co vang` ba soc do

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

Máu thấm đẫm lên Ba Sọc Đỏ Nhân ngày 30 tháng 4, 2004. Lần Little Sàig̣n có mặt với Denver, Colorado. Biểu quyết Nghị Quyết Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Ḥa.

--------------------------------------------------------------------------------

Một.

Buổi sáng ngày 30 tháng Tư, 1975 anh đứng trước trụ sở Hạ Viện Việt Nam Cộng Ḥa, Công Trường Lam Sơn chứng kiến giờ hấp hối với Sài G̣n trước, sau giây phút Dương Văn Minh ra lệnh quân đội ngưng tác chiến. Đoàn xe gồm hai chiếc Zil (xe vận tải Trung Cộâng) chở trung đội nữ du kích cộng sản (cho là như thế, chứ thật ra chỉ là những gái quê miệt B́nh Chánh, Phú Lâm mới được tập trung làm "cách mạng" ở giờ thứ cuối cùng của một cuộc chiến tai họa, xé ḷng, và cũng cực độ vô ích nhất suốt lịch sử người Việt – Hai mươi-chín năm sau, "trị giá" nầy hẳn không thể định nghĩa khác hơn). Hai chiếc xe chạy chậm từ Trần Hưng Đạo qua bùng binh Chợ Bến Thành, dọc Lê Lợi với toàn thể các cửa hàng gh́m gh́m đóng kín. Những mũi súng chỉa sang hai bên dọa nạt vụng về, đám người trên xe ngây ngô vô hồn nh́n xuống ḷng đường vắng vẻ - Không phải cách êm ả, vắng lặng của Sàig̣n thường có của những chiều ba- mươi Tết để bùng vỡ với đêm Giao Thừa rộn ră mừng Xuân nồng ấm giữa mùi khói pháo của những ngày gọi là "Tự Do"- Tự Do có thật và đang dần hũy diệt.

Nay, sáng ba-mươi tháng Tư, 1975 đường Lê Lợi có cảnh tượng im lạnh của một băi tha ma vương vải những thây người chưa kịp thu dọn. Mà quả thật có những người vừa chết, đang chết. Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long (sau nầy mới biết được danh tính của Người Tận Hiến Tế đầu tiên cùng lần thật chếât với Quê Hương) với y trang cảnh sát nghiêm chỉnh, giày đen, chiếc nón kết bị bắn rơi sang một bên nằm trên vũng máu dưới chân Tượng Đài Thủy Quân Lục Chiến. Tiếng đạn súng tay của Trung Tá Long bị ch́m khuất bởi chuỗi âm động sầm sập do hàng ngàn vạn bàn tay đang đập đục những cơ sở, kho hàng người Mỹ, hoặc của ngoại kiều đă vắng mặt vùng Building Brinks, nhà thương Đồn Đất.. Nhịp âm lượng ma quái, ghê rợn tưởng như muôn vạn chày vồ đập xuống nắp quan tài trong giờ tẫm liệm.. Nhưng bỗng chốc, tất cả tất cả như lắng lại với những tiếng gào uất hận thương đau.. Có người chết! Có người chết! Ai... ai, ai chết? Lính, lính ḿnh, chết nằm kia ḱa.. Khu tượng đài ùn ùn người kéo tới, vây chặt; những kư giả người Nhật (trong đó có anh) rời bỏ thềm Hạ Viện, bởi đám ‘nữ chiến sĩ giải phóng" với áo xanh da trời, quần đen, băng đạn quấn chéo ngang ngực không có động tác ǵ khác ngoài việc ngồi im, nhắm hờ đôi mắt nhỏ như làn chỉ trên những khuôn mặt căng phồng đỏ ửng mụn nám, mồ hôi chảy gịng nhớp nháp, thấm đẫm. Mũ tai bèo, khăn rằn quấn cổ, áo vải popeline, quần phụ nữ nhà nông, dép lốp xe hơi, giây đeo đạn, đạn, súng.. Tất cả đồng đỏ au, mới nguyên, miết xuống lớp áo vải mỏng, làm hằn lên những múi thịt tưởng như xé rách những thân h́nh béo ph́ bấât động. Anh đóng nắùp máy ảnh, hiểu rơ tính vô nghĩa, vô ích của những việc làm đang lăng đăng thực hiện; cũng không thể nghĩ ǵ thêm khi nh́n xuống mắt người vừa chết đứng tṛng, khô rốc. Anh bất định bước dọc theo hành lang quán Thanh Vị, nh́n sang hàng hiên rạp REX.. Toán lính cộng sản trườn, ḅ, chỉ chỏ nháo nhác; vài gă thanh niên cầm lá cờ đỏ chạy về phía cổng Ṭa Đô Chánh. Cờ thật ra chỉ là loại vải lụa may áo dài màu đỏ tía.

