Ðể tiến tới quan hệ bình thường giữa Người Việt Hải Ngoại và Việt Nam

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

MARYLAND -- Cộng đồng người Việt Nam ở Hoa Kỳ, với khoảng một triệu ba trăm ngàn người [1], chỉ sau một phần tư thế kỷ đã trở thành một bộ phận sắc tộc khá thành công và có những đóng góp tích cực cho “xứ sở của di dân”. So với các cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, người Việt Nam ở Mỹ là một thực thể đông đảo nhất, do đó có khả năng đóng góp rất quan trọng cho quê hương nguồn cội về tài chánh cũng như về trí tuệ. Trước những cố gắng hội nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế trong khung cảnh toàn cầu hóa, đặc biệt là tiến trình phát triển các quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ, vấn đề quan hệ giữa cộng đồng người Việt ở Mỹ và Việt Nam lại càng cần phải được xem xét nghiêm chỉnh. Những ý kiến của người viết về trường hợp riêng biệt này cũng được được đặt vào khung cảnh quan hệ chung giữa toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và Việt Nam.

Hai mươi tám năm sau chiến tranh, tiến trình quan hệ bình thường giữa hai chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam, bắt đầu từ việc thiết lập Ðại sứ quán ở Hà Nội và Washington năm 1995, đã đạt được một bước quan trọng là Hiệp định Thương mại song phương năm 2001. Chỉ trong vòng hai năm, mặc dù có một số trở ngại cho Việt Nam như vụ kiện về cá ba-sa hay hạn ngạch (quota) về đồ may mặc, Hoa Kỳ đã đứng đầu trong những quốc gia nhập cảng hàng hóa Việt. Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà cũng như sự hiện diện của chiến hạm Vandegrift tại bến Sài-gòn trong tháng Mười Một 2003 là những tín hiệu cụ thể của mối quan hệ quân sự trong một tương lai không xa.

Trong khi đó, quan hệ giữa cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và chính quyền ở trong nước vẫn chưa được bình thường hóa, hiểu theo nghĩa là có sự trao đổi và hợp tác một cách công khai và chính thức giữa hai bên. Từ nhiều năm qua, các nhà cầm quyền trong nước đã tỏ ý mong muốn hòa giải và kêu gọi nhân tài Việt Nam ở nước ngoài đóng góp vào “sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,” nhưng sự đáp ứng của trí thức hải ngoại, kể cả những chuyên gia trẻ tuổi, vẫn chưa có gì đáng kể. Hàng năm, người Việt ở nước ngoài vẫn gửi tiền về nước và số tiền đã gia tăng đều đặn. Riêng trong năm 2003, tổng số tiền mặt gửi về dưới nhiều hình thức và mục đích có thể đã lên tới trên bốn tỉ đô-la [1], một hình thức viện trợ tự động và một chiều mà chính phủ không cần phải tốn thời gian thương lượng với các thủ tục ký kết và giấy tờ phiền phức. Tổng số người Việt Nam về nước dưới các dạng du lịch, thăm thân nhân, làm công tác nhân đạo hay kinh doanh cũng trong năm 2003 là hơn 300,000 người. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có chừng 200 nhà khoa học, trí thức về nước làm công tác giảng dạy, tư vấn. [1] Chương trình “Chuyển giao Trí thức thông qua Kiều dân” (Transfer of Knowledge through Expatriate Nationals-TOKTEN) của Chương trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program-UNDP) rất thành công ở các xứ đang phát triển, nhưng ở Việt Nam từ 1989 đến nay chỉ có được sự tham gia của chừng bốn chục chuyên viên người Việt ở nước ngoài. [1]

Mặc dù số lượng ngoại tệ gửi về nước rất quan trọng và số người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào công cuộc phát triển đất nước có chiều hướng gia tăng, hoạt động chống đối chính quyền cộng sản trong cộng đồng người Việt hải ngoại vẫn còn tiếp tục. Chủ trương giải phóng quê hương bằng bạo lực nay gần như không còn được theo đuổi, nhưng công cuộc tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền đã trở thành một phong trào chính trị được hậu thuẫn cả từ trong lẫn ngoài nước, và được các tổ chức nhân quyền quốc tế nhiệt tình hỗ trợ. Ngay cả “đa số thầm lặng” ở hải ngoại vốn sẵn sàng bỏ quá khứ lại đàng sau, cũng không nén nổi sự khó chịu và có thể phản ứng mạnh mỗi khi vết thương cũ lại được mở ra, vô tình hay cố ý, bởi một số viên chức trong chính quyền hay những người ủng hộ chế độ trong nước, chẳng hạn vụ Trần Trường ở California hồi tháng Giêng năm 1999. [1] Ða số thầm lặng này dù không tán thành những hình thức đấu tranh quá khích và muốn đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam cũng vẫn trông đợi chính quyền tiếp tục đổi mới và ban hành những quyền tự do căn bản. Do đó, bằng những phương cách thích hợp, họ cũng ủng hộ những yêu cầu chính đáng của người dân trong nước, nhất là khi thấy có những biện pháp cấm đoán hay trừng trị khắc nghiệt của chính quyền.

Ngay cả mối quan hệ Mỹ - Việt, dù đã chính thức bình thường hóa, vẫn chưa hoàn toàn ổn định trong tâm thức của nhiều giới ở cả hai bên do tác động dai dẳng của “hội chứng Việt Nam.” Sau khi cho xuất bản năm 1995 cuốn Nhìn lại Quá khứ: Thảm kịch và Những Bài học Việt Nam, cựu Tổng trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã nhận định: “Rõ ràng là quốc gia của chúng ta chưa hiểu được đầy đủ hoặc chưa hoàn toàn đồng ý với Việt Nam.” Tuy nhiên, những cố gắng của ông qua một loạt gặp gỡ những nhân vật cựu thù trong hơn hai năm sau đó để cùng duyệt xét lại những “cơ hội bỏ lỡ” đã chỉ đưa đến kết quả là một “Cuộc Tranh luận Vô cùng tận”. [1] Về phía Việt Nam, thỉnh thoảng vẫn thấy có những lời phát biểu quá đáng hay những phản ứng tiêu cực về những quan hệ với Hoa Kỳ do sự lo ngại đến trở thành hoang tưởng về “âm mưu diễn biến hòa bình.” [1] Thật ra, cụm từ “diễn biến hòa bình” rất gượng ép và hàm chứa hai điểm nghịch lý: thứ nhất, nếu hiểu “diễn biến” là nguy hiểm thì không thể đem ghép với “hòa bình”; và thứ hai, nếu hiểu “diễn biến hòa bình” là một quá trình tiến hóa hòa bình (như peaceful evolution trong tiếng Anh) thì tại sao lại chống nó? Chẳng lẽ lại muốn thay thế bằng một quá trình “thoái hóa hỗn loạn”?

-- ngongoclan (ngongoclan@thuviet.com), February 29, 2004

Answers

Response to Ðể tiến tới quan hệ bình thĂ½ờng giữa NgĂ½ời Việt Hải Ngoại vĂ  Việt Nam

Nói cho đúng, Ðảng và Nhà nước Việt Nam có lý do để lo ngại sẽ bị mất độc quyền cai trị và kiểm soát nhân dân nếu phải thật sự mở rộng các quyền tự do dân chủ, vì thế đã không chịu chấp thuận những yêu cầu cải thiện tình trạng nhân quyền từ bên trong hay bên ngoài, và kịch liệt chống lại mọi cuộc vận động cho dân chủ và nhân quyền, kết án những nỗ lực này là “âm mưu diễn biến hòa bình” và coi tất cả mọi cá nhân hay tổ chức lên tiếng yêu cầu cải cách là “những thế lực thù địch.” Mặt khác, Ðảng và Nhà nước Việt Nam cũng nhận thấy không thể tiếp tục duy trì một nền độc tài toàn trị trong quá trình thực hiện kinh tế thị trường, hòa nhập với cộng đồng quốc tế và phát triển quan hệ với Hoa Kỳ. Vì thế các nhà lãnh đạo đều tuyên bố sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa và, từ năm 2001, mục tiêu “dân chủ” đã được thêm vào khẩu hiệu mà chính phủ cần thực hiện là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan ấy, thay vì chủ động thi hành những biện pháp thích ứng có sáng tạo - một đặc điểm của dân tộc Việt - có thể ngăn ngừa trước các phong trào tranh đấu, chính phủ lại phản ứng bằng những biện pháp độc đoán đưa đến những vụ đàn áp, bắt bớ bất công, khiến cho những tiếng nói phản kháng ở trong nước, những lời tố cáo của các tổ chức quốc tế về nhân quyền và những cuộc vận động, tranh đấu cho tự do dân chủ của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài còn gia tăng hơn nữa.

