Bay đi những đám mây mù

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Bay đi những đám mây mù

Tùy bút PHAN XUÂN SINH

Năm tôi học lớp đệ tam, theo lời rủ rê của thằng bạn tôi về quê nó ăn tết. Đó là làng Phước Trạch nằm ngay cửa Đợi đổ ra biển của sông Thu Bồn. Làng quê rất đẹp, những hàng dừa thẳng tắp, những mái nhà tranh nằm trên bờ sông thật thơ mộng. Làng nầy phần đông sống về nghề đánh cá. Buổi chiều các đoàn ghe đánh cá trở về, dân làng nhộn nhịp hẳn lên, kẻ bán người mua đều vội vàng. Những đoàn xe thồ cá đi bỏ mối các chợ xa tấp nập. Buổi tối, những ḷ hấp cá trên bờ sông soi sáng cả một vùng trời. Đời sống người dân không giàu có nhưng thanh thản. Chiến tranh chỉ là mối đe dọa, chứ chưa tàn phá như sau nầy. Mấy năm đầu hai bên đều tôn trọng lệnh đ́nh chiến, để người dân yên vui trong mấy ngày tết, nên sự đi lại các làng quê xa c̣n được thông thương. Cán bộ phe bên kia có thể về thăm viếng bà con trong vùng kiểm soát của phe bên nầy, không sợ bị bắt hay làm khó dễ. Năm đó cũng là năm đầu tiên trong đời tôi được gặp và nói chuyện với một cán bộ Cộng Sản. Anh ta về thăm quê ḿnh trong ngày mồng một tết.

Lâu quá tôi không nhớ tên anh, nhưng lại nhớ khuôn mặt rất hiền từ của anh khi nói chuyện. Anh biết tôi là dân thành phố, nên anh đặc biệt chú ư. Chiều đó nhà thằng bạn làm một mâm cơm cúng đầu năm, luôn tiện anh đến thăm, nên gia đ́nh mời anh dùng cơm với chúng tôi. Trong bữa cơm anh ăn rất thật t́nh, chứ không khách sáo. Nh́n cách ăn của anh bỗng dưng tôi nhớ lại mấy bức biếm họa vẽ mấy ông VC ốm tong teo. Anh không ốm như người ta vẽ, nhưng có lẽ sống cơ cực thiếu ăn, nên anh ăn rất mạnh miệng. Tự nhiên tôi bật cười, anh giật ḿnh dừng đũa và biết tôi cười cách ăn uống của anh. Từ đó anh ăn thong thả, và tỏ vẻ ngượng ngập. Tự nhiên tôi thấy thương hại anh và trách ḿnh không giữ được chút lịch sự tối thiểu khi có mặt người lạ. Tốại hôm đó, chúng tôi ra bờ sông ngồi nói chuyện, tôi xin lỗi anh chuyện đă xẩy ra trong bữa cơm. Anh chỉ gật gù và nói với tôi là anh không để ư chuyện đó.

