Giao duc ben Viet Nam nhat Dong Nam A ????greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Trich bao Lao Dong Viet Nam ngay 05.04.2004GS - TSKH Đỗ Trần Cát - Tổng thư kư Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước: Tôi không khẳng định không có "chạy" giáo sư
Khoảng cách quá lớn giữa số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) ở nước ta đă làm dư luận đặt nhiều dấu hỏi, và một trong những dấu hỏi đó là việc xét phong những chức danh này. PV Lao động đă có cuộc phỏng vấn GS - TSKH Đỗ Trần Cát - Tổng thư kư Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước.
Bao giờ các nhà khoa học VN giải phóng được sức lao động cho những người lao động này? ´ Thưa giáo sư, các tiêu chuẩn xét công nhận GS - PGS hiện nay cơ bản khác trước kia như thế nào?
- Trước khi có Nghị định 20, GS - PGS ở ta được coi là học hàm, không kèm theo bất cứ một nhiệm vụ và quyền lợi nào. C̣n từ Nghị định 20, GS - PGS được coi như một loại chức danh của viên chức nhà nước, nghĩa là kèm theo nhiệm vụ, quyền lợi, được hưởng lương. Tuy nhiên, sự khác biệt này mới chỉ thể hiện trên nghị định, c̣n trên thực tế, vẫn c̣n đang phải thảo luận thêm các bước thực hiện.
´ C̣n các quy định chi tiết, thưa ông?
- Chặt chẽ và cao hơn. Ví dụ, một trong những tiêu chuẩn xét phong GS hiện nay là đă hướng dẫn một TS, 2 nghiên cứu sinh (NCS), (trước đây chỉ cần 1 NCS), với PGS là hướng dẫn 1 thạc sĩ (trước đây chỉ cần là NCS). Về điểm công tŕnh khoa học (KH) quy đổi, đă có điểm định lượng chất lượng cho các đầu sách (trước kia chỉ cần có sách), v.v... Quy tŕnh xét duyệt cũng cụ thể hơn, các văn bản quy định, hướng dẫn cũng cụ thể, khoa học hơn, không tuỳ tiện như trước. Công tác đào tạo của các GS - PGS cũng được chú trọng hơn trước (yêu cầu phải là người đang giảng dạy 3 năm cuối - trước đây không có yêu cầu này). Do vậy, tỉ lệ giảng viên ĐH trong số GS được xét phong tăng đáng kể - trước đây chỉ chiếm khoảng 40%, giờ khoảng 60 - 70%.
GS Hoàng Tuỵ đă từng phát biểu, 30% GS VN không xứng đáng với chức danh của ḿnh. Tôi cũng đă trao đổi với anh Hoàng Tuỵ về quan điểm này. Phát biểu của anh Tuỵ là dựa trên tiêu chí nào để so sánh? Nếu so với chất lượng GS ở các nước phát triển, đúng là phần lớn GS VN không xứng đáng là GS thật, tôi phải nói con số đó không phải là 30% mà là 80%. Nhưng so với tiêu chí trong nước, hầu hết các GS đều đạt tiêu chuẩn. Để đánh giá, ta vừa phải so sánh với quốc tế, vừa phải so sánh với thực tế trong nước.
´ Như vậy tiêu chí xét phong GS ở ta là quá thấp so với mặt bằng quốc tế. Là Tổng thư kư của Hội đồng Chức danh GS, sao ông không có kiến nghị nâng tiêu chí này lên?
- Năm nào chúng tôi cũng cố gắng nâng cao dần tiêu chuẩn, cho dù thường vấp phải sự phản đối. 3 năm vừa rồi, chúng tôi vừa nâng cao lên một chút - yêu cầu phải có bài đăng trên tạp chí quốc tế có uy tín, đă có rất nhiều ư kiến cho rằng nếu vậy khéo không t́m đâu ra GS nữa. Cùng là bài báo của GS, nhưng của "nội" với của "ngoại" chất lượng khác nhau nhiều lắm. Chất xám, tính mới mẻ, hiệu quả thực tế ở các công tŕnh nghiên cứu khoa học ở ta rất hiếm. Quan điểm của tôi là: chúng ta không thể không hội nhập quốc tế, cần phải "quốc tế hoá" chất lượng GS VN, nhưng phải làm dần dần để không thất bại, phải tính đến điều kiện thực tế của VN trong khi thực hiện. Cơ chế quản lư như thế này, điều kiện kinh tế - xă hội như thế này làm sao làm tốt được. GS chỉ là một phần vấn đề của ngành giáo dục, mà muốn thay đổi cần phải thay đổi đồng bộ tất cả, chứ không phải chỉ riêng ngành giáo dục.