Như vậy, vấn đề quan trọng là làm thế nào tìm ra được những biện pháp thích ứng có sáng tạo để ra khỏi tình trạng lúng túng hiện nay và tránh được hậu quả tai hại của những biện pháp cứng rắn, phản dân chủ? Ðể có thể tìm ra những biện pháp khả thi, trước hết cần phải xác nhận sự cần thiết của một tiến trình dân chủ hóa thích hợp với những đặc tính văn hóa xã hội của dân tộc, sau đó là giải tỏa những nỗi nghi ngờ và lo sợ về “những thế lực thù địch” và “âm mưu diễn biến hòa bình.”

Sự tăng trưởng và phát triển sinh hoạt kinh tế để đáp ứng các nhu cầu tiêu thụ mới của xã hội thường thúc đẩy khuynh hướng cởi mở chính trị. Chính sách cởi mở kinh tế cũng làm gia tăng các thành phần kinh tế và tạo nên những khối ảnh hưởng mới làm thay đổi môi trường xã hội và những quan hệ chính trị. Sự tái phối trí các quyền lực, căn cứ theo khả năng kinh tế và chuyên môn, cũng mang mầm mống của một xã hội đa nguyên với kết quả tất yếu là hiện tượng đa dạng hóa bộ máy cai trị quốc gia. Hiện tượng này đã được thấy ở Thái Lan, quyền lực chính trị của phe quân phiệt Thái đã dần dần bị giảm thiểu trước sự lớn mạnh của giai cấp doanh nhân. Người cầm đầu chính quyền ở Hong Kong không phải là một nhân vật cao cấp của Ðảng Cộng sản Trung Quốc mà là một nhà tài phiệt có kinh nghiệm làm ăn với tư bản Tây phương. Gần đây nhất, Trung ương Ðảng Cộng sản Trung Quốc lại có thêm đại diện của giới doanh nhân và tiếp theo đó Quốc hội, lần đầu tiên từ 1949, thảo luận một điều khoản tu chính hiến pháp nhằm bảo vệ quyền tư hữu.

Sự giao tiếp với thế giới bên ngoài đã mở cửa cho những thông tin về xã hội dân chủ Tây phương du nhập vào Việt Nam rất nhiều và rất nhanh qua những làn sóng truyền thanh, những kênh truyền hình, báo chí và nhất là mạng lưới internet. Thêm vào đó là ảnh hưởng của giới doanh nhân đầu tư và khách du lịch ngoại quốc, những sinh viên du học trở về nước với những kiến thức và phương pháp làm việc mới, những người Việt Nam ở nước ngoài về quê hương thăm thân nhân hay làm việc, v.v. Việc Việt Nam gia nhập khối ASEAN, thiết lập bang giao với Hoa Kỳ và tham gia vào các tổ chức và hiệp ước quốc tế càng gia tăng tính cách thúc bách của nhu cầu cải cách hệ thống công quyền và cởi mở về chính trị để thích nghi với hoàn cảnh mới. Ngay cả những tổ chức ôn hòa nhất như “Nhóm Tư Vấn cho Việt Nam” gồm các nhà tài trợ quốc tế cũng không khỏi lên tiếng cảnh cáo. Tại Hội nghị thường niên của nhóm này vào tháng Mười Hai 2001 ở Hà Nội, Ðại diện Ngân hàng Thế giới Andrew Steer tuyên bố: “Cảm tưởng chung là năm nay Việt Nam tiến bộ hơn năm ngoái, nhưng điều đó không có nghĩa là các nhà tài trợ cho rằng mọi chuyện đều tốt đẹp. Chúng tôi muốn nói rằng Việt Nam đang phấn đấu chật vật trong việc thực hiện một lịch trình cải tổ và chúng tôi muốn giúp vào việc đó.” Thay mặt cho Liên Hiệp Châu Âu (EU), Ðại sứ Bỉ tại Việt Nam Philippe Dartois cho hay cần có những nỗ lực lớn để xây dựng một chính quyền dân chủ, cải thiện tính trong sáng và trách nhiệm khả tín của nền hành chánh và tư pháp, và diệt trừ tham nhũng. Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh rằng tiến bộ trong guồng máy cai trị sẽ “ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng viện trợ.” Năm 2002, nhóm tài trợ quốc tế chấp thuận ngân khoản 2 tỉ rưỡi cho Việt Nam trong năm 2003 nhưng chỉ giải ngân được 1 tỉ rưỡi vì Việt Nam không hội đủ điều kiện thực hiện các chương trình phát triển. Tháng Mười Một 2003, nhóm tài trợ quốc tế lại chấp thuận ngân khoản 2 tỉ 8 cho năm 2004, nhưng lần này chính phủ Nhật lên tiếng cảnh cáo sẽ cắt giảm viện trợ nếu Việt Nam vẫn không đủ điều kiện để giải ngân hết số tiền viện trợ. Ðiều đó có nghĩa là Việt Nam phải cải tổ nhiều hơn nữa. Nên biết rằng Nhật là quốc gia tài trợ nhiều nhất cho Việt Nam với ngân khoản 846 triệu đô- la. Liên Hiệp Châu Âu đứng thứ nhì với ngân khoản 640 triệu. Ðại diện Ngân Hàng Thế Giới và Liên Hiệp Châu Âu tiếp tục nhận xét rằng Việt Nam còn thiếu những quyền tự do căn bản và còn cần phải cải thiện về mặt nhân quyền và bài trừ tham nhũng.

Cần phải nhìn nhận rằng đối với Việt Nam, một đất nước đã bị tàn phá bởi hai cuộc chiến tranh liên tiếp (1945-1975) và cô lập với cộng đồng thế giới trong gần nửa thế kỷ, sự du nhập ồ ạt của những trào lưu tư tưởng và lề lối sinh hoạt quá mới lạ có thể gây nên tình trạng bất ổn về chính trị và xáo trộn đời sống xã hội. Bởi vậy, trong khi chấp nhận những giá trị phổ quát và thực thi những qui ước chung của quốc tế, việc hội nhập với cộng đồng thế giới cũng như những cải cách chính trị cần phải được tiến hành đúng mức và thích hợp với Việt Nam trong thời kỳ chuyển tiếp. Hội nhập thành công không thể là một hiện tượng bị đồng hóa mà phải là một quá trình thích ứng có sáng tạo, tự phong phú hóa mà không bị mất bản sắc, đồng thời có khả năng đóng góp vào nền hòa bình và thịnh vượng chung trong khu vực hay toàn thế giới. Quan niệm về một thể chế dân chủ thích hợp với Việt Nam là một vấn đề cần được trao đổi, thảo luận trong tinh thần xây dựng và thực tế. Tuy nhiên, một khi đã xác định được một lộ trình thích hợp, Việt Nam phải quyết tâm tiến bước trên lộ trình đó chứ không thể vừa tiến vừa lùi. Trong khi chờ đợi, những nguyên tắc căn bản của dân chủ vẫn phải được tôn trọng, dù có thể chưa thực hiện được hoàn toàn. Một cách cụ thể, nhà nước cần phải ngưng bắt bớ những người kêu gọi cải tổ ôn hòa, và phóng thích những người đã bị bắt.

