tạo, uyển chuyển và trong suốt. Các cuộc thẩm vấn 21.000 nạn nhân của chế độ Apartheid đă được công chúng quan tâm theo dơi và hết sức đồng t́nh. Uỷ ban đă làm việc ṛng ră 8 năm trời, điều tra các hành vi sai trái, áp bức, hay thủ tiêu ám sát trong chế độ ḱ thị chủng tộc Apartheid, giải quyết các xung đột xă hội bằng phương thức hoà b́nh, góp phần xây dựng một xă hội hoà giải, xoá bỏ bất công, trong đó mọi công dân chấp nhận và tôn trọng lẫn nhau, nâng đỡ các thành phần nghèo yếu. Bản tường tŕnh tổng kết được Uỷ ban Sự thật và Hoà giải trao lại cho Tổng thống đương nhiệm là ông Mbeki trong năm 2003.

Trong cả hai trường hợp điển h́nh về suy nghiệm và vượt qua quá khứ, vai tṛ chủ chốt vẫn nằm ở những người lănh đạo chính quyền Đức và Nam Phi. Họ đă nhận thấy nguy cơ vô cùng tai hại của một xă hội phân hoá và muốn dùng sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để đưa đất nước đi lên. Và họ đă giáo dục dân chúng học hỏi quá khứ lịch sử một cách thành khẩn và trong sáng, rồi t́m ra những bước đi cụ thể, giải quyết các bất công, hàn gắn các vết thương để mọi thành phần dân tộc tham gia xây dựng tương lai chung.

C̣n tại nước ta? Rất tiếc, cho tới nay nhóm lănh đạo CSVN chưa bao giờ ư thức được nhu cầu cấp thiết này của dân tộc cả.

Trong những năm đầu sau khi chiếm được miền Nam, tập đoàn Hà Nội đă đối xử với nhân dân miền Nam c̣n tệ ác hơn là Mỹ đối với Irak sau khi chiếm được Bagdad. Hàng triệu người dân bất măn chế độ đă vượt biển t́m tự do. Biết bao nhiêu người bị bắt lại, nằm tù v́ tội bỏ nước ra đi hoặc bị công an bán đứng, cướp vàng cướp của trong những chuyến tổ chức vượt biên ma. Trong thập niên đầu sau 1975, thuyền nhân VN là những kẻ phản bội tổ quốc, đáng trừng trị.

Sau vài thập niên ăn nên làm ra ở hải ngoại, năm 2003 vừa qua người Việt ở nước ngoài đă gởi tiền về nuôi thân nhân, gia đ́nh hay đầu tư trong nước lên đến 2,6 tỉ USD, tương đương với một phần ba ngân sách của cả chế độ CSVN để nuôi hơn 7 triệu người, từ cán bộ, công chức, nghỉ hưu, binh lính, v. V. Đây là lí do đích thực của việc gió thổi xoay chiều 180 độ này. 2,8 triệu kiều bào hải ngoại là 2,8 triệu con ḅ sữa béo tốt của chế độ. Những kẻ phản bội tổ quốc trước đây 10, 20 năm, nay đă trở thành những „khúc ruột ngàn dặm“ -những „khúc ruột“ dễ chiêu dụ bằng những bài như „Quê hương là chùm khế ngọt„… Mấy trăm ngàn Việt kiều về nhà ăn Tết Giáp Thân vừa qua đă được trải thảm đỏ đón tiếp, đưa lên VTV4 chiếu đi chiếu lại ra hải ngoại để kích động thêm những kẻ c̣n chần chừ.

Guồng máy tuyên truyền của Hà Nội đă không ngớt hô hào cho việc „khép lại quá khứ lịch sử“ và „xoá ḅ hận thù“. Tuy nhiên, những cụm từ xí xoá ra vẻ cao thượng này đă không cản trở những kẻ thốt ra chúng, đi đào xới và san bằng một cách có hệ thống các nghĩa trang quân đội miền Nam, đối xử phân biệt với hàng triệu cựu chiến binh, thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà cũng như con em của họ, giam cầm GS Nguyễn Đ́nh Huy hơn chục năm qua, bắt đi, bắt lại BS Nguyễn Đan Quế, cũng như cầm tù, hành hạ, quản chế, cô lập các Đại lăo Hoà thượng Huyền Quang, Quảng Độ và cả chục bậc cao tăng khác của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất.