Anh cho chúng tôi biết anh là Chính Trị Viên của một đơn vị, anh nói về con đường chính trị anh chọn. Theo anh th́ không có con đường nào tốt hơn bằng con đường Cộng Sản. Con đường ưu việt giải quyết tất cả rối rắm của dân tộc, đưa dân tộc đến giàu sang. Anh nói thao thao bất tuyệt, dường như anh thuộc ḷng những điều anh nói, có lẽ anh cường điệu quá nhiều nên nó trở thành ngô nghê, rẻ rúng. Hay là anh cho chúng tôi c̣n con nít không biết ǵ nên nói thế nào cũng được. Chúng tôi ngồi yên lặng lắng nghe anh, anh nói đến hiểm họa của đế quốc Mỹ, đến sứ mạng của Cộng Sản Việt Nam lănh trách nhiệm của thế giới bẻ găy ư đồ xâm lược của Mỹ, rồi anh đọc thơ cách mạng, anh nói về thơ Tố Hữu, chúng tôi không dám hé răng hỏi điều ǵ. Lúc ấy tôi thấy có một cái ǵ đó không thực, những điều rất viễn vông. Thế nhưng không ai dám làm khó anh. Đến cái lúc anh nói về giải phóng thành công, đến sự giàu sang của Xă Hội Chủ Nghĩa, tất cả thành phố lớn nhỏ ở Miền Nam đều được san bằng và được xây dựng lại tối tân hơn, đẹp đẽ hơn. Đến đây th́ tôi không c̣n chịu được nữa, tôi bắt đầu vừa căi vừa cà khịa với anh. Tôi thẳng thừng tŕnh bày những điều suy nghĩ của tôi, tôi nói với anh là chúng tôi chưa thấy người Mỹ đặt chân trên đất nước nầy, có chăng chỉ là những cố vấn về văn hóa, xă hội, quân sự v.v.. nhưng quá ít ỏi, không đáng kể. Tôi cho rằng không nên làm khổ dân tộc thêm nữa. Chiến tranh vừa mới chấm dứt chưa tới 10 năm, dân tộc chưa gượng dậy nổi th́ bây giờ lại gây thêm một cuộc chiến khác, gây thêm biết bao thảm họa. Nhiều con đường giải quyết, từ từ sẽ đưa tới cuộc thương lượng mà không cần phải đổ máu thêm nữa. Tôi chua chát bác bỏ những ảo tưởng mà anh thêu dệt. Dân tộc không chờ đợi những thứ ấy. Dân tộc muốn sống trong thái b́nh. Đủ rồi. Anh cho rằng tôi c̣n nhỏ chưa đủ trí khôn để nhận định vấn đề. Không thấy được cái sâu xa nguy hiểm. Thằng bạn đá chân tôi, ngụ ư bảo tôi không nên nói thêm nữa. Khi về nằm với tôi trên giường nó nói là ngày mai mồng hai tết, tôi phải về lại Đà Nẵng ngay, nếu không đến mồng ba hết đ́nh chiến, thế nào đến tối họ về sẽ bắt tôi đi tẩy năo. Tối hôm đó, tôi ngủ không được vừa sợ mà cũng vừa ấm ức, bực tức. Tṛ chơi không được công b́nh, nói một chiều, không cho kẻ khác tŕnh bày ư nghĩ và quan điểm của ḿnh. Một điều mà tôi nghĩ trong đầu óc, tuyên truyền kiểu như vậy không thể nào lọt vào tai những người có học thức. Chỉ có người dân ít học họ mới tin theo

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 04, 2004

Answers

Response to Bay đi những đĂ¡m mĂ¢y mĂ¹

Đó là người Cộng Sản đầu tiên tôi gặp trong đời, chính anh nầy để lại cho tôi một ấn tượng không tốt với phía bên kia. Cái luận điệu sặc mùi tuyên truyền rẽ tiền nầy cứ ám ảnh măi suốt trong cuộc đời tôi cho đến bây giờ, mặc dù chế độ Miền Nam trước đây có nhiều bất công, nhiều tệ hại, mục nát, không phải là chế độ lư tưởng cho tôi. Nhưng dù sao vẫn dễ thở, vẫn có những cái tự do tối thiểu của con người.

Tôi sống và lớn lên từ thành phố. Khi tôi sinh ra chiến tranh Việt Pháp vẫn c̣n tiếp diễn trên đất nước. Lúc ấy tôi c̣n quá nhỏ, chiến tranh cũng không xẩy ra trong thành phố nên tôi hoàn toàn không biết ǵ. Khi năm 54 chia đôi đất nước, tôi chỉ mới 6 tuổi, chưa thấy một bóng dáng của bộ đội, nên không có cái ǵ để tôi phải thù hằn họ, ngược lại những huyền thoại thần thánh hóa về họ được những người lớn tuổi kể đi kể lại, đầu óc trẻ con của bọn tôi lúc ấy phục sát đất. Hành động anh hùng của thanh niên ngoài mặt trận, như đưa đầu lấp lỗ châu mai, nằm xuống để cản những khẩu đại bác tuột dốc, bó ḿn trên người để giựt cầu. Nghe những chuyện nầy tôi cũng ớn lạnh, với đầu óc trẻ thơ vẫn c̣n trong veo chưa vướng một chút bụi nào trong đời sống, tôi tin những chuyện nầy và đáng sợ cho những hành động anh hùng đó. Sau nầy lớn lên có chút suy nghĩ, có chút lư luận. Tôi nghi ngờ những hành động ấy. Có cần thiết đưa đầu vào trám lỗ châu mai không? Mà làm sao trám được, những người bên trong họ ngồi yên để ḿnh hành động như vậy sao? Tại sao khi kéo đại pháo lên dốc mà không chuẩn bị một khúc cây cản phía sau, để khi tụt dốc đưa thân người ra cản lại, mà thân người làm sao cản nổi chứ? Những huyền thoại có vẻ tiếu lâm nầy truyền đi truyền lại măi nhập tâm vào đầu người dân ít học, họ tin phong phóc, nh́n h́nh ảnh người bộ đội đẹp biết bao.