Thế nào là một lộ trình dân chủ hóa thích hợp, thế nào là thích ứng có sáng tạo, làm sao thiết lập được những kế hoạch cải tổ và chương trình phát triển kinh tế, giáo dục, văn hóa, xã hội, làm sao động viên được các nguồn nhân lực và tài lực ở ngoài nước vào việc thực hiện những chương trình đó? Những câu hỏi này chỉ có thể được giải đáp thích đáng nếu có sự tham khảo giữa những nhà làm chính sách và những trí thức, chuyên gia thiện chí ở nước ngoài. Và việc này chỉ thật sự có kết quả tốt nếu hai bên đều đồng tình khép lại trang sử đau thương, vượt qua những trở ngại tâm lý và chính trị, và sẵn sàng hợp tác vì lợi ích chung của dân tộc. Ðây chính là vấn đề hòa giải dân tộc hay bình thường hóa quan hệ giữa trong và ngoài nước được đề cập trong phạm vi của bài này.

-- ngongoclan (ngongoclan@thuviet.com), February 29, 2004.


Response to Ðể tiến tới quan hệ bình thĂ½ờng giữa NgĂ½ời Việt Hải Ngoại vĂ  Việt Nam

Trước viễn tượng phát triển nhanh chóng của vùng Ðông Nam Á và nhu cầu an ninh khu vực sau thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ và Việt Nam đều nhận thấy có những mối quan tâm chung và sự cần thiết phải hòa giải và hợp tác có lợi cho cả đôi bên. Do đó, hai nước đã quyết định bỏ quá khứ lại đàng sau để hướng về tương lai và thiết lập các quan hệ song phương. Trong khi giới lãnh đạo và trí thức Hoa Kỳ đã cố gắng rút ra nhiều bài học lịch sử để hoạch định chính sách và các chương trình hợp tác với Việt Nam, số đông người Việt Nam ở hải ngoại (mà một nửa là ở Hoa Kỳ) vẫn không muốn đề cập đến vấn đề quan hệ với chế độ chính trị ở trong nước, phần vì chưa thể quên được niềm thù hận cũ và phần quan trọng hơn là không thể tin tưởng ở sự thành thật của những nhà lãnh đạo cộng sản. Ðây là một nỗi bất hạnh to lớn chung cho tất cả mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước, làm suy yếu nội lực và giảm thiểu những cơ hội phát triển của cả hai bên.

Ở Hoa Kỳ, trừ trường hợp Cuba và Việt Nam, tất cả những cộng đồng người Mỹ gốc ngoại quốc đều có quan hệ hợp tác chặt chẽ với xứ sở gốc của họ cho nên cả hai bên đều dễ dàng trở nên giàu mạnh. Trường hợp người Mỹ gốc Nhật là một thí dụ điển hình. Nhiều doanh nhân Mỹ gốc Nhật đã liên doanh với những công ty lớn ở trong nước để khai thác thị trường Mỹ, kể cả việc mua bán địa ốc hoặc mua lại những cơ sở kinh doanh hay kỹ nghệ sản xuất ở các thành phố lớn. Ngược lại chính phủ Nhật cũng được cộng đồng người Mỹ gốc Nhật đóng góp một phần quan trọng vào công cuộc vận động chính quyền và Quốc hội Mỹ nhằm cải thiện không ngừng các quan hệ hợp tác giữa hai nước. Các hoạt động văn hóa như triển lãm tranh ảnh hay trình diễn âm nhạc đều được người Mỹ gốc Nhật tham gia tổ chức và giới thiệu với các cộng đồng bạn một cách hãnh diện. Những cộng đồng người Mỹ gốc Ðại Hàn, Phi-líp-pin, Ấn độ, Thái Lan, v.v. đều có những quan hệ tốt đẹp tương tự với quê hương cũ của họ. Thật là một cảnh tượng đáng buồn khi thấy các phái đoàn chính phủ Việt Nam đi công tác và các nghệ sĩ đi trình diễn ở Hoa Kỳ, thay vì được cộng đồng người Mỹ gốc Việt vui vẻ đón chào đã gặp phải những cuộc biểu tình chống đối kịch liệt. Có những buổi hội thảo về kinh tế mà các nhân vật tham dự phải được nhân viên an ninh Mỹ hộ tống khi đến cũng như khi về, và đã phải dùng cửa phụ thay vì cửa chính. Một số buổi trình diễn ca nhạc của nghệ sĩ trong nước, dù hoàn toàn phi chính trị, vẫn bị chống đối vì lý do “tuyên truyền cho cộng sản” nên đã phải bãi bỏ vào giờ chót. Tình trạng này cần được chấm dứt sớm chừng nào hay chừng nấy.

Trước sự chuyển hướng trong bang giao quốc tế và sự gia tăng các quan hệ Mỹ - Việt, trước những quan tâm chung cho tương lai của Việt Nam trong khu vực Á châu - Thái Bình Dương, đã đến lúc phải có những thay đổi căn bản trong tư duy và hành động ở cả hai phía - cộng đồng người Việt ở nước ngoài và giới lãnh đạo chính trị ở trong nước - để có thể tiến đến việc bình thường hóa các quan hệ qua những hình thức trao đổi và hợp tác thích hợp. Vấn đề này được đặt ra trên một tiền đề vững chắc là công cuộc đổi mới ở Việt Nam là một tiến trình không thể đảo ngược, và điều kiện tất yếu là những cuộc cải cách phải được thực hiện từng bước vững chắc và không thể gây nên xáo trộn. Nhưng cũng phải nói thêm rằng vì Việt Nam còn tụt hậu ít ra là vài ba chục năm so với những con rồng Ðông Nam Á nên những bước cải cách của nhà nước dù không phải là nhảy vọt cũng cần đủ nhanh để có thể rút ngắn thời gian tụt hậu đó. Sự so sánh sau đây về lợi tức tính trên đầu người vào năm 2001 là một thí dụ cho thấy rõ tình trạng chênh lệch giữa Việt Nam và một số nước khác trong khu vực (tất cả các con số là bằng đô-la Mỹ): Việt Nam, 410; Trung Quốc, 890; Thái Lan, 1940; Ma-lay- xia, 3330; Ðại Hàn, 9460; Singapore, 21500. [1] Nên biết rằng trước năm 1975, Ðại Hàn cũng chỉ ngang tầm với Việt Nam Cộng Hòa (Nam Việt Nam). Vậy nếu Hiệp định Paris 1973 được nghiêm chỉnh thi hành và nếu miền Nam thật sự có một chính phủ hòa giải hòa hợp dân tộc, có quan hệ tốt với miền Bắc trong khi chờ đợi thống nhất đất nước, lợi tức tính trên đầu người ở Việt Nam ngày nay có thể không thua Ðại Hàn, và chắc chắn không thể bị Ðại Hàn vượt xa đến hơn hai chục lần.

