"Khuc ruot ngan` dam" VS "Khuc doi ngan dam"greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Đi ra đi vào và đi luôn (BIS)Những câu "ca dao tân thời" vừa dẫn, tôi được nghe từ Lê Đ́nh Điểu - khi ông ấy mới từ Việt Nam sang, và chúng tôi đang trên đường đi Sacramento (thủ phủ của tiểu bang California) để đưa ông B́nh Nguyên Lộc đến nơi an nghỉ cuối cùng.
Thuở ấy, chúng tôi đều c̣n trẻ nên đi đưa ma mà chả đứa nào buồn. Cả lũ đều cười sằng sặc khi nghe hai câu cuối:
Chỉ riêng có ở nước ta Người ta không được đi ra đi vào!
Và từ cái "thuở ấy" đến nay, thấm thoát, đă suưt xoát hai mươi năm chẵn. Biết bao nhiêu là nước mắt, nước máy, nước mưa, nước sông, nước suối, nước rănh... đă (ào ào) chẩy qua cầu và qua cống. Lê Đ́nh Điểu không c̣n nữa. Những câu ca dao tân thời (thượng dẫn) cũng không "trụ" được với thời gian, và đă trở nên... lỗi thời - ít ra là phân nửa.
Ở nước ta, bây giờ, tuy đi ra vẫn c̣n bị ngăn cấm và kết tội là "vượt biên trái phép" nhưng đi vào th́ (vô cùng) thong thả và được nồng nhiệt đón chào - theo như tường thuật của báo Nhân Dân, số ra ngày 5 tháng hai năm 2002. Ngày hôm đó có hai "buổi gặp mặt thân mật giữa các vị lănh đạo Đảng, Nhà nước với kiều bào Việt Nam về thăm quê hương nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Ngọ" ở cả Hà Nội lẫn Sài G̣n.
Tại Hà Nội, "những người có mặt rất phấn khởi và xúc động lắng nghe Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đọc bài phát biểu gửi toàn thể bà con Việt Kiều." C̣n ở Sài G̣n, vẫn theo (nguyên văn) số báo vừa dẫn, phó thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm và bí thư thành ủy Nguyễn Minh Triết đă thay mặt đảng và nhà nước "bầy tỏ sự tin tưởng và mong muốn cộng đồng kiều bào Việt Nam ở nước ngoài - một bộ phận không thể tách rời của dân tộc - tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa vào quá tŕnh xây dựng và phát triển đất nước."
Tôi có liếc qua tên tuổi của những vị lănh đạo Đảng đến đón tiếp và chung vui với "bà con Việt Kiều" hôm 5 tháng 2 năm 2002, và đếm được đâu chừng vài chục mạng (toàn là cỡ Ủy Viên Trung Ương, cấp bộ trưởng trở lên). Đông th́ chắc chắn là phải vui rồi.
Tôi chỉ hơi buồn chút đỉnh khi chợt nhớ tới bữa "đón tiếp" những người trở về, qua cửa khẩu Lệ Thanh, ở tỉnh Gia Lai. Không khí bữa đó, ngó bộ, không vui ǵ cho lắm. Báo Nhân Dân, số ra ngày 16 tháng 3 năm 2002, có đề cập đến chuyện này bằng một mẩu tin ngắn ngủn - như sau: "Ngày 15 tháng 3, tại cửa khẩu Lệ Thanh, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, các cơ quan chức năng của tỉnh tiếp nhận 35 người vượt biên trái phép sang Cam-pu-chia trở về quê hương. Những người trở về vui mừng xúc động khi được trở về tổ quốc. Nhiều người khóc v́ ân hận đă bị kẻ xấu lừa bịp. Họ bầy tỏ sự biết ơn với Đảng, Chính phủ."
