Tướng Khánh lại muốn về?greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Sau khi Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ về thăm Việt Nam được Nhà Nước “đón”, Đại Tướng Nguyễn Khánh lại tuyên bố muốn về Việt Nam giúp thương phế binh VNCH!Trước hết, báo Dân Việt mở cuộc phỏng vấn cò mồi Tướng Khánh về vấn đề này. Bài phỏng vấn được đăng lại toàn văn trên báo Văn Hóa số ra tháng 2 năm 2004. Sau đó, đài Little Saigon TV của Đinh Xuân Thái tổ chức một cuộc “Hội thoại truyền hình” tại phòng riêng của nhà hàng La Veranda ở Garden Grove, Orange County, vào trưa 20.2. 2004 để Tướng Khánh trình bày rõ hơn. Cuộc “hội thoại” kéo dài trong 3 tiếng đồng hồ và bốn vấn đề chính sau đây đã được đặt ra:
- Vấn đề giúp thương phế binh - Vấn đề trở về Việt Nam - Vấn đề đất nước - Một số biến cố lịch sử. Người phỏng vấn là ký giả Cao Sơn của đài Khoa Học Kỷ Thuật và người phối trí chương trình là Lý Kiến Trúc, chủ nhiệm tờ Văn Hóa. Cuộc hội thoại được chiếu lại trên đài Little Saigon TV.
I.- CÁI NHÌN CỦA TƯỚNG KHÁNH
1.- Vấn đề giúp các thương phế binh và cô nhi quả phụ VNCH
Tướng Khánh cho rằng “bây giờ là thời điểm tốt để khởi sự sứ mệnh cứu trợ các chiến binh đã bị quên lãng.” Cần mở rộng sự cứu trợ “qua sự tham gia cấp Chánh Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ, và những tổ chức từ thiện có tầm vóc, những tài trợ từ các cá nhân có lòng.” Sẽ thành lập một Tổ Chức Phi Chánh Phủ (NGO) để đón nhận sự giúp đỡ từ các nguồn tài trợ nói trên. Theo ông, muốn sự cứu trợ thành công, phải “thực hiện cho kỳ được ba yếu tố tiên quyết sau đây:
- Sự hỗ trợ tinh thần và tài chánh của công dân Hoa Kỳ, kể cả người Mỹ gốc Việt, của các tổ chức phi chánh phủ (NGO), và toàn thể nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước. - Sự quan tâm của Chánh Phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ. - Sự đồng thuận của nhà cầm quyền VN. 2.- Vấn đề trở lại Việt Nam
Được hỏi nếu khi trở về Việt Nam mà bị chống đối như Tướng Kỳ, Đại Tướng nghĩ sao, ông nói:
“Tôi hoàn toàn tin tưởng vào tương lai của kế hoạch trợ giúp cựu chiến binh. Khi hoàn cảnh cho phép, tôi sẽ nhờ sự giúp đỡ của các giới truyền thông như hôm nay để trình bày những sự khó khăn gặp phải... Tôi nghĩ trợ giúp những chiến sĩ bị bỏ quên trong nước sau khi chiến cuộc chấm dứt là một việc làm chính đáng, là bổn phận của mọi ngươì Việt Nam trong nước và hải ngọai.”
3.- Vấn đề đất nước
Ông chỉ nói một cách chung chung như các chính khứa chạy rong: Muốn có một nước Việt Nam “tự do dân chủ pháp trị” có thể được thực hiện bằng hai phương thức: Bằng máu xương hay bằng lá phiếu.
Phương thức thứ nhất đòi hỏi một cuộc cách mạng triệt để, kết thúc bằng cuộc tổng nội dây của toàn dân. Phương thức thứ hai dựa vào một tiến trình chính trị tiệm tiến để cấu trúc một thể chế lãnh đạo theo lòng dân. Ông cho rằng nên theo giải pháp thứ hai.
Sau khi chế độ cộng sản không còn nữa, sẽ thực hiện “một cấu trúc đa nguyên đa đảng, chánh quyền và đối lập sẽ được dân bầu tự do...”, Ông nói: “Trong nước với khối dân thông mình, cần cù, lãnh thổ giàu tài nguyên cộng thêm về tài chánh và chất xám của khối người Việt hải ngoại, với một nền dân chủ pháp trị thực sự, chắc chắn tương lai Việt Nam sẽ trở thành một quốc gia cường thịnh.”
4.- Về một số biến cố lịch sự
Tiếp theo, ông nói về các biến cố lịch sử mà ông đã từng tham dự, đó là: Vụ giết Tổng Tống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu, vụ giết ông Ngô Đình Cẩn và vụ ông phải ra đi năm 1965.