Thực tế phức tạp trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng như thái độ nghi ngại của nhà cầm quyền ở trong nước như hiện nay cho thấy mục tiêu hòa giải và quan hệ bình thường giữa hai bên không thể thực hiện được dễ dàng và mau chóng. Mục tiêu này chỉ có thể đạt được khi hai bên đã sẵn sàng khép lại trang sử đau thương, vượt qua những trở ngại tâm lý và chính trị đã in sâu trong tâm trí của ít nhất là hai thế hệ từ Cách mạng tháng Tám 1945 cho đến nay. Quyết định hòa giải vì quyền lợi tối thượng của tổ quốc và dân tộc Việt Nam là một quyết định lịch sử đòi hỏi rất nhiều thiện chí và can đảm của cả hai bên. Quyết định này sẽ đạt được nếu cả hai bên đều nhìn nhận rằng bản chất của hai cuộc chiến trong ba mươi năm là chiến tranh huynh đệ tương tàn vì lý tưởng khác nhau đồng thời cũng là chiến tranh ủy nhiệm do sự tranh giành ảnh hưởng quốc tế giữa hai khối tư bản và cộng sản. Dĩ nhiên là trong lúc chiến tranh, các phe lâm chiến đều có những sai lầm và bỏ lỡ nhiều cơ hội hòa bình. Khi có điều kiện và cơ hội để chiến thắng thì phe thắng trận lại có những biện pháp đối xử sai lầm đối với phe thua trận, vừa làm mất đi một nửa nguồn nhân lực có khả năng đóng góp vào công cuộc tái thiết và phát triển xứ sở vừa gây nỗi oán hờn chồng chất và lâu dài trong lòng của những người còn sống sót và thân nhân của họ, trong và ngoài nước.

Khi kêu gọi người Việt Nam tị nạn ở nước ngoài hãy quên chuyện quá khứ để hướng về tương lai, tham gia tích cực vào các chương trình nhân đạo và phát triển, các nhà làm chính sách ở trong nước cũng đã áp dụng một số biện pháp đối xử thích hợp, mặc dù còn hạn chế, đối với những người trở về nước để giúp đỡ nhân đạo hay kỹ thuật, hoạt động kinh doanh, hay chỉ để thăm thân nhân hay du lịch. Những lời kêu gọi và biện pháp đối xử ấy có thể đã biểu lộ sự mặc nhiên nhìn nhận chính sách sai lầm đối với miền Nam sau khi thống nhất và thái độ mong muốn hòa giải của các nhà lãnh đạo trong nước đối với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Tuy nhiên, những lời kêu gọi đoàn kết và những biện pháp đối xử đó vẫn chưa thể hiện một chính sách hòa giải và đối xử bình đẳng thật sự nên vẫn có thể bị hiểu là chỉ có mục đích khai thác nguồn tài chánh và “chất xám” của ba triệu người Việt Nam định cư ở các quốc gia tiến bộ trên thế giới - một sự tiếp thu một chiều theo ý muốn của nhà nước. Kêu gọi hòa giải và thi hành một số biện pháp thỏa mãn lợi ích vật chất không đủ khả năng thuyết phục những người có kinh nghiệm chống đối hay hợp tác với nhà cầm quyền cộng sản trong quá khứ, nhất là những nạn nhân của chính sách “học tập cải tạo” và “vùng kinh tế mới” sau 1975. Do đó, muốn thật sự có hiệu lực, chính sách hòa giải dân tộc phải có khả năng “hóa giải” những hận thù, bất mãn và nghi kỵ chất chứa trong lòng những người đang chống đối. Nói rõ hơn, thay vì chỉ kêu gọi đóng góp và ban phát một số quyền lợi, các nhà lãnh đạo trong nước cần thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ và có những biện pháp đối xử bình đẳng thật sự, không phải chỉ về mặt vật chất mà quan trọng hơn nữa là về mặt tinh thần, không phải chỉ đối với những người đã định cư ở nước ngoài mà với cả những người còn ở lại trong nước, không phải chỉ đối với những người còn sống mà với cả những người đã khuất.

-- ngongoclan (ngongoclan@thuviet.com), February 29, 2004.


Response to Ðể tiến tới quan hệ bình thĂ½ờng giữa NgĂ½ời Việt Hải Ngoại vĂ  Việt Nam

Về phía cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cũng cần sẵn sàng nhìn nhận những sai lầm và nhược điểm của các tổ chức chính trị và các chính quyền quốc gia từ trước năm 1945. Vì thiếu kinh nghiệm cách mạng và tinh thần đoàn kết, các lãnh tụ quốc gia dù có nhiều người nhiệt thành yêu nước đã không có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lãnh đạo dân tộc trong cuộc tranh đấu chống Pháp giành độc lập cũng như đã để mất chính nghĩa trong một cuộc chiến tranh tàn khốc để bảo vệ một miền Nam không cộng sản. Ðầu óc phong kiến cổ truyền cộng với tư tưởng tự do của Tây phương tạo nên một lề lối sinh hoạt dân chủ nửa vời khiến cho phe Việt Nam quốc gia có nhiều lãnh tụ chính trị, nhiều đảng phái, có khuynh hướng độc tôn hơn là tôn trọng các nguyên tắc dân chủ. Mọi cố gắng kết hợp thành một liên minh chính trị để đối phó với Pháp hay cộng sản đều chỉ thành công ở lúc đầu và không bao lâu đều tan rã vì chính kiến bất đồng hay sự tranh giành ảnh hưởng của các lãnh tụ. [1] So với Ðảng Cộng sản với hệ thống tổ chức chặt chẽ trong và ngoài Ðảng, với kinh nghiệm hoạt động quốc tế, phương pháp đào tạo cán bộ và quân đội thành những con người tuyệt đối tuân hành mệnh lệnh của lãnh đạo, cộng với nghệ thuật tuyên truyền lôi cuốn quần chúng, các tổ chức chính trị quốc gia nhất định không có đủ khả năng đối phó. Chính nghĩa quốc gia trong cả hai cuộc chiến cũng vì thế mà mất vào tay Ðảng Cộng sản dưới hình thức Mặt Trận Việt Minh và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Gần ba mươi năm sau cuộc chiến, thái độ tự hào của kẻ chiến thắng cũng như niềm thù hận của kẻ chiến bại đều không còn có lý do nuôi dưỡng. Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã có những chính sách sai lầm về kinh tế, chính trị, quân sự và ngoại giao khiến cho toàn dân lâm vào tình trạng đói khổ và đất nước bị tụt hậu hai, ba mươi năm so với những nước không cộng sản trong vùng Ðông Nam Á. Tình trạng này chỉ bắt đầu được cải thiện từ cuối thập kỷ 1980 sau khi Nhà Nước áp dụng chính sách “đổi mới” để đi vào con đường kinh tế thị trường và hội nhập với cộng đồng quốc tế. Ðể có thể bảo đảm cho mình một vai trò quan trọng và lâu bền trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trước sự lớn mạnh đáng lo ngại của Trung Quốc về kinh tế và quân sự, Việt Nam cần phải sớm thành công trong tiến trình hội nhập, thiết lập và phát triển được những quan hệ hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới. Tiến trình này sẽ có thể hoàn tất được mau chóng nếu có sự hỗ trợ đắc lực của các cộng đồng người Việt Nam đã có chân đứng vững chắc ở những quốc gia tiến bộ, đặc biệt là Hoa Kỳ và Châu Âu.