“Những người trở về vui mừng xúc động” tới cỡ đó mà sao không thấy có vị lănh đạo Đảng nào tới dự hết trơn hết trọi, cỡ huyện ủy hay xă ủy cũng không luôn. Cùng là dân "vượt biên trái phép" như nhau, và ai cũng ra đi v́ "nghe lời bọn xấu" (chỉ trừ mấy cái cột đèn không có tai nên mới ở lại) nhưng sao cái cách mà Đảng và Nhà Nước đón tiếp những người trở về tại Sài G̣n hay Hà Nội - rơ ràng - rộn ràng và đ́nh đám hơn những kẻ nơi bản làng xa. Sao kỳ vậy há? Mà Cao Miên cũng là nước ngoài, chớ bộ?
Tôi không tin là có sự kỳ thị Kinh-Thượng trong vụ này. Tôi cũng không dám nghĩ là có sự đối xử phân biệt giữa "Việt Kiều" và "Thượng Kiều" ở nước ta đâu. Nghĩ như vậy (lỡ trật) mang tội chết mẹ, và đi cải tạo như không!
Do đó, tôi phỏng đoán, sự dị biệt (chả qua) là v́ vấn đề phong tục. Thượng Kiều về không đúng lúc, không phải dịp Tết, vậy thôi. Tết mới vui chớ. Ngày thường, ai cũng bận thấy mồ tổø, đâu có “hưởn” mà lên tới tuốt Gia Lai để đón tiếp người về cho được.
Nếu không v́ phong tục th́ (có lẽ, tôi trộm nghĩ) cũng chỉ v́ phong thổ mà thôi. Tại Thượng Kiều về không đúng chỗ mà. (Wrong time and wrong place, too). Thay v́ đi bằng xe tải đến tỉnh Gia Lai, nếu họ dùng phản lực cơ, đáp cái ào xuống phi trường Tân Sơn Nhất (rồi lơn tơn đi vô cổng, với chút đỉnh tiền đô kẹp hờ trong passport) th́ chuyện đón tiếp - không chừng - đă khác!
Và khác có chút xíu vậy thôi mà đă khiến cho cả đám mích ḷng. Họ giận. Yàng ơi, ai mà dè đồng bào Thượng lại nhậy cảm quá Trời, quá đất như vậy chớ. Chín trăm lẻ năm (905) Thượng Kiều tạm trú ở Cao Miên (hồi đó) đă quyết định đi luôn, qua Mỹ. "Most of refugees have already said they want to live in the United States" - theo như tường thuật của kư giả Ker Munthit, thuộc hăng tin AP, gửi đi từ Ang Snuol (Cambodia), hôm 31 tháng 3 năm 2002.
Trong bản tin này, Ker Munthit cũng có ghi lại lời tuyên bố của Hun Sen rằng "Cao Miên sẽ không tiếp nhận nguời tị nạn nữa. Từ đây về sau, “ai đến sẽ bị trả về”, ráng chịu. ("Whoever will come in the future will be sent back")!
Ông Thủ Tướng nói vậy nhưng ông Quốc Vương th́ nói khác, nghe tử tế hơn nhiều. Ngay sau khi xẩy ra biến động ở Tây Nguyên, vào đúng hôm lễ Phục Sinh năm 2004, ông Hoàng Sihanouk đă khẳng khái lên tiếng:” Hôm nay, tôi khẩn cầu Chính Phủ Hoàng Gia và Liên Hiệp Quốc bảo vệ những người dân Cao Nguyên này và sẽ không không bao giờ trục xuất họ hoặc để cho những kẻ bất hạnh đang tị nạn tại quê hương của chúng ta bị trục xuất khỏi Cao Miên” (Aujourd’hui, je supplie le G.R.C et l’O.N.U. de proteger ces Montagnards et de ne jamais lex expulser ou laisser expulser du Cambodge ces malheureux se refugiant chez nous”(www.norodomsihanouk.info ).