Về lệnh giết ông Diệm và ông Nhu: Tướng Khánh nói cái chết của anh em ông Diệm thì trong hàng tướng lãnh của Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đều biết rõ. Nhưng không ai muốn nói ra vì không muốn “vạch áo cho người xem lưng” Theo Tướng Khánh, người đã ra lệnh giết anh em ông Diệm chỉ có một người là Tướng Dương Văn Minh. Chỉ có một mình ông Dương Văn Minh ra cái lệnh này mà thôi”.
Về cái chết của ông Ngô Đình Cẩn, Tướng Khánh kể:
“Sau khi máy bay Mỹ đưa ông Cẩn về Sài gòn thì ông Cẩn nghĩ là sẽ được thu xếp để ra nước ngoài. Tôi có nói với các Tướng Lãnh: Gia đình này đã chết quá nhiều rồi, chúng ta phải nhẹ tay với ông Cẩn một chút.”
Sau đó, Tướng Khánh cho biết ông đã lập ra Tòa Án Mặt Trận theo luật định, nhưng đã chỉ định Đại Tá Đặng Văn Quang ngồi ghế Chánh Án. Ông Quang là người Công Giáo và ông Cẩn là “Bõ” của ông Quang (Bõ là người đỡ đầu khi rửa tội), hai người ngồi ghế phụ thẩm không quan trọng nhưng cũng không phải là người Công Giáo hay Phật Giáo. Tướng Khánh kể thêm:
“Lúc đó tôi biết chắc rằng sức khỏe của ông Cẩn chỉ khoảng 6 tháng nữa là ông cũng sẽ chết, nên không việc gì mình phải ra tay. Nhưng trong phiên xử thì ông Đỗ Mậu mỗi ngày đều đến ngồi tham dự nên kết quả phiên xử là ông Cẩn bị tử hình. Nghe xong tôi bàng hoàng. Nhưng với chức vụ Thủ Tướng tôi không có quyền xét đơn ân xá mà lúc đó ngươi duy nhất có thể làm chuyện này là Quốc Trưởng Dương Văn Minh. Nên tôi đã đến gặp và xin ông Minh nhẹ tay nhưng không có kết quả”.
Mặc dầu có tên trong làng truyền thông hải ngoại đã lâu, nhiều người nhận xét rằng ký giả Cao Sơn chỉ làm công việc phỏng vấn cò mồi, nói dai, nói dài và giảng giải nhiều hơn cả người được phỏng vấn. Ông lại không nắm vững các sự kiện lịch sử, nên gần như không khai thác được gì cả. Cuộc phỏng vấn Hòa Thượng Mãn Giác về “Kỷ niệm bốn mươi năm Phật Giáo nhập cuộc 1963-2003” của ông Phan Ngọc Tiếu trên đài Saigon TV vào tháng 8 năm 2003 thích thú hơn nhiều. Đây là một thứ bệnh mà người phỏng vấn nên tránh.
II.- MỘT CÁI NHÌN TỔNG QUÁT
Qua những trình bày nói trên của Tướng Khánh, chúng tôi thấy chỉ có hai vấn đề cần được bàn mà thôi, đó là vấn đề giúp thương phế binh và cô nhi quả phụ VNCH, và vấn đề một số sự kiện lịch sử mà Tướng Khánh muốn giải thích. Còn vấn đề đất nước, ông gần như chẳng có ý niệm gì rõ rệt.
Ngày nay, trong thời đại “toàn cầu hóa”, vần đề lãnh đạo và xây dựng một quốc gia rất phức tạp, không thể nói khơi khơi như các chính khứa chạy rong hay những bài “giảng dạy” ban đêm trên các “diễn đàn thính giả” được. Làm theo họ, đất nước đi xuống còn mau hơn. Phải đọc các công trình nghiên cứu của các chuyên viên Liên Hiệp Quốc về sự phát triển của các nước chậm tiến, mới thấy được nó phức tạp và đa đoan như thế nào. Muốn bàn về các vấn đề này, phải có những công trình nghiên cứu kỹ càng. Tướng Khánh không có thẩm quyền để bàn các vấn đế đó. Vã lại, Tướng Khánh đã một thời nắm trọn quyền lực trong tay mà ông chằng làm nên cơm cháo gì, chỉ gây xáo trộn, nên không thể tin ông được.
III.- VẤN ĐỀ THƯƠNG PHẾ BINH
Người Việt ra đi đã gần 30 năm thế mà đến hôm nay mới nghe Tướng Khánh nói đến vấn đề giúp đỡ thương phế binh và cô nhi quả phụ VNCH. Nếu chờ ông thực hiện chương trình nói trên, hầu hết các thương phế binh và cô nhi quả phụ VNCH đã về bên kia thế giới hết rồi!