Các nhà lãnh đạo ở Việt Nam đã ý thức rõ được điều này từ nhiều năm qua, nhưng vẫn chưa có quyết tâm vượt thắng được hai trở ngại tâm lý chính: lòng tự ái quá cao không muốn nhìn nhận những sai lầm trong quá khứ, và nỗi lo ngại bị lật đổ nếu rời bỏ nền tảng lý thuyết và cấu trúc quyền lực hiện nay, dù đã lỗi thời, để thực hiện những bước đổi mới cần thiết về chính trị. Thật ra, nhìn nhận những sai lầm đã qua không có nghĩa là phủ nhận thành tích chiến thắng của mình vì chính những sai lầm ấy đã làm mất đi giá trị của chiến thắng và bỏ lỡ cơ hội động viên được khả năng của toàn dân vào công cuộc tái thiết thời hậu chiến. Người Việt quốc gia thua người Việt cộng sản vì nhiều lý do nhưng nhất định không phải vì không có lòng yêu nước. Không thể nói rằng ngoài Ðảng Cộng sản ra, Việt Nam không có những nhà cách mạng đã trọn đời tranh đấu và đã chết cho độc lập và tự do của dân tộc. Cũng không có đảng viên cộng sản nào có thể phủ nhận sự kiện Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh), trước khi trở thành người cộng sản, đã là một thanh niên yêu nước noi gương các tiền bối Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh. Khi theo đuổi những lý tưởng khác nhau và xảy ra xung đột, hai bên có thể buộc tội nhau nặng nề và gán cho nhau những từ ngữ tồi tệ nhất. Nhưng khi chiến tranh đã chấm dứt với sự toàn thắng của một bên thì hòa giải dân tộc và đối xử bình đẳng là chính sách sáng suốt nhất để phục hồi sinh lực của đất nước và đem lại thái bình và hạnh phúc cho mọi thành phần dân tộc. Như vậy, khi nhìn nhận những sai lầm khó tránh trong một giai đoạn nhất định của lịch sử, nhà cầm quyền có thể hóa giải được những nỗi bất mãn hay thù hận của những người đã bỏ nước ra đi hay còn ở lại trong nước, đặc biệt là chuyển đổi được những hoạt động chống đối của cộng đồng người Việt ở nước ngoài thành những đóng góp xây dựng. Có quyết tâm tự vượt để hóa giải hận thù thì việc kêu gọi bỏ qua quá khứ để hướng về tương lai mới có ý nghĩa. Như cổ nhân đã dạy “Thắng người chỉ là sức, thắng được chính mình mới là mạnh” (Thắng nhân giả lực, tự thắng giả cường). Nhân dân và lịch sử sẽ phán xét khả năng tự vượt và tinh thần trách nhiệm của những người lãnh đạo trong giai đoạn lịch sử này.

Khi hận thù đã được hóa giải thì hòa giải dân tộc đương nhiên sẽ thành tựu và nỗi lo ngại về “âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch” cũng không có lý do tồn tại. Vấn đề duy nhất còn lại là thực hiện những bước đổi mới cần thiết về chính trị. Ðây là một vấn đề rất quan trọng đòi hỏi việc xác định một lộ trình dân chủ hóa vừa thích hợp với đặc tính của dân tộc Việt Nam vừa tiến triển nhịp nhàng với chiều hướng toàn cầu hóa. Công việc này cần có sự tham khảo ý kiến của những người quan tâm đến vận mệnh tương lai của Việt Nam, cả ở trong lẫn ngoài nước. Khi xúc tiến việc thiết lập và thực hiện lộ trình dân chủ hóa cho Việt Nam, chính quyền sẽ đương nhiên gia tăng được uy tín của mình trong vai trò phối trí mọi sự đóng góp của các thành phần dân tộc.

Về phía cộng đồng hải ngoại, vì quyền lợi chung của đất nước và dân tộc, cũng cần có quyết tâm bỏ qua những niềm thù hận trong quá khứ để góp phần xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, phú cường trong cộng đồng quốc tế, không phải quá lo ngại về mối đe dọa của láng giềng phương Bắc. Quyết tâm này cũng đòi hỏi khả năng tự vượt và tinh thần trách nhiệm của những người quốc gia, nhất là những người đã từng là nạn nhân của phe chiến thắng sau khi miền Nam bị đánh bại. Thực tế đã cho thấy là mọi cố gắng lật đổ chính quyền bằng bạo lực đều thất bại vì không phải là con đường lựa chọn của nhân dân trong nước, dù bất mãn với chế độ, đã quá chán ghét chiến tranh và không thể tin tưởng ở sức mạnh quân sự của người Việt Nam tị nạn. Những cuộc vận động chính trị nhằm thay thế chế độ đương quyền ở Việt Nam sẽ không còn được Hoa Kỳ hay một thế lực quốc tế nào ủng hộ. Có lẽ chỉ còn Trung Quốc là sẵn sàng hỗ trợ những hoạt động phá rối và cản trở sự phát triển của Việt Nam. Những cuộc biểu tình và những bản tuyên ngôn chống Cộng hùng hồn cũng chỉ còn là những hình thức phát biểu nhất thời và không mấy hiệu lực. Chỉ trong thời gian gần đây, khi những cuộc tranh đấu và vận động được tập trung vào vấn đề cải thiện tình trạng nhân quyền ở Việt Nam thì mới thấy có sự hỗ trợ, dù còn giới hạn, của chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ, của Liên Hiệp Châu Âu và các tổ chức quốc tế vì tính chất chính đáng của vấn đề. Những cuộc vận động hợp pháp và hợp lý này cũng dễ được sự đồng tình của đa số trong cộng đồng - cho đến nay vẫn là “đa số thầm lặng” không tán thành các hoạt động cực đoan. Nhà cầm quyền trong nước dù có bực bội tới đâu cũng không thể không nhận thấy sự chuyển hướng tranh đấu của cộng đồng hải ngoại, từ quá khích sang ôn hòa, và hiệu lực lâu dài của cách tiếp cận mới này. Nhà nước sẽ thấy cần phải có những đáp ứng thích hợp, và quan trọng hơn nữa, cần thực sự hòa giải với cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Một khi bên trong đã có những bước tiến cụ thể, bên ngoài cũng đến lượt phải đáp ứng thích hợp.

Thực tế cũng cho thấy là chủ nghĩa cộng sản đã trở thành chuyện đã qua và bốn nước cộng sản còn lại trên thế giới cũng đều đang tìm cách thích ứng với những điều kiện kinh tế chính trị mới của toàn cầu, mạnh ai nấy lo, không còn nhắc nhở gì đến lý thuyết “đấu tranh giai cấp” và “cách mạng vô sản toàn thế giới.” Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lựa chọn con đường đổi mới để có thể đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo đói và đạt được mục tiêu mong muốn là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Sự đóng góp quan trọng của cộng đồng hải ngoại vào công cuộc phục hồi sinh lực của dân tộc và giúp cho Việt Nam trở thành một quốc gia dân chủ, phú cường trong khu vực sẽ phải được nhà cầm quyền trong nước hoan nghênh và sẽ được lịch sử ghi nhận và đánh giá xứng đáng.

Tiến trình hòa giải có thể được thực hiện qua những cuộc tiếp xúc, trao đổi thẳng thắn và xây dựng về những vấn đề quan tâm chung, như đã từng diễn ra trong mấy năm qua giữa vài ba phái đoàn Việt Nam và một số trí thức người Mỹ gốc Việt nhân dịp các phái đoàn này đi công tác ở Hoa Kỳ. Cho đến nay, những cuộc tiếp xúc như thế vẫn không ngoài nhiệm vụ thông tin, thăm dò khả năng đóng góp chất xám của trí thức và chuyên gia ở ngoài nước, đồng thời ghi nhận những ý kiến và đề nghị của những nhóm này. Những cuộc trao đổi thẳng thắn và xây dựng, ngay cả những điều than phiền, đã được diễn ra trong một không khí lịch sự và cởi mở, nhất là khi những nhân vật cầm đầu phái đoàn trong nước phát biểu là sẵn sàng lắng nghe những ý kiến khác biệt. Tuy nhiên, kết quả của những cuộc tiếp xúc này chưa có gì đáng kể ngoài việc cải thiện một số thủ tục hành chánh như việc cấp thị thực (visa) cho công dân Mỹ gốc Việt bằng cách ghi thẳng vào hộ chiếu (passport) thay vì bằng một tờ thị thực rời, cho phép mua nhà ở và sử dụng đất, và đối xử bình đẳng về giá vé máy bay nội địa. Những cuộc tiếp xúc tham khảo này cần phải được tiếp tục và mở rộng và những nhận xét hay đề nghị có lợi ích cho đất nước đều phải được chính quyền xem xét nghiêm chỉnh để thiết lập thành chính sách và chương trình thực hiện.