Tấm ḷng của Quốc Vương Cao Miên rất rộng nhưng quyền hạn của ngài th́ (dường như) không. “Đời vẫn vốn không nương người thất thế”! Thân phận của những kẻ cùng đường, vừa t́m đến được xứ Chùa Tháp, vô cùng bi đát - theo như tường thuật của đặc phái viên Lư Định Phát, thuộc đài RFA, vào ngày 19 tháng 4 năm 2004:
“Hệ quả từ cuộc đối đầu giữa 10.000 người Thượng với lực lượng an ninh, bộ đội Việt Nam trên vùng Tây nguyên vào ngày 10 tháng 4. Nay đă được thấy trên vùng biên giới Việt – Kampuchea. Theo số báo tường thuật của Cambodia Daily sáng thứ hai 19 tháng 4 tại Phnompenh cho biết, Nhiều nhân viên của những tổ chức Nhân quyền hiện cĩ mặt tại Tỉnh Mondolkiri nĩi vào hơm chủ nhật rằng: cảnh sát Tỉnh Mondolkiri đă hợp tác với cảnh sát và bộ đội biên phịng Việt Nam, bắt giữ và trục xuất 160 người Thượng, tại vùng ranh giới hai nước trong tuần qua. Và hiện nay họ đang tiếp tục truy lùng những người Thượng đang lẫn trốn. … Vẫn theo trích thuật của Cambodia Daily từ báo cáo của những tổ chức Nhân quyền: hiện nay cảnh sát và bộ đội Việt Nam tự do đi lại trên lănh thổ Kampuchea, tại vùng giáp ranh với Việt Nam, nhằm săn t́m những người Thượng đang trốn chạy qua đất chùa tháp t́m tự do.”
Cách đây chưa lâu, vào lúc 5 giờ 43 phút, chiều ngày 24 tháng 5 năm 2001, từ Phnom Penh, đặc phái viên của AFP cũng gửi đi một bản tin với nội dung (gần) tương tự:” Có thêm hàng tá người Việt thuộc sắc tộc thiểu số trốn tránh sự đàn áp của chính phủ ở cao nguyên trung phần đă được t́m thấy đang trốn tránh tại một vùng đất hẻo lánh phía đông bắc nước Cam Bốt, làm nẩy sinh sự quan ngại của quốc tế về số phận của họ (Dozens of Vietnamese ethnic minority people fleeing a government crackdown in the central highlands have been found hiding in remote northeastern Cambodia, sparking growing international concern over their fate.) Bản tin này cũng đề cập đến con số 89 người đă bị xua đuổi hay lùng kiếm ở Cam Bốt và một bức thư ngỏ của Cao Ủy Tị Nạn Quốc Tế gửi thủ tướng Hun Sen, thúc dục Nam Vang ngăn chận việc bắt người của Hà Nội. Bức thư cũng tố giác rằng "Việt Nam đă làm cho vấn đề trở nên tệ hại hơn khi gửi công an qua biên giới để săn đuổi người tị nạn và bắt họ về nguyên quán.” (Vietnam has made the problem worse by sending military police officials accross the border to hunt down refugees and bring them back to Vietnam).
Vào thời điểm này, cộng đồng người Việt ở hải ngoại (phần lớn là những kẻ bị CSVN chèn ép đến mức độ phải bỏ chạy khỏi nuớc, và cũng từng tạm trú ở những quốc gia láng giềng như Cao Miên hoặc Thái Lan) đă không hề có một phản ứng nào về việc đồng bào của họ bị ngược đăi và săn đuổi.
Thảm kịch Tây Nguyên đang tái diễn. Thời gian, cũng như những thảm cảnh triền miên mà những người dân sơn cước phải gánh chịu, đă đánh động và thay đổi tâm thức của mọi người dân Việt. “Bi kịch lương tâm” của tập thể người Việt tị nạn sẽ không tái diễn. Tôi hy vọng và tin tưởng như thế. Nếu không, dù ngày mai chủ nghĩa CS có vội vă bỏ đi (đi luôn, of course) vấn đề Tây Nguyên sẽ vẫn c̣n ở lại.
-- MA CO DIEM DUC. HO CHI MINH (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), May 02, 2004
THang Cong san thi khong the nao noi bang mieng duoc .Ca Quocte ma lu tui no khong coi ra gi .thi dung co hong ma noi chuyen dao nghia voi chung no',,Noi chuyen voi congsan chi dung bao luc thoi .
-- lu cho" thui (vietnamcongsans@yahoo.com), May 02, 2004.