Điều đáng ngạc nhiên là những người có trách nhiệm phải quan tâm đến thân phận của thương phế binh VNCH là Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Nguyễn Khánh, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Đại Tướng Cao Văn Viên, Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ... thì gần như chẳng ai muốn biết đến họ. Trong khi đó, một số quân nhân cấp dưới, khi mới tới được đất nước này đã vội vàng tìm cách giú`p những anh em đau khổ của mình. Cảm động hơn nữa, có những người không liên hệ gì đến lính, không hề ở trong quân ngũ ngày nào, nhưng khi nghe mô tả hoàn cảnh đau khổ của thương phế binh VNCH, cũng đã cố gắng tìm cách giúp đỡ họ. Có ít gởi ít, có nhiều gởi nhiều. Có người chỉ góp được mỗi lần 10 đô, nhưng cũng có người đã góp một lần đến 20.000 đô. Tôi thấy có bà mỗi tháng lãnh tiền SSI không tới 700 đô, thế mà dám bỏ ra 200 đô gởi tặng những thương phế binh cụt chân cụt tay đang ở quê nhà.
Để tránh tình trạng “cướp cơm chim”, chúng tôi thường đưa tên và địa chỉ các nạn nhân đau khổ cho các ân nhân để họ đích thân gởi, nhận hồi báo và lời cám ơn. Nhưng các thư cầu cứu cứ gởi đến liên tục, không cách gì giải quyết nỗi. Các nhóm cứu trợ thường dành ưu tiên cho những anh em bị thương tật nặng. Các anh em còn lết được và làm ăn lai rai được, giải quyết từ từ. Nếu có một chương trình đại quy mô như Đại Tướng đưa ra thì quá tốt, nhưng không ai tin có thể đem thi hành được, vì nhà cầm quyền CSVN không bao giờ chấp nhận một chương trình như vậy.
Nhiều người tin rằng Đại Tướng Khánh chỉ mượn thương phế binh và cô nhi quả phụ để thực hiện một mưu đồ chính trị theo kiểu Tướng Kỳ mà thôi, chứ chẳng quan tâm gì đến họ đâu. Nếu Đại Tướng quan tâm thì đã lo từ lâu rồi.
IV.- AI RA LỆNH GIẾT ÔNG DIỆM?
Đây là vấn đề không phải tranh cãi nữa. Một cuốn băng dài 30 tiếng đồng hồ do thư viện Johson Library ở Austin, Texas, công bố ngày 28.2.2003, có ghi lại lời của Tổng Thống Lyndon B. Johnson xác nhận Washington ra lệnh làm đảo chánh và giết cả ông Diệm lẫn ông Nhu. Tổng Thống Johnson gọi các tướng Việt Nam được Mỹ thuê làm đảo chánh và giết ông Diệm và ông Nhu là “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” (a goddam bunch of thugs).
Lệnh hành quyết được Cabot Lodge truyền cho Lucien Conein. Conein truyền lại cho hai tướng Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh. Tướng Minh ra lệnh cho Đại Tá Mai Hữu Xuân và Thiếu Tá Nguyễn Văn Nhung thi hành. Lúc đó, Mỹ không ra lệnh, Tướng nào dám giết ông Diệm và ông Nhu?
V.- VẤN ĐỀ GIẾT ÔNG CẨN
Vì Đại Tướng Khánh có trách nhiệm trong vụ giết ông Ngô Đình Cẩn nên ông đã cố tình đưa ra những sự kiện hoàn toàn sai lạc để biện minh cho mình.
Trước hết, Đại Tướng nói rằng Đại Tướng đã cử Đại Tá Đặng Văn Quang ngồi ghế Chánh Án xử vụ ông Cẩn vì ông Quang là người Công Giáo và ông Cẩn là “Bõ” đỡ đầu của ông Quang. Nhưng sự thật không phải thế.
Thứ nhất: Thành phần “Tòa Án Cách Mạng” ngồi xử ông Cẩn như sau:
- Chánh Thẩm: Lê Văn Thụ. - Phụ Thẩm Quân Nhân: Đại Tá Nguyễn Văn Chuân, Đại Tá Đặng Văn Quang, Đại Tá Trương Văn Chương và Trung Tá Dương Hiếu Nghĩa. - Phụ Thẩm Nhân Dân: Nguyễn Văn Phước, Nguyễn Văn Yến, Nguyễn Văn Sửu và Bùi Văn Nhu. - Chưởng Lý: Thiếu Tá Nguyễn Văn Đức. - Lục Sự: Nguyễn Văn Tâm. Tôi đang lưu giữ bản copy toàn văn bản án này. Trung Tướng Đặng Văn Quang đang ở Georgia, còn Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa đang ở Seatle, làm sao Đại Tướng dám nói như thế?