Khi ném hết giấy tờ xuống chiếc cống trước nhà sách Khia Trí.. gồm Chứng Chỉ Tại Ngũ, Thẻ Lănh Lương; Chứng Minh Thư danh số 41 Ban Liên Hợp Quân Sự Trung Ương; Căn Cước Bọc Nhựa.. Hóa ra ḿnh cũng chưa có thẻ sĩ quan mới thay thế thẻ kỳ lên trung úy sau trận Đồng Xoài, 1965. Anh không rơ bản thân đă nói thầm như thế hay không, cũng không có cảm giác tiếc nuối cái ví da, món quà nhận hôm sinh nhật vừa qua, vật chất độc nhất có đôi chút giá trị đối với bản thân... Th́ coi như ḿnh đă chết! Anh muốn nói ra lời, nhưng chỉ nghĩ không cũng thấy đau.

Hai

Hai mươi-chín năm sau. Đúng hai mươi-chín năm, anh xuống phi trường Denver, Colorado với cảm giác không khác của ngày ấy - Ngày 30 tháng Tư, 1975 tại Sài G̣n, nơi trái tim anh. Có khác chăng, ḷng anh trống trải, lặng lẽ hơn với tuổi sáu-mươi. Bởi từ lâu, h́nh như anh không nói: "Tôi đến nơi ấy. Tôi về nơi nầy.." Anh chỉ di chuyển từ chốn nầy qua chỗ khác. Cảm giác có thật, không phải làm dáng để viết nên chữ nghĩa, văn chương, cách điệu giang hồ, khinh bạc. Bởi, hai mươi-chín năm qua, anh di chuyển từ trại tù nầy qua trại tù khác; từ thành phố nầy sang một chỗ ở bị chỉ định khác. Rất nhiều lần sau thức dậy buổi sáng, anh ra trước căn nhà vừa trú ngụ đêm qua, đọc tên đường và số nhà, hoặc t́m xem niên giám điện thoại để biếât ḿnh đang ở nơi đâu. Quê nhà với anh h́nh như không c̣n - Thật sự không c̣n - Bởi cũng do t́nh huống, anh sợ phải hứng chịu nỗi đau cùng với nơi xa xôi cách biệt kia mỗi khi ngồi xuống một ḿnh với những chữ viết mà anh hiểu thật ḷng.. Rồi cũng chẳng đi đến đâu..

Chiều 30 tháng Tư, 2004 Denver trời đổ tuyết lớn. Anh nói cùng Hùng, (Đơn Vị 101 cũ), người bạn đón anh, và Nguyễn Chí Thiện: "Các ông, bà thi sĩ, ông viết văn thật ra không hơn ai, nhưng có được khả năng thấy trước, và thấy đúng." Để hai bạn rơ ư hơn, anh giải thích: "Mấy mươi năm trước, ông Thiện nằm tù ở Hỏa Ḷ, nơi chốn người chưa đến nỗi ăn thịt người (do không có lửa để nấu nướng); chứ ở trại tôi, trại Thanh Cẩm (Thanh Hóa, nơi Dân Biểu Đặng Văn Tiếp bị đánh chết; sau 1990, giam Đoàn Viết Hoạt); Mă Nh́ và Lư Trường Trân thịt ngay anh chàng người Hoa đồng pḥng, v́ anh nầy chịu khổ không nỗi, hiến ḿnh cho hai bạn ăn để có chất thịt. Thịt người cũng là thịt. Họ lư luậân với nhau như thế trước khi thuận cho hai người kia sửa soạn bữa thịt đồng bạn, đồng chủng. Ở Hỏa Ḷ nơi giam ông Thiện, người tù chỉ ăn thức do người kia vừa nôn ra; vậy trong cảnh sống ấy, làm sao biết được tuyết (trắng, ấm) như thế nào; nơi đâu có tuyết rơi cho những con người xứng danh người để có thể viết nên câu thơ: "Tuyết ấm rơi ḷng người đôn hậu..". Năm ấy, cách đây hơn hai-mươi năm, ông Hùng ở nhà thương Cốc Lếu (Lào Cai) nằm chờ chết v́ bịnh lao; tôi ở hầm tử h́nh trại Thanh Cẩm.. Đến ông Trời cũng không có thể tiên tri cho ba người sẽ gặp nhau hôm nay ở đất Mỹ, giữa một chiều mưa tuyết trong ngày đầu hè, cuối tháng Tư!! Mà tuyết ấm thật, anh đưa tay hứng bông tuyết thoa lên mặt, ḷng vui như đang chứng kiến sự diệu kỳ. "Bác Thiện nói cứ như thánh hèn ǵ làm thơ hay thiệt!" Anh nói với ḷng thành thật, cảm động về sự thanh khiết, dũng cảm của THƠ.