VẤN đề đặt ra là nhà cầm quyền trong nước có thật tình muốn hòa giải với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hay không? Cho đến nay, qua những lời kêu gọi “xóa bỏ mặc cảm quá khứ để hướng về tương lai,” qua những lời khen ngợi những người đã có công đóng góp, qua một số biện pháp có tính cách ban ơn, và thái độ lạnh nhạt đối với những đề nghị được “ghi nhận để cứu xét,” câu trả lời là các nhà lãnh đạo chính trị ở Hà Nội chưa thật tình nghĩ đến việc hòa giải với cộng đồng hải ngoại. Trong thâm tâm, nhà cầm quyền trong nước vẫn coi những người đã bỏ đi tị nạn ở nước ngoài là những kẻ bại trận và có tội nay cần được chiêu hồi vì họ có khả năng đóng góp quan trọng cho công cuộc phục hồi sinh lực và phát triển xứ sở. Những đóng góp này cũng chỉ được chấp nhận theo nhu cầu nhất định của nhà cầm quyền. Mọi yêu cầu hay đề nghị không phù hợp với ý muốn của chính quyền sẽ bị coi là không thể chấp nhận được hoặc bị nghi ngờ là nằm trong âm mưu diễn biến hòa bình. Ngay cả những đề nghị hòa giải cần thiết và dễ thực hiện nhất như giúp đỡ hay cho phép sửa sang lại nghĩa trang quân đội miền Nam và hợp tác trao đổi về văn học nghệ thuật vẫn chưa có đáp ứng sau khi được “ghi nhận để cứu xét”. Các đại diện chính quyền khi tiếp xúc với những người có thiện chí ở nước ngoài đã chỉ làm công việc kêu gọi sự đóng góp một chiều theo chỉ thị của Ðảng và Nhà nước với những hứa hẹn đối xử bình đẳng về quyền lợi vật chất so với người dân trong nước. Vì kỷ luật nội bộ, những ý kiến xây dựng từ bên ngoài, dù có được các đoàn đại diện này tán thành, không chắc đã được đề nghị lên cho các bộ phận có thẩm quyền cứu xét và chấp thuận.

Một trường hợp nổi bật nhất cần được nói đến là dự định tổ chức “Diễn đàn Trí thức Việt Nam góp Ý kiến Xây dựng và Bảo vệ Tổ quốc” do Ban Thường trực Ðoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc quyết định từ mùa Hè 2003. Diễn đàn được chuẩn bị tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Hà Nội từ 29 đến 31 tháng Giêng 2004 (ngay sau Tết Giáp Thân.) Ban tổ chức cho biết: “Diễn đàn là một sinh hoạt khoa học của giới trí thức trong và ngoài nước nhằm phát huy truyền thống đoàn kết yêu nước, ý thức tự hào dân tộc của trí thức Việt Nam, trao đổi và đóng góp ý kiến vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Nội dung của Diễn đàn gồm ba điểm chính (theo nguyên văn):

Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn của Việt Nam và thế giới, đề xuất các kiến nghị cụ thể và thiết thực, đóng góp vào việc hoạch định và tổ chức thực hiện các đường lối, chính sách và luật pháp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc.

-- ngongoclan (ngongoclan@thuviet.com), February 29, 2004.


Response to Ðể tiến tới quan hệ bình thĂ½ờng giữa NgĂ½ời Việt Hải Ngoại vĂ  Việt Nam

Thảo luận và đóng góp ý kiến về những chủ trương, giải pháp nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, phát huy tiềm năng trí tuệ của dân tộc, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giáo dục quốc dân, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của đất nước trong giai đoạn hiện nay và những thập kỷ tiếp theo.

Thảo luận và đóng góp ý kiến về những chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm động viên tốt hơn sự cống hiến của giới trí thức Việt Nam ở trong nước cũng như đang ở nước ngoài vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đưa Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Nội dung này sẽ được gom vào ba chủ đề lớn được thảo luận trong ba tiểu ban: các vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội; các vấn đề giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học - công nghệ; các vấn đề phát triển kinh tế.

Giấy mời tham dự Diễn đàn được các Ðại sứ quán Việt Nam ở ngoại quốc gửi đến một số trí thức và chuyên gia Việt Nam định cư ở nước ngoài khoảng cuối tháng Chín và được biết có nhiều người đã nhận lời tham dự. Bỗng nhiên đến đầu tháng Mười Một thì công việc tổ chức Diễn đàn này bị hoãn vô hạn định vì “có nhiều việc quan trọng khác phải giải quyết.”

Một Diễn đàn trí thức như vậy lẽ ra phải được thực hiện như một hoạt động ưu tiên của chính phủ vì đây là cơ hội tập hợp được nhiều nhân tài có thiện chí ở trong và ngoài nước cùng nhau trao đổi những kinh nghiệm của Việt Nam và thế giới, đóng góp vào việc thiết lập các chính sách và kế hoạch phát triển đất nước về mọi mặt, đưa Việt Nam vào hàng ngũ của những quốc gia hàng đầu trong khu vực. Diễn đàn này có thể chưa thật sự thuận tiện cho những người có thiện chí phát biểu thẳng thắn và công khai những ý kiến xây dựng của mình, nhưng ít nhất cũng là một bước quan trọng mở đầu cho những hình thức sinh hoạt có khả năng huy động mọi tài năng vào công cuộc phát triển và bảo vệ xứ sở. Việc bãi bỏ diễn đàn này một lần nữa cho thấy sự giằng co giữa hai khuynh hướng tiến bộ và bảo thủ trong tầng lớp lãnh đạo hiện thời ở Việt Nam mà rốt cuộc phe bảo thủ vẫn nắm được ưu thế. Ðây là một quyết định rất tai hại làm cản trở những bước tiến cần thiết của dân tộc chỉ vì tầm nhìn thiển cận và nỗi lo ngại của những người muốn duy trì độc quyền lãnh đạo của Ðảng Cộng sản.

Có một số lý do khiến những người bảo thủ nghĩ rằng việc tham khảo ý kiến của người Việt hải ngoại là không cần thiết. Trước hết vẫn là thái độ chủ quan và tự hào của kẻ chiến thắng tin rằng mình đã đánh bại được kẻ thù mạnh nhất trên thế giới thì việc gì khó đến đâu cũng sẽ làm được, bởi thế không cần phải “hạ mình” hỏi ý kiến của kẻ chiến bại. Thứ hai là thái độ nghi ngờ rằng những đóng góp của bên ngoài về việc “hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách và luật pháp trên các lĩnh vực của đời sống xã hội” (như đã nêu ra trong nội dung của Diễn đàn) đều không phải vì thiện chí mà nằm trong “âm mưu diễn biến hòa bình” nhằm lật đổ chế độ. Thứ ba là nhận định cho rằng, ngoài số tiền lớn chuyển về nước, việc đóng góp “chất xám” của người Việt hải ngoại trên thực tế cũng đã có rồi. Công cuộc chuyển giao trí thức và công nghệ của nhân tài ở nước ngoài, dù có thể chậm, vẫn sẽ tiếp diễn theo con đường một chiều. Như vậy, không cần phải có những cuộc tham khảo nghiêm chỉnh với người ở bên ngoài về những vấn đề quan tâm chung và những phương cách giải quyết. Mỗi năm, vào dịp Tết, chỉ cần có một buổi tiếp tân để các quan chức nhà nước gặp gỡ bà con về thăm quê hương, khen ngợi và khuyến khích những đóng góp tình nghĩa của “khúc ruột xa ngàn dặm.” Nếu lâu lâu có phái đoàn trong nước tiếp xúc với những nhóm trí thức và chuyên gia ở nước ngoài nhân những chuyến đi công tác thì cũng chỉ có nhiệm vụ thông báo đường lối chính sách của chính phủ, sau đó sẽ ghi nhận các ý kiến và đề nghị. Chính phủ có thể sẽ tùy tiện ban hành một số biện pháp hành chánh để thỏa mãn những điều yêu cầu nào xét ra là vô hại.