Những chiêu bài tuyên truyền trên cũng phơi bày tất cả sự trơ trẽn của chúng, nếu chúng ta nhớ lại cho kĩ các bản án dàn dựng bỉ ổi đối với những trí thức trẻ tuổi kiên cường Phạm Hồng Sơn, Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ B́nh và các bậc đàn anh của họ là Hà Sĩ Phu, Tiêu Dao Bảo Cự,… Và có ai đă quên chưa, các diễn tiến trong đám tang của lăo tướng Trần Độ, trong đó cách ứng xử trong tang lễ của tập đoàn CS có thể được đánh giá là cực ḱ đê tiện và hạ cấp, nhất là đối với một người tiết tháo vừa nằm xuống.

Mục sư Nguyễn Hồng Quang từ Sài G̣n vừa gửi đến Đại hội Mục sư Tin Lành toàn Thế giới lời cầu cứu cũng như tố cáo nhà nước CSVN đàn áp, khủng bố hơn 4.000 Giáo hội Tin Lành ở Việt Nam. Linh mục Nguyễn Văn Lư đang bị tù ở Nam Hà v́ tố cáo CSVN tiêu diệt tôn giáo một cách có hệ thống. Cụ Nguyễn Khoa Liêm và nhiều chức sắc Phật giáo Hoà Hảo, một số vị Linh mục Thiên Chúa giáo đang bị quản chế chặt chẽ ngày đêm. Các ông Trần Khuê, Phạm Quế Dương, đang bị giam giữ và không biết bao giờ lănh án.

Ông Kỳ mới về nước, ngày trước ngày sau đă mạnh miệng bêu riếu những anh chị em tại hải ngoại, những người đă kiên tŕ đấu tranh cho tự do dân chủ trong 3 thập niên qua, yểm trợ gắn bó cho phong trào dân chủ trong nước. Ông ta đă lên giọng khuyên bảo họ là nên „quên đi quá khứ và hướng về tương lai“. Không biết ông Kỳ có được các bạn CS mới của ông đưa đi xem Viện Bảo tàng về tội ác Mỹ Nguỵ nằm ch́nh ́nh ở Sài G̣n, với hàng loạt h́nh ảnh, tên tuổi của những „thế lực phản động hải ngoại“ hay không? Và sau khi xem, ông ta có c̣n hó hé khuyên bảo ǵ về quá khứ hay vị lai với các bồ bịch mới của ḿnh hay không?

Nguyễn Bặc



-- Ho Chi Minh Ma Co (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 07, 2004

Answers

Chỉ cần thằng cha ǵa Kỳ nói 1 câu như thế này thôi, th́ toàn thể dân VN quốc nội hải ngoại suy tôn làmm....anh hùng cao bồi Sơn Tây.

Chúng ta hảy quên đi qúa khứ. Quên đi hận thù. Đại đoàn kết dân tộc, quốc nội hải ngoại Nam Trung Bắc đoàn kết ...NẮM ĐẦU 14 THẰNG CHÍNH TRỊ BỘ cộng thêm mấy thằng hạm tham nhũng đă về hưu như Vỏ văn Kiệt, Lê khả Phiêu, v.v.v

Chừng 20 thằng nắm cổ nó, treo cổ nó lên.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 07, 2004.


Ṭa Án Quân Lực VNCH ra tuyên cáo:

Chiếu theo quân pháp của nước Việt Nam Cộng Ḥa. Nay tuyên cáo cùng toàn thể quân dân cán chính, toàn thể nhân dân nước VNCH.

Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ, trong năm 1968 đă xử tử h́nh Tạ Vinh, một kẻ đầu cơ tích trử , trục lợi tại pháp trường cát Sài G̣n Gia Định. Năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn cao Kỳ đă ĐÀO NGỦ đang khi thi hành nhiệm vụ, phản bội anh em binh sĩ, phản bội đồng bào dân tộc.