Nhưng sự ngẫu nhiên (nếu gọi là ngẫu nhiên) không ngừng ở đấây, khi chúng tôi vào đến thành phố, th́ nơi pḥng làm việc của Phan Hội Yên, viên "Hạ Sĩ Khinh Binh" của Tiểu Đoàn 3 Nhảy Dù, đơn vị đă đánh xe tăng T54 cộng sản với lựu đạn tay, và bán súng cá nhân XM16 nơi đồi 30 Hạ Lào trong chiến dịch Lam Sơn 719, năm 1961; ở đây chiều nay cũng đă có mặt viên sĩ quan mang danh hiệu: "Khủng Long – Đại Úy Lại Văn Long của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù", người đại đội trưởng nhưng kiêm luôn nhiệm vụ khinh binh xung kích chiếm nóc gác chuông Nhà Thờ LaVang, nơi đơn vị cộng sản bố trí một dàn pḥng không, ngăn cản sức tiến công của những đơn vị tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, Mùa Hè 1972. Và kết quả đă hiện thành với chiến công mcät lần vang dội hùng tâm giữ nước - Ngày 14 tháng 9, tức là gần hai tháng sau buổi quyết tử của Long "Khủng Long", những lính Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân, Thiết Kỵ, Sư Đoàn I Bộ Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân thuộc lực lượng diện địa Tiểu Khu Quảng Trị đồng nhào lên trên đất đá điêu tàn của khối cỗ thành mà nay chỉ c̣n là những nấm đất sênh sếch khói đạn điêu tàn, lầy lềnh những xác người chết trẻ, để dựng nên lá cờ linh thiêng của Tổ Quốc..

Cờ bay..

Cờ bay giữa vũng lửa

Trầm trầm quân, dân nước mắt ứa

Một bận cờ bay vàng thành xưa

Bao tầng máu, xương người lính đỗ!!