Quả thật ở hải ngoại, có nhiều người, nhất là trong giới trí thức trẻ, từ nhiều năm qua đã gạt bỏ vấn đề chính trị sang một bên để chỉ quan tâm đến những việc làm bất vụ lợi về nhân đạo (y tế, giáo dục, xã hội) hay phát triển (lãnh đạo & quản trị, hành chánh & pháp lý, khoa học & kỹ thuật.) Họ là những người không thể làm ngơ trước cảnh tượng nghèo đói, bệnh tật của đa số dân chúng ở Việt Nam, họ cũng không muốn tiếp tục chứng kiến một nước Việt Nam tụt hậu hàng chục năm sau những quốc gia lân bang như Thái Lan, Mã-Lai, Phi-líp-pin. Những việc làm của họ đem lại lợi ích trực tiếp và cụ thể cho dân chúng, rất đáng được khuyến khích và ủng hộ. Ngay cả những người trở về nước để hoạt động kinh doanh hay đầu tư cũng không nên bị chỉ trích, vì nói chung và trong lâu dài, sự tham gia của người gốc Việt ở hải ngoại và môi trường kinh doanh ở Việt Nam vẫn có lợi ích cho đất nước hơn là những doanh nhân ngoại quốc mà mục đích của họ chỉ hoàn toàn là khai thác và trục lợi. Tất nhiên không phải tất cả những người về làm ăn đều có thể thành công, nhất là khi nhà nước chưa có đầy đủ các thủ tục và luật lệ minh bạch và chưa kiểm soát được tệ nạn tham nhũng, nhưng tình hình sẽ phải được cải thiện cùng với việc thi hành những hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài và sự giao thiệp với các công ty ngoại quốc càng ngày càng nhiều hơn.

Tất cả những loại hoạt động này của người Việt hải ngoại, dù có lợi cho nhà cầm quyền trong nước, đều được bù lại nhiều hơn bằng những ảnh hưởng tích cực vào tiến trình đổi mới không thể đảo ngược mà ngay cả những nhà lãnh đạo bảo thủ cũng phải chấp nhận. Những hoạt động nhân đạo trực tiếp như cứu trợ nạn nhân bão lụt, cung cấp xe lăn và chân tay nhân tạo cho nạn nhân chiến tranh, học bổng cho trẻ em, vốn cho vay nhỏ cho phụ nữ miền quê, v. v. đều có tác dụng rất lớn vào việc gia tăng sự hiểu biết của người dân trong nước về khả năng và thiện chí của người bên ngoài, về quyền của họ được giúp đỡ để nâng cao đời sống và về trách nhiệm của chính phủ. Những khóa huấn luyện về kinh tế tài chánh hay công nghệ thông tin sẽ đem lại cho các chuyên viên và thanh niên trí thức những lý thuyết và kỹ thuật tiến bộ trên thế giới để thay đổi cuộc sống thực tế ở Việt Nam. Những hoạt động kinh doanh của các công ty do người Việt Nam ở nước ngoài thành lập, cũng như các công ty của người ngoại quốc, sẽ tạo công ăn việc làm cho người trong nước với mức lương và quyền lợi cao hơn trung bình, du nhập những kỹ thuật tổ chức, sản xuất và quản lý theo lề lối kinh tế thị trường. Ðặc biệt là quyền tư hữu sẽ được tôn trọng, dẫn tới việc đào thải hệ thống công ty quốc doanh trong một nền kinh tế tập trung mà nay đang bị đẩy lùi vào dĩ vãng.

Vì những lẽ trên, cộng đồng người Việt hải ngoại nên tiếp tục tham gia vào tiến trình đổi mới ở Việt Nam càng ngày càng nhiều hơn, không cần phải chờ đến khi nhà cầm quyền trong nước thực hiện cuộc đại hòa giải và hòa hợp dân tộc. Mặc dù cho đến nay nhà cầm quyền trong nước chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực hơn là hòa giải, tiến trình đổi mới vẫn sẽ tiếp tục, và việc làm thực tế và có ý nghĩa nhất của cộng đồng người Việt hải ngoại là giúp cho đất nước được giàu, mạnh, dân chủ và tiến bộ. Trừ trường hợp bất ngờ, thời gian chuyển tiếp từ đổi mới kinh tế sang đổi mới chính trị có thể phải chờ cho đến khi có một thế hệ lãnh đạo trẻ hơn và hiểu biết hơn. Ðể cho thời gian chuyển tiếp tiến hành tốt đẹp, những đóng góp thầm lặng và lẻ tẻ của những nhóm thiện chí cần phải trở nên công khai, chính thức và mở rộng trên mọi lĩnh vực. Các chương trình phát triển cũng phải được hoạch định qui mô và dài hạn. Những cuộc hội thoại giữa đôi bên về nội dung và thể thức thực hiện những chương trình ấy trên căn bản quyền lợi chung của dân tộc, như mục đích của “Diễn đàn Trí thức” đã nói ở trên, càng trở nên cần thiết. Ðối với những người có thiện chí ở trong và ngoài nước, đây là những cơ hội hợp tác trong tinh thần hòa giải dân tộc không thể bỏ lỡ.

Ý thức về nhu cầu đổi mới chính trị thực ra đã xuất hiện rất sớm ngay trong hàng ngũ lãnh đạo chính trị ở Việt Nam. Ðiển hình cho khuynh hướng này là hai nhân vật trong Bộ Chính trị: Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch. Ông Bách là Ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Thường trực Ban Bí thư Trung ương Ðảng, từng được đề cử vào chức vụ Tổng Bí thư, nhưng bị tước hết chức vụ vào tháng Tư 1990 vì đã kêu gọi đa nguyên đa đảng trong một buổi nói chuyện tại trường Nguyễn Ái Quốc. Ông Thạch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, trong bài diễn văn đọc trước Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc tháng Mười 1990, đã thẳng thắn nhìn nhận “sai lầm căn bản” trong đường lối lãnh đạo: “Mục đích của chúng tôi là xây dựng một xã hội vì dân nhưng trên thực tế đây là một xã hội của nhà nước và do nhà nước.” Và ông khẳng định: “Rõ ràng là việc xây dựng một xã hội của dân, do dân và vì dân đòi hỏi phải đổi mới không chỉ về kinh tế mà trên mọi lĩnh vực bao gồm kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị. Cùng với cải cách và tái cấu trúc kinh tế, Việt Nam đang thực hiện một tiến trình đổi mới từng bước và vững chắc về chính trị.” [1] Ông Thạch bị buộc phải từ chức và về hưu vào đầu năm 1991. Ðã hơn mười năm qua, không có một nhân vật lãnh đạo nào khác lên tiếng về đổi mới chính trị nữa. Ngoài ra, mọi tiếng nói yêu cầu cải tổ chính trị từ phía nhân dân, dù là của các đảng viên có uy tín từng giữ những chức vụ cao, cũng đều bị thẳng tay bóp nghẹt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là khuynh hướng đổi mới chính trị trong ban lãnh đạo Ðảng và Nhà nước đã bị dập tắt, dù rằng nó chỉ còn được phát biểu và thảo luận trong phạm vi nội bộ. Vì không thể phủ nhận được nhu cầu đổi mới chính trị nên năm 2001 ban lãnh đạo mới có quyết định dung hòa là đưa thêm mục tiêu “dân chủ” vào đường lối chung của chính phủ.

Ðã đến lúc Việt Nam cần hoạch định một lộ trình dân chủ hóa thích hợp và một chính sách đối ngoại khôn ngoan vừa bảo vệ được chủ quyền vừa được sự hợp tác và hỗ trợ của quốc tế. Hàng trăm ngàn trí thức và chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở Hoa Kỳ, với những kiến thức nhân văn, khoa học và kỹ thuật hiện đại nhất, chắc chắn sẽ đóng góp đắc lực vào công cuộc phát triển xứ sở và vận động sự hỗ trợ của các nước bạn. Vấn đề hiện nay là nhà cầm quyền trong nước cũng như cộng đồng ở nước ngoài đã có đủ sáng suốt và can đảm vượt lên khỏi những ám ảnh của quá khứ, đổi mới tư duy và hành động, để có thể tiến đến việc bình thường hóa các quan hệ hay chưa? Ðiều hiển nhiên là, giữa đôi bên, trách nhiệm chính trong vấn đề hòa giải trước hết là thuộc về nhà cầm quyền ở Việt Nam. Nói cách khác, trái banh hiện đang nằm trên sân ở trong nước.