Cũng theo cái kiểu thần thánh hóa đó, nhân vật Trần Văn Ơn người tự tẩm xăng lên ḿnh đốt thành ngọn đuốc, chạy vào phá hủy cây xăng Nhà Bè. Một lần ngồi uống rượu với anh Giám Hiệu trường Trần Văn Ơn ở B́nh Thạnh. Rượu vào ngà ngà tôi hỏi anh đó về nhân vật Trần văn Ơn, v́ tôi cho hành động nầy không thực. Từ cổng chạy vào đến bồn xăng gần cả cây số , chạy chưa tới nơi th́ ngă quỵ làm sao đốt được bồn xăng? Anh cũng ngà ngà say như tôi, nên anh cũng nói toạt chuyện nầy cho tôi biết. Học sinh trong trường cũng hỏi anh về lư lịch của thiếu niên Trần Văn Ơn, quê quán, cha mẹ của nhân vật nầy. Anh đi hỏi lung tung những cơ quan có thẩm quyền của Đảng ở Sài G̣n, không có nơi nào biết để anh về trả lời với học sinh. Có dịp anh ra Hà Nội đến viện Bảo Tàng của Đảng Cộng Sản, nơi đây nắm giữ lịch sử của các nhân vật anh hùng nhân dân. Anh gơ cửa đúng chỗ nhưng mọi người đều ngẫn ngơ không biết thiếu niên Trần Văn Ơn là con cháu của ai, ở vùng nào. Anh là một đảng viên, làm hiệu trưởng của trường mang tên người anh hùng đó, mà không biết người đó từ đâu sinh ra. Khi nói chuyện với tôi anh rất ngán ngẫm, khi bịa chuyện mà không có căn cơ, làm cho mọi người đều lúng túng. Anh lắc đầu lia lịa, ngụ ư cho tôi biết rằng nhân vật ấy không có thật.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 04, 2004.

Response to Bay đi những đĂ¡m mĂ¢y mĂ¹

Khi lớn lên, bước chân vào quân đội Miền Nam. Nh́n thấy lực lượng hùng hậu của Miền Nam, cộng với sự tiếp tay của Mỹ, tôi nghĩ phe bên kia không thể nào thắng được. Thế nhưng khi ra ngoài mặt trận, bắt được những tài liệu, những thư từ cá nhân, những văn bản trao đổi, tôi thấy họ mang trong người những hận thù, mười người như một trong ḷng họ đầy oán thù. Lúc ấy tôi c̣n bán tín bán nghi. Một lần đi hành quân diều hâu tại Thanh Trường, Quảng Nam, chúng tôi khui được một hầm bí mật của một bưu tín viên. Người đưa thư nầy chết dưới hầm, chỉ c̣n lại một ba lô đầy thư từ các gia đ́nh Miền Bắc gửi cho các chiến binh đang chiến đấu trong Miền Nam, họ là con em, người yêu . Trước khi giao toàn bộ cho Ban 2, trưa đó sau khi ăn cơm xong, tôi mắc vơng nằm mở thư ra đọc trước. Lúc ấy tôi mới giật ḿnh, và khẳng định thế nào Miền Bắc cũng thắng trong cuộc chiến nầy. Trăm lá thư đều khuyên con em họ, người yêu họ, phải vững ḷng chiến đấu, phải giết kẻ thù như giết một con rệp, không nhượng bộ, không thối chí. Chỉ có chiến thắng mới có hy vọng gặp lại nhau. Trong thư nào cũng vậy luận điệu đầy sắt máu. Một cuộc chiến tranh mà Miền Bắc huy động được một nguồn nhân lực toàn dân to lớn như vậy, thắt lưng buộc bụng, mọi người đều lao vào cuộc chiến một cách hăng say, dai dẳng, không ai có thể đứng ngoài. C̣n trong Miền Nam, cũng trong thời điểm cao độ của cuộc chiến, chỉ có những người lính mới chiến đấu, c̣n phần đông tất cả đều phè phỡn thờ ơ. Một cuộc chiến tranh không tương xứng như vậy th́ c̣n khuya mới thắng được họ. Tôi bàng hoàng sau khi đọc những lá thư nầy. Lúc đó tôi mới biết trên đời nầy có một thứ chính trị chen lấn vào đời sống riêng tư, và có một quyền lực kinh khủng như vậy, sắc máu như vậy. Ngoài thứ vũ khí, họ c̣n trang bị một loại hận thù từ chân lông kẻ tóc. C̣n chúng tôi ra trận, cầm súng mà đầu óc trong vắt, không gắn bợn một chút thống thù. Làm sao chiến thắng được khi mà anh em chúng tôi ở trong một tâm trạng bất đắc dĩ như vậy.