´ Ông có thể khẳng định là ở VN không có chuyện "chạy" GS?
- Nếu khẳng định là có, tôi không có bằng chứng. Nhưng tôi cũng không dám khẳng định là không. Trong bối cảnh hiện nay, tiêu cực không tránh một ngành nào cả.
´ Trong trường hợp phát hiện ra những trường hợp đă phong GS nhưng không đủ tiêu chuẩn, hoặc không c̣n tiếp tục đáp ứng được tiêu chuẩn, ông có sẵn sàng tước học hàm của họ không? Hay đó là những chức danh suốt đời?
- Nhưng đó là tiêu chuẩn nào? Tôi chỉ được phép tước học hàm khi phát hiện họ không đạt tiêu chuẩn của thời gian được cấp, chứ không phải tiêu chuẩn sau đó. V́ tiêu chuẩn thay đổi hàng năm, nên GS được phong năm trước có thể không đạt tiêu chuẩn của năm sau. Nếu bây giờ cứ chiểu theo tiêu chuẩn năm 2001, th́ học hàm của những đợt GS được phong trước đó, có lẽ tước gần hết. Theo Nghị định 20, GS không phải là chức danh suốt đời, nhưng những quy định về băi miễn lại rất hạn chế (ví dụ bị án tù trên mức án treo) nên có thể nói trên thực tế là suốt đời. Nhưng có lẽ sang năm chúng tôi sẽ kiến nghị sửa đổi những quy định băi miễn để tăng trách nhiệm của các GS.
Xin cảm ơn ông.
Phương Duy thực hiện
Chuyên đề: Quá nhiều giáo sư, nước vẫn nghèo"
-- trbapi (trbapi@yahoo..de), April 05, 2004
Bao lao dong.com. Phan ban doc viet. 10.04.2003
Theo tôi, với chất lượng, cung cách quản lư và cách dùng người như hiện nay th́ càng nhiều giáo sư càng làm nghèo đất nước. Tôi đang công tác tại một cơ quan nghiên cứu trong nước. Trong nhiều năm qua tôi nhận thấy rằng để trở thành GS, PGS cũng không phải quá khó. Có thể tóm tắt một qui tŕnh như sau:
Chen chúc ḷ luyện thi đại học ở Hà Nội 1) Thi NCS - thường quá dễ v́ chỉ những người có tham vọng và có tiền mới đi thi, c̣n các nhà quản lư th́ rất cần có số liệu để báo cáo thành tích. Đó là chưa kể họ sẽ trở thành người hướng dẫn (cũng là thành tích). Ở cơ quan tôi gần đây ai thi cũng đậu (kể cả bậc cao học). Tôi không muốn nói nhiều về chất lượng của các luận án - thường chỉ hơn của SV một chút thôi. Và sau vài năm, tốn dăm bảy chục triệu là thành TS.
2) Tham gia giảng dạy ở một trường ĐH địa phương. Ở đây, khi đă thành TS rồi th́ cũng giống như một con dao vạn năng vậy (chặt củi cũng được mà thái thịt cũng được). Họ sẽ dạy tùm lum, cả những lĩnh vực mà họ thậm chí không 'sạch nước cản'. Rồi hướng dẫn các loại luận án từ ThS đến NCS. Thường th́ khi thành TS (ở tỉnh lẻ thường không nhiều) họ cũng được thăng quan và không c̣n làm việc trực tiếp nên trên thực tế họ cũng không thể hướng dẫn theo đúng nghĩa mà thường dựa vào một số CB dưới quyền. (Trong khi NCS th́ cần họ đúng tên (đó là qui định) - có trường hợp chưa chắc người hướng dẫn đọc đă hiểu nội dung chuyên môn).
3) Đi dự hội nghị và đọc vài bài (thường là kinh nghiệm, thực trạng...) và sẽ được in trong các tài liệu về hội nghị (đưa cái ǵ họ in ra cái đó-không có phản biện, biên tập). Như vậy chúng ta đă có thêm GS, PGS. Xem ra, bệnh thành tích không c̣n là tính chất đặc hữu của bậc tiểu học. Ở bậc cao nhất cũng nặng không kém. Tất nhiên ở mỗi bậc mức độ tác hại cũng khác nhau. Cứ như hiện nay th́ chúng ta đang có nhiều GS, PGS (so với nhiều nước trong khu vực). Đất nước chúng ta cũng đang nghèo. Và nếu có thêm nữa (theo kiểu này) th́ đất nước càng nghèo mà thôi. Nếu GS. Đỗ Trần Cát nói chúng ta theo 'tiêu chí' trong nước th́ nên chăng chúng ta cũng chỉ nên xưng danh GS trong nước với nhau thôi ?. Trong khi GS là chức danh khoa học mà khoa học th́ không có biên giới !.