Thứ hai: Người đỡ đầu cho Tướng Đặng Văn Quang là cụ Nguyễn Văn Ấm, thân phụ của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, chứ không phải ông Ngô Đình Cẩn.
Câu chuyện giết ông Cẩn: Có thể tóm lược nhu sau:
Sáng thứ bảy, ngày 2.11.1963, sau khi nghe tin Ông Diệm và Ông Nhu đã bị giết, ông Cẩn đã bí mật vào Dòng Chúa Cứu Thế để lánh nạn. Ông John J. Helble, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Huế, biết được tin này đã đề nghị ông Cẩn vào tỵ nạn trong Tòa Lãnh Sự Mỹ. Ông Helble nói rằng Hoa Kỳ có thể cho ông Cẩn tỵ nạn như đã cho Thích Trí Quang. Ông Cẩn không tin người Mỹ nên không vào. Nhưng khoảng 8 giờ sáng ngày 5.11.1963, ông Cẩn được báo tin Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng sẽ cho máy bay ra đưa ông vào Saigon, ông đành phải vào Tòa Lãnh Sự Mỹ “tỵ nạn”, không ngờ đây là một cái bẩy sập của CIA. CIA sợ ông đi trốn nên lừa ông vào Tòa Lãnh Sự Mỹ để giữ lại. Chỉ 3 tiếng đồng hồ sau, cơ quan tình báo Hoa Kỳ đưa ông Cẩn ra phi trường Phú Bài, bảo ông lên một chiếc máy bay của Hoa Kỳ nói là đưa đi Hồng Kông, nhưng lại đưa vào Saigon và giao cho các tướng lãnh Việt Nam giam ở khám Chí Hòa, Saigon.
Trong khi đưa ông Cẩn vào Sài Gòn, Tòa Lãnh Sự Huế đánh một công điện cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng đã tìm thấy mồ tập thể, hầm vũ khí và tài liệu Việt Cộng chôn trong khu nhà ông Cẩn, và dân chúng đang bao vây. Đây là một tin hoàn toàn láo phét. Chính Tướng Đôn đã phủ nhận báo cáo này trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”.
Sau cuộc “chỉnh lý” ngày 30.1.1964, Tướng Khánh lên cầm quyền. Công việc đầu tiên mà ông được Cabot Lodge giao phó là tìm cách giết ông Cẩn. Tướng Khánh chỉ thị cho ông Nguyễn Văn Mầu, Bộ Trưởng Tư Pháp, nghiên cứu vấn đề này.
Sau khi nghiên cứu, Bộ Tư Pháp thấy rằng nếu áp dụng bộ Hoàng Việt Hình Luật thì không thể tuyên án tử hình những tội vớ vẫn như bắt người trái phép, đả thương, bức tử, tống tiền v.v. Vậy chỉ còn một cách là làm một đạo luật mới quy một số hành vi của các nhân vật chế độ cũ vào các tội cố sát, lũng đoạn nền kinh tế quốc gia và dự liệu các quy định mới này có hiệu lực hồi tố (retroactive effect), tức áp dụng cho cả các sự kiện xẩy ra trước khi luật đó ban hành. Như vậy mới có thể tuyến án tử hình Ngô Đình Cẩn được.
Tướng Khánh đã đồng ý như vậy khi ký Sắc Luật số 4/64 ngày 18.2.1964 thiết lập Tòa Án Cách Mạng, trong đó có điều khoản dự liệu luật này có hiệu lực hồi tố. Kể từ đó, trong các giảng văn về Hình Luật của các Giáo Sư Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, khi giảng về “nguyên tắc bất hồi tố của hình luật”, đều có đưa ra một ghi chú như sau: Tuy nhiên, dưới thời Tướng Nguyễn Khánh làm Quốc Trưởng, có ban hành Sắc Luật số 4/64 quy định sự trừng phạt đối với các vi phạm xẩy ra khi luật chưa ban hành. Đây là một trường hợp vi phạm nguyên tắc bất hồi tố của hình luật.
“Tòa Án Cách Mạng” cũng không khác gì “Tòa Án Nhân Dân” của Việt Cộng, xử theo lệnh chứ không theo luật. Vì thế, ngày 22.4.1964 tòa đã theo lệnh của Tướng Khánh, tuyên án tử hình Ngô Đình Cẩn, tịch thu tài sản và liên đới với Phan Quang Đông bồi thường cho các nạn nhân.