Hồi chưa vào lính, tôi đă đọc “Bắt Trẻ Đồng Xanh” của Vơ Phiến. Tôi nghĩ đây cũng chỉ là một sản phẩm tuyên truyền, v́ không có ai có thể làm một chuyện độc ác như vậy. Đem những đứa bé ra Miền Bắc. để cha mẹ chúng nó bao giờ cũng nghỉ tới con, nên buộc ḷng phải chấp chứa, nuôi dưỡng, che chở cho các cán bộ nằm vùng. Tôi đă đọc được những lá thư của những đứa bé gửi về cho cha mẹ chúng, bao giờ cũng bảo cha mẹ giúp đỡ những cán bộ tới tá túc. Tôi phục sát đất ông Vơ Phiến đă thấy được cái chuẩn bị sâu xa chuyện thôn tính Miền Nam từ lâu, một kế hoạch lâu dài và theo đuổi một cách miệt mài, ṛng ră. Miền Nam chỉ là một con nai tơ th́ làm sao tránh khỏi móng vuốt dữ dằng như vậy. Chúng tôi những thằng lính chiến, quá mệt mỏi chống đỡ trong tư thế chán nản, không trước th́ sau cũng mất vào tay họ.

Thế nhưng phải nói đến sau tháng 4/75, mọi người mới ngă ngữa. Từ cổ tới kim, chưa có lúc nào mà người dân ngoan ngoăn và răm rắp tuân theo pháp lệnh của nhà nước như vậy. Người đi cải tạo khổ đă đành, c̣n người sống bên ngoài cũng thập phần lo âu và khốn khổ. Một thập niên từ 75 đến 85, ai sống ở Miền Nam đều thấy rơ vấn đề nầy.Đất nước khánh tận, người dân quá sức bần cùng. Năm 1985 tôi có dịp ra Miền Bắc v́ công việc làm ăn, luôn tiện tôi cũng muốn đi một vài tỉnh ngoài đó cho biết. Sau mười năm, người dân Miền Nam đă khổ quá đỗi thế mà so với người dân Miền Bắc không thấm vào đâu. Họ âm thầm nhẫn nhục chịu đựng. Đi qua các tỉnh Quảng B́nh, Hà Tĩnh thật xác xơ. Người dân cày cấy ngoài đồng phải mặc áo tơi, một loại áo mưa chầm bằng lá buông, dù trời đang nắng hạn. Họ không dám mặc áo quần bằng vải v́ sợ chóng rách.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 04, 2004.