Nay Ṭa Án Binh VNCH ra tuyên cáo XỬ TỬ tại chổ tên lính ĐÀO NGỦ NGUYễN CAO KỲ.

Quân Lực VNCH nay Ấn Kư.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 07, 2004.

'NẮM ĐẦU 14 THẰNG CHÍNH TRỊ BỘ cộng thêm mấy thằng hạm tham nhũng đă về hưu như Vỏ văn Kiệt, Lê khả Phiêu, v.v.v " KSBH.

Ong anh KSBH lay dau ra so 14 tron trinh the vay??? Neu bieu quyet cho 1 van de gi do ma so phieu Pro vs Anti la 7/7 thi lam sao Bo Chinh Tri ra duoc quyet dinh moi khi hop? Khong le cu bieu quyet den bao gio co ti so 6/8 thi thoi a ?

Do vay con so bao gio cung la 13 hoac 15. $1 for me please Sir. :-))

-- VC (wilson_beng@yahoo.com), July 07, 2004.


Bieu quyet voi cha~ khong bieu quyet.....chu' cu' lam` nhu ai cung~ la` con nit' dzay chu' VC???? nhung thang` trong Quoc hoi gat^. toan` 1 lu~ dau trau mat ngua. cua Dang~ dau^` lau^ cong san~....may^' thang` moi. o Chinh tri. bo no' ho thi` ca~ lang` Quoc hoi no' do tay....no' ram' thi` ca~ lang` QH dut' tay vao` cai' ao' 4 tui' ......cai' tro` nay` dua con nit' cung biet.......chu' chi~ dum` tui co' cai' nghi quyet nao` ma` QH toan` la lu~ ket' chong lai. chua nao` ???

chu' cu' ve~ chuyen pro voi' cha~ priec^'

-- Ho Chi Minh Ma Co (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 07, 2004.


Anh Master of Ceremony( MC )

Anh nói cũng có lư. Nhưng mà trước khi đưa quyết định ra QH để ...gật th́ các members của Politburo cũng phải họp để thông qua, bỏ phiếu tán thành hay không chứ. Ví dụ nhỏ nhé, chỉ là ví dụ thôi, có cho tàu chiến Mỹ vào cảng Sàig̣n hay không. Yes or No, lúc này phải biểu quyết, con số lẻ bao giờ cũng cho ngay kết quả v́ họ sẽ lấy số đông để make decision. Anh có hiểu không ạ.

VC góp ư xây dựng để thông tin nó chính xác, làm bài viết thêm trọng lượng. Thế thôi, đâu có vẽ chuyện này nọ, pro với chả priếc anh.

-- Viet Cuong ( VN cuong thinh) (wilson_beng@yahoo.com), July 07, 2004.



hey chu' VC...cai' title cua cai master ma chu' gan' cho tui '...chu' kiem dau ra dzay^???.....co' cai title do' o truong dai. hoc. " dinh cao tri tue" nao` o Viet nam ha~ chu' ????

con noi chuyen ve cai quoc hoi Vem.......co' cho tau chien My vao` hay khong??....thi` thang` Bi thu Dang no' da quyet dinh. roi...chi~ can` ho 1 tieng thi` may con Vem quoc hoi phai do 2 tay 2 chan len ma` dong y'.....khong dong y' thi` dau con` cho ngoi^` de~ kiem chac' nua chu' ???

dung' nghia~ cua 1 quoc hoi la` nhung vi. dai dien cho dan ...do dan bau` ....phai tu` nhung dang~ phai khac nhau...doi lap va` khong doi lap....con cai' quoc hoi Vem kia....chua bau da biet ket qua....thi` tui khong biet cai quoc hoi do' de lam` gi` cho ton them cai ngan sach' cua nha` nuoc' cua may chu'.....

trong lich su cua DCS...tui chua thay co' 1 nghi quyet nao` ma` cai quoc hoi Vem kia khong thong qua.....tu` CCRD cho toi' Hiep dinh. Vinh bac bo .......chu' thay tui dan chung co' sai khong nao` ???

bay gio` neu chu' la 1 dai bieu quoc hoi....chu' co' dam' gio tay cong khai chong lai. cai Hiep dinh vinh. bac bo ...ma Bui Tin' cho la` 1 hiep dinh. ban' nuoc khong nao` ????