Tướng Khánh đổ tội cho Dương Văn Minh không chịu ân xá cho ông Cẩn, nhưng ai cũng biết lúc đó Dương Văn Minh chỉ là một thứ Quốc Trưởng bù nhìn, chẳng có quyền hành gì ngoài việc làm theo lệnh của Cabot Lodge và Tướng Khánh.
Tóm lại, khi Tòa Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Huế báo cáo láo về Washington rằng “đã tìm thấy mồ chôn tập thể, hầm vũ khí và tài liệu Việt Cộng chôn trong khu nhà ông Cẩn” và “dân chúng đang bao vây”, là họ đã muốn giết ông Cẩn. Tướng Khánh khi ký Sắc Luật 4/64 trái với một nguyên tắc bất hồi tố của hình luật, cũng chỉ nhắm giết ông Cẩn. Ông Cẩn làm sao thoát chết được?
Còn nhiều chuyện tồi bại hơn nữa, như chuyện định lừa dối thân nhân ông Cẩn để làm tiền trước khi giết, Tú Gàn sẽ kể sau. Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Trần Văn Đôn có ghi như sau: “Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng đã quyết định đưa ông Cẩn ra ngoại quốc rồi. Ông Cẩn lại không có tội gì rõ rệt đến nổi sinh mạng bị đe dọa. Hai anh của ông ta chét, máu đổ thêm nữa có lợi ích gì? Vậy mà sau này, lời hứa đó đã không thể giữ được vì tôi đã mất quyền.” (trang 248).
VI.- ĐỊNH GIẾT LUÔN ĐẶNG SĨ
Sau khi lên cầm quyền, Tướng Khánh cũng đã ra lệnh đem Thiếu Tá Đặng Sĩ ra giết để lấy lòng Thích Trí Quang và Phật Giáo, mặc dầu ông biết Đặng Sĩ chẳng có trách nhiệm gì về những cái chết trước đài phát thanh Huế đêm 8.5.1963.
Vụ nổ trước đài phát thanh Huế đã được Phái Đoàn Tìm Hiểu Sự Thật của Liên Hiệp Quốc đến điếu tra tại chỗ. có em đầu bị bay mất. Tất cả 8 em đếu chết trên hành lang của đài phát thanh. Các chuyên viên về vũ khí và y khoa đều xác nhận các nạn nhân bị chết vì sức ép của một chất hơi. Không có ai bị chết vì đạn hay xe tăng cán như Phật Giáo miền Trung đã hô hoán.
Vì Phái Đoàn Liên Hiệp Quốc đã điều tra rồi, nên “Tòa Án Cách Mạng” phải làm việc thận trọng hơn, vì sợ có sự so sánh khi tranh luận. Cả trăm nhân chứng đã được lấy lời khai. Các nhân chứng đều khai rằng Thiếu Tá Đặng Sĩ có ra lệnh dùng vòi xịt nước, lựu đạn cay và đạn mã tử để giải tán biểu tình. Không có xe tăng bánh xích sắt mà chỉ có xe thiết giáp bằng bánh cao su. Đài phát thanh nằm trên một nền rất cao, xe tăng không thể leo lên đó để cán người được. Còn ai đã ném quả bom hơi vào hành lang của đài phát thanh, không ai biết được. Loại bom này lúc đó chỉ có Mỹ và Việt Cộng có mà tôi, VNCH chưa có. Ông Đặng Phong, Trưởng Ty Cảnh Sát Huế, khai rằng có nhân chứng cho biết một viên chức Mỹ đã giao cho Trung Úy Thiều ở Trung Tâm Huấn Luyện Sư Đoàn I trái bom đó. Tòa cắt đứt lời khai ngay.
Đại Tướng Khánh là nhà binh, thừa hiểu rằng chẳng ai dùng bom plastic để chống biểu tình cả. Bom đó, nếu cho nổ giữa khoảng trống, chẳng gây chết chốc cho ai cả. Nhưng nếu nổ nơi vây kín, sức công phá sẽ rất dữ dội. Thủ phạm ném trái bom plastic vào đài phát thanh Huế chắc chắc không phải là để giết 8 em đó. Mục tiêu của thủ phạm là phá sập đài phát thanh Huế sau khi ông Tỉnh Trưởng và Thích Trí Quang ra khỏi đài. Nhưng rất may là trái bom không lọt được vào cửa đài mà nằm trên hành lang trước đài, nên đài không sập, chỉ 8 em không may bị họa.