Response to Bay đi những đĂ¡m mĂ¢y mĂ¹

Tôi dừng xe, ghé lại một quán nước bên đường thuộc địa phận Quảng B́nh. Chủ quán là một anh thương binh c̣n rất trẻ, cở tuổi của tôi lúc ấy. Anh biết chúng tôi từ Miền Nam ra, nên anh đối xử rất tử tế. Tôi hỏi anh về những năm chiến tranh, quê anh là nơi bị dội bom nhiều nhất. Anh chua chát đọc đi đọc lại câu: “ Quảng B́nh quyết tử để Tổ Quốc quyết sinh”. Khiếp thật, nghe anh đọc câu nầy mà tôi rợn người. Trong lúc Miền Nam trong thời điểm ấy rất dững dưng. Tôi hỏi anh câu nầy từ đâu ra? Anh bảo đó là câu khẩu hiệu mà người dân ở đây thuộc ḷng. Anh chỉ cho tôi thấy những ngôi nhà tranh mới cất, trước đó là một dăy phố đông dân cư trở thành b́nh địa. Ngôi nhà thờ chính đổ nát, chỉ c̣n lại tháp chuông. Sau hơn mười năm ḥa b́nh, thành phố vẫn c̣n nguyên vẹn vết tích chiến tranh, không được xây dựng, người dân vẫn nghèo khổ. Anh thương binh đó nói với tôi là anh bị mất cánh tay trái tại chiến trường Miền Nam năm 1972. Lương hưu trí của anh chỉ đủ sống vài ngày, nên anh phải lập quán nước để cải thiện thêm đời sống, làm như vậy tức là sai chính sách nhà nước, nhưng đói quá không c̣n cách nào hơn. Anh mỉa mai nói một cách chán chường: “Nhà nước tạo cho người dân ai cũng bị phạm pháp”. Vui miệng, tôi cho anh biết tôi cũng là một phế binh của quân đội Miền Nam, phe đối nghịch với anh, tôi mất một bàn chân phải tại chiến trường Quảng Nam, ngay trên quê hương của tôi, mùa hè 1972 cùng một năm với anh. Anh nh́n tôi sững sờ bán tín bán nghi, tôi xăng ống quần để anh nh́n thấy bàn chân gỗ của tôi. Tôi thấy anh xúc động thật sự, anh đưa bàn tay xoa lên cẳng chân gỗ của tôi một cách thân thiện. Tôi và anh đều cảm động, mặc dù không nói với nhau một lời nào, nhưng trong tôi, trong anh đều là hai nạn nhân của một cuộc chiến tranh phi lư, tàn bạo. Chỉ có chúng tôi mới hiểu được sự đau đớn tột cùng, đeo đẳng suốt trong cuộc đời c̣n lại do chiến tranh gây ra. Lúc đó không c̣n ngăn cách bởi những thứ chính trị tồi tệ. Bản năng của ḷng nhân ái nổi lên, mới thấy được con người thật hiền từ, chỉ có chính trị phủ lên đầu một thứ dă man, súc vật, biến anh em trở thành đối nghịch thù hằn. Anh nh́n tôi thương hại và tôi nh́n anh cũng vậy.

Sau mười năm Hà Nội vẫn không có ǵ thay đổi, người dân vẫn đội nón cối, áo quần màu ô-liu như của bộ đội. Thành phố lụp xụp của thời thuộc địa Pháp. Tôi đi thăm những nơi tiếng tăm màsách vở văn chương thường hay nhắc tới: Chợ Đồng Xuân, Văn Thánh, Chùa Một Cột, Khu Giảng Vơ v.v...Hà Nội trong đầu tôi bị sụp đổ. Tôi không ngờ một thành phố gọi là Thủ Đô mà dơ dáy và tệ hại như vậy. Tôi nghiệp cho những nơi mang những di tích thật đẹp của lịch sử không được ǵn giữ trân trọng mà ngược lại bị tàn phá thô bạo. H́nh như người ta không cần những thứ nầy, người ta chỉ cần cái lăng của “Bác Hồ” lộng lẫy uy nghi, đó là cái logo tiêu biểu cho cả nước, c̣n mọi thứ khác xem như vứt đi. Tôi có dịp đi Hà Tây ngang qua G̣ Đống Đa, nơi mà Quang Trung chiến thắng Quân Thanh một cách vẻ vang, niềm tự hào của dân tộc, hàng ngàn xác giặc vùi thây nơi đây. Dưới chân g̣ là một cái chợ nho nhỏ, cho nên g̣ Đống Đa là một nơi thả giàn phóng uế, người ta vứt ra đó những ǵ dơ dáy nhất, không cách nào đi lên G̣ Đống Đa được, mùi hôi thối nồng nực xông vào mũi. Dừng xe bên đường đứng nh́n lên mà ngậm ngùi. Trong lúc đó các vuờn hoa lớn nhỏ ở Hà Nội đều có tượng của Lenin và Hồ Chí Minh, các thần tượng nầy được nhà nước chăm sóc kỹ càng, c̣n các di tích lịch sử mà nhân dân tự hào và trân trọng đều bị phá bỏ một cách không chút thương tiếc.

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 04, 2004.