-- Ho Chi Minh Ma Co (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 07, 2004.


Con mẹ nó anh Ma Cô chỉ độc xúi dại. VC nếu làm dân biểu (đảng biểu) quốc hội th́... có mà câm cái bị thóc. Gương Nguyễn vủ B́nh c̣n sờ ra đó.

Các bạn có biết được trước ngày quốc hội biểu quyết Vịnh Bắc Bộ thi ngay tối hom đó. Phan Diển gọi điện thoại ăn nói rất trịch thượng mất dạy dạy dổ cho mấy thằng Đảng biểu "chịu đấm ăn xôi" quốc hội CHXHCNVN rằng..

- "tao là Phan Diển đây, mày có biết mày đang nói chuyện với ai không mảy?."

- " Dạ em biết rồi xếp"

- "Nghe tao dặn này, ngay mai sẽ có cuộc họp quốc hội về hiệp định Bắc bộ. Yêu cầu tụi mày bỏ phiếu thuận đó nhé...mày hiểu ư tao muốn noi ǵ rồi chứ??. "

- " Dạ em xin nghe , không có ǵ trở ngại đâu đồng chí. Đồng chí dặn th́ đàn em xin nghe ."

Đó là buổi điện đàm gọi là lobby agreement.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 08, 2004.


do' la` ly do tai. sao VN luon luon ngheo` mat. va` dan tri' khong kha' noi......vi` van menh 1 quoc gia chi~ nam trong tay 1 nhom' culy ban co nong that hoc....

cau truyen thang` moi. Phieu qua Tau` bi. my nhan ke.....khi quay ve VN ....ram' 1 phat' thi` ca Quoc hoi Vem. gio tay bieu quyet thuan.....nhuong Ai Nam Quan cho Tau` chi vi` co' 1 thang` duoc suong' .......1 thoi gian sau....nhung thang` khong bi. my nhan ke hat cang thang` Phieu.......va` cai' vong` lan quan cu' lap di lap. lai. ma` dan den nao` co' biet me. gi` may cai chuyen thang` nao` duoc suong' o Tau` ????

dan den nhu thang` Ket' phen` ...ky su .....tu luc' moi e a danh' van duoc. dan cho di coi vien bao tang` toi ac' My Nguy......mat cu' tron` xoe vi` thay moi CS anh hung` qua' ....hoc su ly' thi` " VN ta dai` tu` Mui Ca` Mau cho toi' Cao Bang` "....khi chung' lon len....bo oc' cua chung' cung chi co' bao nhieu do'....duoc ban phat' 1 chut' bong loc thi` gio 2 tay 2 chan len hoan ho nha` nuoc ta sang' suot' lanh dao. tai` tinh`....nhung khong thay duoc. nhung cai' doc hai. rang` dat nuoc VN chi nam` trong tay 1 vai` thang` CS khat' mau' vo nhan tinh'.....coi van menh dat nuoc la` 1 cuoc choi mua quan ban' chuc'.....

nguoi VN bay gio` chi~ la` nhung con ga` que`....quanh quan chi lo nghi~ den^' mieng an hoac. lam` cach' nao` de ngoi len co' 1 vi tri' trong xa hoi bang` cach bo dit' nhung thang` moi Dang vien dang co' quyen the

nhung con ga` que` thanh nien VN quanh quan cai coi xai quyen luc. va` mieng com ....tung` vo nguc xung danh la` ky su tien si ....trong 30 nam da phat minh sang' tao. ra nhung gi` co' ich' va` lam rang danh VN chua ??? 30 nam la` 1 the he roi con` gi` ......the he do' da~ ngang hang` voi cung` the he trong vung` DNA ve moi mat chua ????

-- MA CO HO CHI MINH - (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 08, 2004.


Moderation questions? read the FAQ