Lúc đó Luật sư Nguyễn Khắc Tân biện hộ cho Đặng Sĩ, còn tôi giúp ông sưu tập hồ sơ. Ông nói với tôi rằng với hồ sơ như thế này, làm sao kết tội Đặng Sĩ được? Nhưng một hội thẩm của phiên tòa đã bí mật cho chúng tôi biết vừa có lệnh tuyên án tử hình Đặng Sĩ. Luật sư Tân nói với tôi rằng muốn cứu Đặng Sĩ, chỉ còn một cách là tổ chức biểu tình lớn phản đối mới được. Tôi liên lạc với các Linh mục Phan Văn Thăm, Nguyễn Quang Lãm, Hoàng Quỳnh... thông báo việc này.
Ngày 7.6.1964 Khối Công Dân Công Giáo đã tổ chức một cuộc biểu tình lớn có khoảng 100.000 người tham dự tại công trường Lam Sơn trước trụ sở Quốc Hội ở Saigon. Đoàn biểu tình đứng kéo dài đến chợ Bến Thành. Trong cuộc biểu tình người ta thấy có các biểu ngữ: “Lột mặt nạ bọn lợi dụng Cách Mạng để đàn áp Công Giáo”, “Mỵ dân là phải bội Dân Chủ”... Thỉnh thoảng có một vài biểu ngữ “Cabot Lodge cút đi” được đưa lên.
Trước áp lực đó, Tướng Khánh lo sợ, đã sai Chuẩn Tướng Albert Nguyễn Cao, đại diện cho Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng, đến thông báo cho Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình, Linh mục Trần Tử Nhãn ở Dòng Cứu Thế và gia đình Đặng Sĩ biết đừng quan tâm đến bản án tòa sẽ tuyên. Tòa chỉ tuyên để thỏa mãn những đòi hỏi của Phật Giáo mà thôi (!!!).
Kết quả, trong phiên tòa ngày 8.6.1964, Tòa tuyên án Thiếu Tá Đặng Sĩ chung thân khổ sai và bồi thường cho các gia đình nạn nhân 1.350.000$. Thiếu Tá Đặng Sĩ đã phải chịu ngồi tù oan đến 3 năm, 8 tháng 10 ngày mới được phóng thích, vì phải đến năm 1967, phong trào kiêu binh Phật Giáo miền Trung mới bị dẹp tan!
VII.- LES GRENOUILLARDS DE CIA
Đại Tướng Khánh đã đưa ra công điện ngày 31.12.1964 của Tòa Đa.i Sứ Mỹ tại Saigon gởi Bộ Ngọai Giao Hoa Kỳ ở Washington để chứng minh ngày 25.2.1965 ông phải ra đi vì “chống Mỹ”. Công điện đó nói rằng “Khánh có nhiều sự chống đối và rõ ràng không thể tin tưởng vào sự hợp tác với ông ta một lần nữa. Chúng ta bắt buộc Khánh rời chức vụ hiện tại và tốt hơn nữa là Khánh phải rời khỏi Việt Nam.” Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy.
Đại Tướng lấy văn kiện đó trong bộ “Foreign Relations of the United States (FRUS), 1964 – 1968, Volume I, Vietnam 1964” (số 478), nhưng trong đó đâu phải chỉ có công điện đó mà thôi? Còn vô số tài liệu khác, nhất là các cuốn tapes ghi lại các cuộc nói chuyện giữa Tổng Thống Johnson và các viên chức liên hệ về các chuyện gây rối loạn của Đại Tướng. Phải đọc và nghe hết các tài liệu đó, Đại Tướng mới hiểu tại sao Hoa Kỳ đã quyết định bắt Đại Tướng phải ra đi.
Tài liệu cho thấy sau cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960, CIA biết Tướng Trần Thiện Khiêm và Tướng Nguyễn Khánh là hai người được Tổng Thống Diệm tin cậy nhất nên móc nới để làm đảo chánh vời sự tin tưởng rằng ông Diệm và ông Nhu không ngờ được. Sự thật đúng như vậy.
Ngày 22.8.1963, Đại Sứ Henry Cabot Lodge đến Sài Gòn. Tối thứ bảy ngày 24.8.1993, Washington đã vội gởi cho Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ một công điện đặc biệt mang tên DEPTEL 243 ra lệnh tổ chức đảo chánh.
Ngày 25.4.1963, Tướng Khánh, Tư Lệnh Vùng II, muốn gặp một nhân viên CIA và muốn biết Hoa Kỳ có yểm trợ các tướng làm đảo chánh hay không. Tướng Khánh cam đoan tướng Khiêm sẽ theo (FRUS, 1961 – 1963, III: 284).