Ư kiến của: Lê Vinh Địa chỉ: Dalat Email: tudalat@yahoo.com
Cai hoc ngay nay o Viet Nam da hong roi. Tuong lai dan toc di ve dau ?
-- trbapi (trbapi@yahoo.de), April 10, 2004.
Trich tu VNExpressThứ sáu, 26/3/2004, 17:03 GMT+7 Luận văn thạc sĩ: Bội thực điểm xuất sắc
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, luận văn đạt điểm xuất sắc của một số cơ sở đào tạo đang chiếm gần 90%, học viên đạt điểm tối đa cũng rất nhiều. Phó giám đốc Học viện Quân y Nguyễn Xuân Nguyên c̣n ví t́nh trạng chấm luận văn điểm cao hiện nay như một "bệnh dịch".
"Không ít luận văn tốt nghiệp cao học đang có chất lượng "ảo". Khó có thể mong đợi tính vô tư của hội đồng khoa học khi gần đến ngày bảo vệ, tṛ lại đến nhà thày tâm t́nh", ông Nguyên bức xúc. Theo ông Nguyên, t́nh trạng trên một phần là do quy chế thiếu chặt chẽ. "Ở nước ngoài, đến ngày bảo vệ luận văn thí sinh mới biết những ai tham gia hội đồng khoa học. Trong khi ở Việt Nam, danh sách hội đồng được công bố trước hàng tuần", ông Nguyên nói.
Trưởng khoa Đào tạo và Quản lư sau ĐH, Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư Đặng Đức Phú cũng cho rằng, việc chấm điểm 10 luận văn thạc sĩ hiện nay quá dễ dăi. Thí sinh chỉ cần đạt yêu cầu tối thiểu, năng đến nhà thầy là nhận được kết quả như ư. "H́nh như chúng ta chưa quan tâm đến chất lượng luận văn. Yêu cầu đặt ra cho nghiên cứu sinh quá thấp, các chủ đề thường chung chung. Do vậy, luận văn bảo vệ xong chỉ để trong thư viện, khó có thể ứng dụng", ông Phú nói.
Ngay cả các thạc sĩ cũng tỏ ư chưa hài ḷng với luận văn tốt nghiệp của ḿnh. Chị Thu Huyền, tân thạc sĩ của ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, suốt thời gian làm luận văn, nhiều nghiên cứu sinh chỉ gặp người hướng dẫn 3-4 lần. Bản thân các thày cũng không có kinh nghiệm thực tế về đề tài hướng dẫn. Như vậy, khó có thể đánh giá chính xác chất lượng luận văn. Chị Huyền nói: "Nghiên cứu sinh ở nước ngoài thường nằm trong các nhóm nghiên cứu khoa học, khi làm luận văn họ đă có kinh nghiệm thực tế. Trong khi ở Việt Nam, phương tiện nghiên cứu thiếu, các thày toàn giảng kiến thức sách vở".
Để tránh t́nh trạng điểm cao chất lượng thấp, Hiệu phó ĐH Kinh tế quốc dân Phan Công Nghĩa cho rằng, song song với nâng kỹ năng thực hành cũng phải nâng "chuẩn" luận văn. Nếu có thang điểm cụ thể, khắt khe hơn các thày sẽ không thể dễ dăi chấm vượt khung. Nghiên cứu đạt điểm xuất sắc phải được đăng báo, có tính ứng dụng cao.
Ông Nghĩa cũng đề nghị thành lập Hội đồng khoa học có nhiệm kỳ thay v́ mỗi nghiên cứu sinh lại có một hội đồng như hiện nay. Ngoài yêu cầu về học hàm, học vị thành viên hội đồng phải có kiến thức chuyên ngành sâu liên quan đến công tŕnh nghiên cứu.
Theo Vụ phó Vụ ĐH và sau ĐH Trần Thị Hà, không chỉ đánh giá thiếu nghiêm túc, một số hội đồng c̣n bỏ lọt những gian lận trong nghiên cứu khoa học. "Những khiếu nại gần đây chủ yếu tập trung vào 2 vấn đề: sao chép công tŕnh của người khác và Hội đồng không làm hết trách nhiệm, không đúng quy tŕnh. Bộ sẽ tiến hành thanh tra chất lượng luận văn tại các cơ sở đào tạo và có biện pháp xử lư nghiêm", bà Hà nói.
Việt Anh
-- trbapi (trbapi@yahoo.de), April 11, 2004.