Những người lính của mùa Hè lẫm liệt năm ấy nay tất cả đă trở nên những lăo nhân lặng lẽ, chịu đựng.. Nầy là Sum, Kim của Tiểu Đoàn 8; ông Bưu Tín Viên, Triêm của Tiểu Đoàn 7 Dù mà ngày anh mới ra trường (1963) về đơn vị, dẫu lớn cấp bậc hơn vẫn ngại ngần gọi ông bằng danh xưng kính trọng "Thưa bác Thượng Sĩ!!"; hoặc Ngô Gia Hậu của lớp viên phóng chiến trường xông xáo ngày trước, những "nhà báo" nhảy xuống Khe Sanh, vào An Lộc, lên Pleiku cùng với khinh binh của những đợt trực thăng đầu tiên đổ bộ xuống những băi đáp c̣n nóng hơi bom, đạn tiền pháo kích. Tất cả đồng có mặt hôm nay trong căn pḥng chật chội nầy để đợi một phép lạ tưởng như không thể xẩy đến.. Không Quân Vũ Sĩ Cường, viên tân chủ tịch cộng đồng của địa phương Denver nhào vào với tiếng nói trong hơi thở gấp.. "Xong rồi, xong rồi quư vị.. Năm giờ, đúng năm giờ, chúng tôi có mặt từ ba giờ chiều, đợi đến năm giờ, thượng viện, hạ viện tấât cả chuẩn y Nghị Quyết Cờ Vàng - Vâng, không có phiếu chống đối, họ đứng lên phất cờ vàng với ḿnh dẫu ông thống đốc bận đi họp. Nhưng thượng viện họ quyết định hôm nay: Ngày 30 Tháng Tư.. Vâng, họ biết, họ chia vui với ḿnh. Họ cốt Nghị Quyết ra hôm nay, ngày 30 Tháng Tư sau hai mươi-chín năm. Tiểu bang ḿnh là tiểu bang thứ năm có nghị quyết nầy: Toàn Tiểu Bang Colorado là của Quê Hương của Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản." Vũ Sĩ Cường lấy lại hơi thở với tiếng nói trầm xuống cảm xúc: "Thành quả nầy là của chung tập thể, nhưng người đầu tiên phải tri ân là Thống Đốc Bill Owens, người nhiệt thành yểm trợ không ngừng nghỉ cuộc đấu tranh chính nghĩa của Người Việt không chấp nhận chế độ cộng sản." Bởi Bill đă không chỉ chối từ, phủ nhận chủ nghĩa, chế độ cộng sản do sự tệ hại thâm hiểm của nó trong hôm nay với cương vị thống đốâc tiểu bang, nhưng ngay từ những ngày của thập niên 60, 70, ngày Bill c̣n là người trẻ tuổi, nơi khuôn viên các trường đại học, khi "phản chiến" là một trào lưu thời thượng của tiến bộ và yêu chuộng "Làm T́nh tốt hơn Chiến Đấu- Make Love. Not War". Cường tiếp lời: "Chúng tôi, ban tân dại diện cộng đồng cũng như các bạn không thể nào quên được. Không bao giờ quên – Công lao của Người Tuổi Trẻ Bùi Phương Hải – Bác Sĩ Quân Y Hải Quân Hoa Kỳ, vị chủ tịch tiền nhiệm của chúng ta. Bác Sĩ Hải đă vận động cùng Nghị Sĩ Bruce E. Cairns, vị tướng lănh hồi hưu James C. Hall trong suốt thời gian bao năm qua để thuyết phục phe chống đối (do mưu định khống chế của ṭa đại sứ cộng sản Hà Nội) để đến hôm nay chúng ta có đươc thành quà nầy – Nghị Quyết được thông qua với đa số tuyệt đối của 35 nghị sĩ, 65 dân biểu của Thượng- Hạ Viện Tiểu Bang Colorado." Kết Từ,

Trong những ngày nằm trong hầm số 2 (để đợi mang đi bắn theo như án lệnh đă tuyên bố; hầm 1 giam Trần Văn Chí, Khóa 11 Quốc Gia Hành Chánh; buồng 3 giam Cao Văn Bảy, Giáo sư Pétrus Kư;) thuộc pḥng cấm cố tử h́nh ở Trại 5 Lam Sơn Thanh Hóa; ba chúng tôi thường nghe tiếng hát yếu ớt vọng từ căn hầm số 4: "Bảo vệ làng thôn Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.."; hoặc, "..đường trường xa ta quyết đi cho đến cùng..". Thật ra, người ở hầm số hầm số 4 kia không hát, anh chỉ nói những lời trên với âm lượng yếu ớt, kiệt sức, nhọc mệt; nhưng đôi khi anh cũng "hát" thành âm điệu, đấy là khi anh cất giọng với thanh sắc thành kính uy nghi: "Nầy công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi..." Anh hát vói nhịp cùm sắc ở cổ chân rung mạnh hoặc nắùm tay đập vào tường. Chúng tôi ba người đồng im lặng dù anh luôn khuyến dụ hát cùng; cũng bởi không chắc anh có phải là "tù quốc gia" không, hay chỉ là tù cộng sản gài vào để ḍ xét anh em chúng tôi. Nhưng vào một hôm, ngày 25 tháng 2, 1979 một ngày Chủ Nhật, ngoài trại im vắng, và người ở hầm số 4 kia thực hiện nghi thức: "Hôm nay ngoài trại nghỉ, cán bộ chúng nó đi chơi hếât rồi, anh em ḿnh trong này làm lễ chào cờ.. Tôi hô nghiêm các anh đứng dậy và ḿnh hát quốc ca". Không đợi chúng tôi trả lời, anh hô lớn dơng dạc.. "Chào cờ.. Nghiêm!", và tiếp theo vang lừng câu hát: "Nầy công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi.." với tiếng đập mạnh vào tường thay tiếng trống thúc quân. Có lẻ anh hát quá lớn, hai cán bộ công an Bùi Dù, Các vào mở cửa hầm số 4. Và trước khi ra đ̣n trừng trị v́ tội "âm mưu phá rối an ninh, trật tự trại giam", ba người chúng tôi nghe rơ đối thoại:

-Nầy Thành (sau nầy chúng tôi biết rơ, anh tên Nguyễn Công Thành, người Nghệ An), mầy là lính biệt kích sao mà mầy ngoan cố đến thế. Bên kia có ngụy dù phan nhật nam; ngụy thầy giáo cao văn bảy; ngụy quyền trần văn chí.. Ngoài kia có ngụy tổng, bộ trưởng, tướng, tá một lũ, chúng tao trị cho phải biết phép.. Thế sao mầy chỉ là lính biệt kích mà mầy phản động ngoan cố đến vậy.

-Phải, tôi là lính. Lính biệt kích. Tôi không ngoan cố, không phản động. Các ông nhốt thế nầy th́ phản động cái ǵ nữa. Tôi chỉ chào cờ. Tôi hát Quốc Ca của Việt Nam Cộng Ḥa.

- Bọn đầu sỏ chúng mầy, dương văn minh, nguyễn văn thiệu đồng bỏ chạy, đầu hàng, mầy là lính th́ làm được cái chó ǵ. Dù và Các gầm gừ chưởi trước khi ra đ̣n trừng trị.

...Chen trong âm động của da thịt người bị đánh dập, tiếng cùm kéo lê, vùng vẫy sen sét, cào siết có tiếng nói đứt khúc của anh Thành: ".. Các ông hèn lắm.. đánh thằng già bị cùm th́ tài giỏi ǵ.. Cán bộ Các hét lớn để át tiếng của anh Thành: "Địt mẹ, mầy già mà mầy ngoan cố, cả bọn c̣n đầu hàng chúng ông huống ǵ mầy.." Anh Thành trả lời ngắt khoảng với tiếng thở bĩ nén nhưng dứt khoát: "Ai đầu hàng tôi không biết, thiếu uư Khiết (Đặïng Ngọc Khiết, Khóa 17 Đà Lạt (1960-63); học sinh Phan Châu Trinh, Đà Năng (1955-60)-pnn), trưởng toán tôi bị đem ra chợ Ninh B́nh bắn. Tôi bị bắt, tôi bị bắt v́ bắn hếât đạn. TÔI KHÔNG ĐẦU HÀNG."

Lính Biệt Kích là Người Lính Không Số Quân. Lính Không Đơn Vị. Lính Không Huy Chương. Không Bằng Tưởng Lục. Lẽ tất nhiên họ không hề được thăng cấp. Và sau khi chết, gia đ́nh cũng không được lănh Tiền Tử Tức – V́ không ai biết họ chết khi nào. Chết ở đâu.

Sau nầy, Đại Úy Nguyễn Hữu Luyện, người Lính Biệt Kích sống sót qua 21 năm, 4 tháng, 14 ngày tù kể lại: "Nguyễn Công Thành sau khi cho ra trại, không được về Nam, vẫn bị quản chế ở Nghệ An, và đă chết vào một năm nào đó khi gần hết Thế Kỷ 20". Cần nói thêm một chi tiết: "Anh Thành luôn bị cùm, giam hầm tối kể từ khi bị bắt, tháng 8, 1964 cho đến ngày thả ra để chết."

Ba Sọc Đỏ của lá Cờ Vàng quả thật thấm máu của rất nhiều người- Những người chúng ta không hề biết.

Biệt Kích Nguyễn CôngThành là Một.

Denver, Colorado.

Sau hai mươi-chín "Ngày 30 Tháng Tư" (1975-2004) (Riêng gởi DNN với T́nh Thân qua Huế-Sàig̣n-Houston-Denver)

Phan Nhật Nam



-- Ho Chi Minh Ma Co (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), July 03, 2004


Moderation questions? read the FAQ