Ngày thứ hai, 26.8.1963, CIA đã cho điệp viên Alphonso C. Spera, cố vấn Bộ Tổng Tham Mưu, đi Pleiku gặp Tướng Nguyễn Khánh, để thảo luận về việc làm đảo chánh. Khi Alphonso C. Spera hỏi Tướng Khánh về tướng Khiêm, Tướng Khánh đã nắm chặt hai bàn tay của mình lại và nói: “Chúng tôi như thế này”. Tướng Khánh cho Alphonso C. Spera biết số điện thoại của Tướng Khiêm là 30012 và nói sẽ về Sài Gòn trong ngày. (FRUS, 1961 – 1963, IV:79)
Sáng 28.8.1963, Alphonso C. Spera tiếp Tướng Khánh tại văn phòng cố vấn Mỹ ở Bộ Tổng Tham Mưu. Buổi chiều, lúc 14 giờ 50, điệp viên Lucien Emile Conein đến gặp Tướng Trần Thiện Khiêm tại văn phòng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, trong Bộ Tổng Tham Mưu, để bàn kế hoạch đảo chánh (FRUS, 1961 – 1963, III: 299).
Ông Ngô Đình Nhu biết rất rõ những người sau đây đã được Mỹ móc nối để làm đảo chánh: Trần Kim Tuyến, Phạm Ngọc Thảo, Huỳnh Văn Lang, các Tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Đại Tá Mai Hữu Xuân, Đại Tá Lê Văn Kim, Đại Tá Đỗ Mậu... Ông gọi đó là “Bọn cóc nhái của CIA” (Les grenouillards de CIA). Ông ra lệnh bắt Trần Kim Tuyến thì ông Cao Xuân Vĩ xin cho ông Tuyến đi làm Lãnh Sự ở Cairo. Ông ra lệnh bắt Đỗ Mậu thì Nguyễn Văn Châu vào xin ông Diệm tha cho Đỗ Mậu. Ông không hề nghi ngờ gì Tướng Khiêm và Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5, nên mới mang họa.
Chắc Đại Tướng có nghe nói đến ông Nhu định làm Bravo I và Bravo II, tức làm đảo chính giả, để bắt các tướng tá âm mưu đảo chánh. Nhưng tài liệu Mỹ xác nhận chuyện đó chỉ là tin đồn. Còn Tướng Đính, người bị nghi được giao cho làm Bravo cũng đã phủ nhận chuyện đó.
Trong thực tế, Bravo I và Bravo II là kế hoạch của CIA. Bravo I là dùng “bọn cóc nhái của CIA” như Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Đỗ Mậu... làm cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 để loại ông Diệm. Sau đó, để cho tình hình ngày càng xấu đi và lấy cớ đó, làm Bravo II đưa gà của Mỹ lên. Barvo II được Tướng Khánh gọi là “Chỉnh lý”.
Sau Bravo II, Mỹ quyết định Tướng Khánh làm Quốc Trưởng, còn Tướng Khiêm làm Thủ Tướng. Nhưng Tướng Khánh cho rằng làm Quốc Trưởng chỉ là bù nhìn, nên loại Tướng Khiêm và các tướng có thể là đối thủ đi, rồi tự xưng là Quốc Trưởng kiêm luôn Thủ Tướng, gây ra những chống đối và rồi loạn liên tục. Cuối cùng, Mỹ cho Phạm Ngọc Thảo tổ chức đảo chánh loại Tướng Khánh đi và chọn Tướng Nguyễn Văn Thiệu thay. Khi tình hình ổn định, Mỹ lại đưa Tướng Khiêm về làm Thủ Tướng muôn năm. Dân ta bảo “Mưu sự tại nhân, thạnh sự tại CIA” là như thế.
VIII.- NÊN NGHE LỜI ĐỨC KHỔNG TỬ
Trên đây Tú Gàn chỉ “Viết mà chơi”. Khi nào viết sách, Tú Gàn sẽ trung đầy đủ các tài liệu lịch sử để chứng minh những điều Tú Gàn đã nói. Nhưng với chừng đó sử liệu, Tú Gàn thấy cũng đã quá đủ để tâm tình với Tướng Khánh.
Ngày xưa Đức Khổng Tử đã bảo:
- Tam thập nhi lập: Ba mươi tuổi bắt đầu lập thân. - Tứ thập nhi bất hoặc: Bốn mưới tuổi bắt đầu tự tín, không còn nghi hoặc nữa. - Ngũ thập tri thiên mệnh: Lúc 50 tuổi biết mệnh trời muốn cho mình làm gì. - Lục thập nhi thuận nhĩ: Sáu mươi tuổi nghe và hiểu rõ. - Thất thập nhi tòng tâm sở dục bất du củ: Bảy mươi tuổi lòng còn ham muốn, nhưng không để đi ra ngoài khuôn phép. - Bát thập cổ lai hy: Từ trước đến nay ít ai sống tới 80 tuổi. Năm nay Đại Tướng đã 83 tuổi, nhưng tôi chưa thấy Đại Tướng “tri thiên mệnh”, tức chưa nhận ra được mệnh trời muốn Đại Tướng làm gì. Không ai “tri thiên mệnh” mà đến 83 tuổi rồi vẫn cứ tưởng mình bắt đầu lập thân bao giờ.