Response to Bay đi những đĂ¡m mĂ¢y mĂ¹

Hà Nội có một cái đẹp rất tự nhiên, đường phố rợp bóng mát. Người dân lam lũ, nghèo khổ. phương tiện di chuyển duy nhất là toàn xe đạp, thỉnh thoảng có một vài chiếc xe gắn máy từ Miền Nam mang ra, xe hơi th́ cũng hiếm hoi. Đi đâu cũng nghe người dân than oán và nói xấu nhà nước. Đó là điều đặc biệt của người dân Miền Bắc. Buổi tối dọc các bờ đê thỉnh thoảng bắt gặp những cặp t́nh nhân ôm nhau làm t́nh, họ không có chút ǵ e thẹn hay ngượng ngùng khi có người khác trông thấy. Tôi đem chuyện nầy về hỏi một người quen sống tại Hà Nội. Anh ta cười và cho đó là chuyện rất thường t́nh, v́ nơi ăn chốn ở rất chật chội, mỗi hộ chỉ kê đủ một cái giường, vợ chồng con cái sinh hoạt trên cái giường ấy, trong nhà không có chỗ riêng để làm chuyện đó, nên buộc ḷng phải ra ngoài. Tội nghiệp thật, việc pḥng the mà cũng phải đem ra ngoài giải quyết.

Khi tôi ngồi viết lại những ḍng nầy, đất nước đă thay da đổi thịt. Gần ba mươi năm người dân mới ném được cái mùi vị có chất tư hữu. Bây giờ có những người giàu sụ, đi Tây, đi Mỹ như đi chợ, con cái được đào tạo tại các nước tân tiến. Đó cũng là điều đáng mừng. Sài G̣n, Hà Nội líu lo tiếng Tây, tiếng Mỹ trong giao tiếp. Thông tin bằng điện thoại di động, vi tính. Di chuyển bằng Dream, xe hơi. Không có ai bàn chuyện chính trị, xem chính trị như một tṛ chơi của giới ngoài lề, chẳng ai để ư. Thỉnh thoảng được nhắc tới một cách mĩa mai trên bàn nhậu, để mọi người cười cợt. Mừng thật, thế nhưng có thực sự chính trị không c̣n chiếm chỗ trong đời sống nhân dân không? Người dân đă chịu đựng quá nhiều, tất cả những sợi dây thắt được nới lỏng, trả lại đời sống tự nhiên nguyên thủy. Đó là ước mong của nhiều người đứng bên ngoài nh́n về đất nước. Bây giờ chúng ta không c̣n đóng cửa để bảo tồn, mà phải mở cửa ra để đón những ngọn gió mát. Những điều tôi đă kể trên như một đám mây mù cần phải xua tan, nó đă đi vào quên lăng của mọi người. Đừng bao giờ bày ra những điều huyễn hoặc để bắt mọi người phải răm rắp tuân hành như một trại lính. Trả họ lại với thiên nhiên, với đời sống đầy ắp t́nh tự của con người. Những chiếc mặt nạ làm rối ren đời sống, phải được gỡ xuống. Những đường lối kinh doanh trên xương máu của nhân dân xin hăy chấm dứt, nó đă lỗi thời và trở thành trơ trẽn. Tôi tin, đất nước sẽ thoát ra được những gọng kiềm của lich sử đen tối, để vững vàng tiến bước.

Boston, 30 tháng 4 năm 2004

-- Kẻ Sĩ Bắc Hà (ke_si_bac_ha@yahoo.com), July 04, 2004.

Response to Bay đi những đĂ¡m mĂ¢y mĂ¹

Cam on anh ban ,day la lan dau tien toi doc ve Tran van On,

-- thich du thu (toollover@comcast.net), July 13, 2004.


Response to Bay đi những đĂ¡m mĂ¢y mĂ¹

doc xong bai nay cua anh KSBH, Cai cam nghi cua toi la ve hai chu " han thu ".

Cong san chu truong cam thu; vi chi co cam thu moi chien thang; vi chi co cam thu moi gianh duoc chinh quyen tu tay doi phuong.

Than nhan goi tho cho Bo doi cung bi bat buoc khuyen khich nguoi nha minh phai nuoi cam thu de chien thang.

Ay the ma gio day, Cong San VN khuyen nhung cuu quan nhan can chinh VNCH hay tu bo han thu.

Co nghia la dung lam nhung gi ma chung no da tung lam.

-- Nhan Dan Tu Ve VNCH. (nhandantuve@VNCH.com), July 13, 2004.


Response to Bay đi những đĂ¡m mĂ¢y mĂ¹

Hanoi Hilton" North Vietnamese POW camp in Hanoi 23 Dec 72

Cai toi Nhot MY tai day Con Day ..Tui My Chua quen duoc Dau ..



-- Nong bi dai' (vietnamcongsans@yahoo.com), July 14, 2004.

Moderation questions? read the FAQ