Vi` su nghiep 100 tram nam trong nguoi (part 2)greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Lao động VN tại Malaysia khốn đốnSáng nay, Cục quản lý lao động nước ngoài, Bộ Lao động thương binh và Xã hội đã có cuộc gặp với các doanh nghiệp đưa lao động ở phía Nam đi nước ngoài. Các bên nêu ra biện pháp giải quyết vấn đề của lao động VN tại các công trình xây dựng ở Malaysia, đang bị ngưng thi công do giá thép lên cao.
Theo ông Nguyễn Thanh Hòa, Cục trưởng Cục quản lý lao động nước ngoài, thì hiện nay có hơn 700 lao động của 11 công ty Việt Nam đưa sang từ hơn một năm nay đang đòi về nước. Họ làm việc tại 3 công trình xây dựng Josu, Srirampai, Politecnik Muazadamasah. Hầu hết số lao động trên chỉ có việc làm trong 3-4 tháng đầu, sau đó không có việc làm, chủ còn nợ lương và trừ các khoản phí rất cao từ lương người lao động một cách không rõ ràng… Ông Hòa đề nghị, trong tháng 3, nếu các doanh nghiệp chưa tìm được công trình mới cho số lao động này thì phải nhanh chóng đưa về nước và phải đấu tranh với đối tác để giảm bớt thiệt hại cho người lao động.
Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Lương Trào cho rằng, trong thời gian từ nay đến tháng 7, các danh nghiệp không ký thêm hợp đồng, tạm dừng hoạt động đưa lao động sang làm việc tại các công trình xây dựng. Trường hợp đang có đối tác thì phải kiểm tra kỹ xem công trình có thật sự dài hơi hay không. Theo khảo sát của Cục Quản lý lao động nước ngoài thì khoảng 95% lao đông Việt Nam ở lĩnh vực này đang trong tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp, bị nợ lương…
-- HO CHI MINH MA CO (MoiRoCSBipBomHoChiMinh@damtac.net), March 15, 2004
Ngoài ra, ông Trào cũng khuyến cáo, vừa qua, các doanh nghiệp tuyển lựa lao động đi làm việc ở Malaysia còn quá cẩu thả, tuyển không chọn lọc kỹ dẫn đến tình trạng người lao động khi qua đây không chịu làm việc mà uống rượu, nấu rượu lậu, ẩu đả, bài bạc… làm tăng thêm tình hình phức tạp. Vì vậy, thời gian tới, các doanh nghiệp phải cẩn thận trong việc tuyển chọn lao động, liên kết với các địa phương để chọn người chịu làm việc. Đa số lao động đi thị trường này thường là người thôn quê, trình độ thấp vì vậy các doanh nghiệp phải có biện pháp giáo dục ý thức trước khi đi. Bộ cũng yêu cầu, thực hiện việc mỗi doanh nghiệp có tối đa 2 đầu mối để tập trung quản lý cho tốt. Nếu doanh nghiệp nào quản lý không tốt, khi có sự cố cho người lao động mà xử lý không kịp thời thì lập tức cho tạm dừng hoạt động, khi nào giải quyết xong mọi việc mới xem xét lại.Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, các doanh nghiệp phải tuyển cán bộ đại diện có năng lực, khi có sự cố xảy ra thì xử lý ngay, không kéo dài gây thiệt hại cho người lao động và làm cho sự việc thêm trầm trọng.
Theo ông Hòa, đến thời điểm này đã đưa được gần 72.000 lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia. Nhưng trong 2 tháng đầu năm 2004, chỉ đưa gần 1.200 người, giảm nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.
Thu Hằng
-- HO CHI MINH MA CO (MoiRoHoChiMinh@damtac.net), March 15, 2004.