Đại Tướng đã ở trên đất Mỹ này 40 năm, đã trải qua nhiều cuộc thăng trầm cay đắng với Mỹ, thế mà đến lúc này Đại Tướng vẫn còn tin rằng người Mỹ vẫn còn tin dùng Đại Tướng, và sẽ đưa Đại Tướng ra đóng một vai trò nào đó trong giai đoạn sắp tới. Cái lối suy tưởng của Đại Tướng gióng hệt như Tướng Nguyễn Văn Thiệu. Rõ ràng là Đại Tướng chưa “nhi thuận nhĩ”.
Mặc dầu đã vượt qua khỏi tuổi 70, Đại Tướng vẫn không kềm hảm được lòng ham muốn, vẫn cứ muốn đi ra ngoài khuôn phép. Như vây Đại Tướng chưa là người “tòng tâm sở dục bất du củ”.
Nghề của Đại Tướng là nghề nhà banh. Quả thật Đại Tướng có nhiều kinh nghiệm và công trạng trong lãnh vực quân sự. Nhưng ngày nay, những kinh nghiêm đó cũng đã lổi thời rồi, nó không còn phù hợp với khoa học quân sự mới nữa.
Đại Tướng không hề được học về kinh tế và chính trị và có rất ít kinh nghiệm trên hai lãnh vực này, nên trong lãnh vực này Đại Tướng đừng nghĩ rằng người khác sẽ nghe Đại Tướng, bởi vì nghe Đại Tướng, đất nước sẽ còn tệ hơn.
Làm chính trị mà bị Ngô Đình Nhu gọi là “bọn cóc nhái của CIA”, còn Tổng Thống Johnson lên án là “bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa” thì quả thật đáng buồn. Nhưng nếu Đại Tướng đi theo con đường của Nguyễn Cao Kỳ thì còn nhục hơn.
Cổ nhân nói: “Tri túc, thường túc, chung thân bất nhục. Tri chỉ thường chỉ, chung thân bất sỉ.” Biết đủ thường đủ, cả đời không nhục. Biết thôi thì thôi, suốt đời không hổ.
-- ngongoclan (ngongoclan@thuviet.com), March 07, 2004
Ong Nguyen Cao Ky va nay la ong Nguyen Khanh muon ve lai VN de lam mot cai gi do tot dep luc cuoi doi de lay lai thanh danh cua minh va sam hoi vi nhung hanh vi cua minh luc truoc voi nhan dan VN. Nhu vay may ong nay rat dang mat la si phu nuoc Viet. May nguoi chien dau thi hen nhat, quang sung chay truoc tien, dau oc thi thien can, chi muon gay su chui lon suot ngay thi khong dang binh luan ve nhung con nguoi co dau oc hon minh. Nen cham chi lam an va song cuoc doi thanh than la tot hon cho tuoi gia cua cac ong.
-- Nen Tinh Ngo Lai (ngongoclan@tinhngolaidi.com), March 07, 2004.
việt cộng NGU qúa xá hết bợ đít Tướng Kỳ bây giờ lại chuẩn bị nâng Bi Tướng KhánhAi là con cháu của mấy cha cộng sản gộc chạy về nói với chúng nó ngay đi , Tổng thống tương lai của một Việt Nam tự do hậu cộng sản có khả năng thu phục người dân ngay khi xuất hiện không phải là những người đó đâu
muốn biết người đó là ai cứ việc mang cái xác của thằng đá cá lăn dưa hồ chí minh ra treo cổ cho cả thế giới cùng xem , lập tức người đó sẽ kẹt vào thế phải xuất hiện ngay
-- cayhuong (cayhuong@vietcong.ngu), March 07, 2004.
That lo`ng tao thay bon linh' cong ho`a, bon Ngu.y chu'ng ma`y con` ko xung dang bang` con lon, chung ma`y an phai cut hay sao ma` lam nha?m mai the. "TAO NGAY` TRUOC CUNG LA` 1 THANG LINH NGUY, GIO DAY TI?NH NGO, LA`M AN LUONG THIEN, SA'M HOI VOI TO QUOC, BON MA`Y THI` VAN U ME, TAO DEO HIEU BON MA`Y RA LA`M SAO"_TRICH LOI NGUYEN CAO KI`
-- cay huong shitface (cogiaotieuhoc80@yahoo.com), March 08, 2004.