Cầu mong rằng sang Năm Mới Giáp Thân sẽ xuất hiện những nhà lãnh đạo có tầm nhìn như Nguyễn Cơ Thạch năm 1990 để mở đầu cho một kỷ nguyên dân chủ, hòa bình và phát triển của Việt Nam, kết quả của hòa giải và hòa hợp thật sự giữa mọi thành phần dân tộc, trong và ngoài nước.

-- ngongoclan (ngongoclan@thuviet.com), February 29, 2004.


Response to Ðể tiến tới quan hệ bình thĂ½ờng giữa NgĂ½ời Việt Hải Ngoại vĂ  Việt Nam

Bửa nay , NgoNgocLan post 1 bài khác hẳn mọi lần. Biết lắng nghe hơn. Chúng ta có thể bắt đầu từ đây. Thật ra thì mấy cái vụ như là ...xuât khâu ca basa, rồi tôm,v.v.v. CSVN đâu cần phải bỏ tiền cả triệu đô ra mướn luật sư cho may cái lẩm cẩm tôm , cá . Mà chỉ cần nói với cái đám Việt kiều phản động ở Mỷ, nhờ tụi nó đi biểu tình ..nói là thích ăn tôm cá ở VN nhập sang lắm, rằng ...,v.v.v. Như thế thì mả bố mấy thằng Mỷ củng phải chìu theo đám VK phản động mà bỏ phiếu thắng cho CSVN.

Còn nhiều, nhiều nửa...VK vừa học giỏi vừa giàu có. Ðại khái là cái gi củng có, chỉ trrừ QUÊ HƯƠNG. VK ai củng muốn về xây dụng lại quê hương, đem công đem sức, đem tiền của... nhưng chỉ sợ rằng lại 1 lần nưa đem cúng không cần nhang đèn cho cái đám mất dạy là CSVN tham ăn , cô uống, tham tàn, thâm độc.

Tóm lại, vấn đề cốt yếu bây giờ là ...Ðảng CSVN. Nếu đảng vẩn tham quyên cố vị, bám vào quyền lực là chậm đi ..ÐÀ TIẾN BỘ CỦA QUỐC GIA DAN TỘC.

-- Ke Si Bac Ha (ke_si_bac_ha@yahoo.com), March 01, 2004.



Response to Ðể tiến tới quan hệ bình thĂ½ờng giữa NgĂ½ời Việt Hải Ngoại vĂ  Việt Nam

Nói nhiều làm chi vậy Ngọc Lan , ai cũng hiểu mà . chỉ có cái đảng cộng sản Việt Nam mắc dịch mới bày ra lắm tṛ khỉ để dụ khị cộng đồng Việt Nam như chúng đă từng làm với phe Quốc Gia qua 2 đợt 54- 75

Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ c̣n có một con đường duy nhất là phải chấp nhận Song Đảng , chứ chưa cần Đa Đảng vội v. phải chấp nhận có một cuộc bầu cử thật sự dân chủ và mời một uỷ ban đặc biệt của LHQ đến VN để trực tiếp kiểm soát phiếu

Cầy Hương đề nghị lấy tên Đảng đối lập là Đảng Cộng Ḥa để dân chúng trong và ngoài nước để theo dỏi và dể bầu . lá cờ của phe nào th́ sẽ in trên bích chương vận động tranh cử của phe đó , lá cờ tương lai của Việt Nam ( Vàng hay Đỏ ) sẽ tùy thuộc vào phe thắng trong cuộc bầu cử đầu tiên , toàn bộ người Việt Hải ngoại đều được đi bầu số phiếu bầu này cũng được LHQ trực tiếp kiễm soát

trong bầu cử bên nào có dấu hiệu gian lận bầu cử bên đó sẽ thua , sau bầu cử , 6 tháng đầu tiên là thời gian thử thách để LHQ ngâm cưú xem có gian lận bầu cử hay không sau đó Chính phủ mới , mới bắt đầu thành lập nội các và quốc hội

nếu không làm được như vậy th́ cộng sản Việt Nam cứ chờ cho đến khi chúng tôi có đủ tiền hùn nhau mua 12 trái bom nguyên tử dộng thẳng xuống Hà nội để kỷ niệm 12 ngày đêm vc ăn bom Mỹ cũng được

-- cayhuong (cayhuong@vietcong.ngu), March 01, 2004.


Response to Ðể tiến tới quan hệ bình thĂ½ờng giữa NgĂ½ời Việt Hải Ngoại vĂ  Việt Nam

Nghe cay Huong nói thấy mà phát ham. Nếu có được ngày bầu cử đó, KSBH này, se trai tịnh đúng 1 tuần lể, ăn chay nằm đất, lập đàn hương án, cầu nguyện cho quốc thái dân an. Cầu cho, cầu đủ thứ hết...sau dó, chắc chắn CSVN sẽ thất bại và KSBH tôi sẽ book vé máy bay về ngay VN chuyến sớm nhất.

Chứng kiến lịch sử VN chuyển sang trang sử mới......

-- Ke Si Bac Ha (ke_si_bac_ha@yahoo.com), March 01, 2004.


Response to Ðể tiến tới quan hệ bình thĂ½ờng giữa NgĂ½ời Việt Hải Ngoại vĂ  Việt Nam

"Ông hội đồng" Đặng Văn Khoa: “Tôi sẽ tiếp tục vào cuộc với nghĩa khí ấy!”

Đại biểu Đặng Văn Khoa đang chất vấn tại diễn đàn HĐND kỳ họp lần 4, khóa VI từ ngày 6 đến ngày 9.1.2004 TT - Vừa qua, trên diễn đàn HĐND TP.HCM khóa VI, ông Đặng Văn Khoa được biết đến như một đại biểu có nhiều ư kiến chất vấn. Những nội dung ông chất vấn thường gắn sát với việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng, bức xúc của người dân. Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với “ông hội đồng” Đặng Văn Khoa. * Ông đă tự ứng cử ở nhiệm kỳ trước và đắc cử. Lần này lại ra tranh cử. Điều ǵ thôi thúc khi ông tự ra ứng cử? - Tôi ham thích các hoạt động có tính xă hội. Trước đây tôi đă là phó chủ tịch Hội Tem TP, ủy viên Ủy ban MTTQ TP, ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Công thương TP. Cái “máu” của ḿnh nó vậy. Cái “máu” đó được hun đúc từ thời ḿnh là thanh niên xung phong, là cán bộ Đoàn. Cho nên trong kỳ bầu cử đại biểu HĐND TP năm năm trước mấy anh em trong Hiệp hội Công thương đề nghị ḿnh ra ứng cử th́ ḿnh ra liền, v́ thấy nó phù hợp với cái chất của ḿnh. Ḿnh không là công chức, không là đảng viên. Là một người dân, ḿnh vui nhiều, kỳ vọng nhiều với sự phát triển hằng ngày của TP. Nhưng ḿnh cũng buồn v́ nhiều lúc thấy bức xúc, băn khoăn nhiều việc. Ḿnh nghĩ: nếu có mặt trong HĐND TP, ḿnh sẽ góp tiếng nói, ư tưởng, tâm huyết đóng góp cho sự phát triển của TP. * Làm thế nào để ông có những câu hỏi chất vấn rất xác đáng mà người dân rất “chịu”? - Đúng là đă có câu hỏi, chất vấn, góp ư, từ việc học, việc làm, việc đi lại, điện nước cho tới y tế, sức khỏe, cháy nổ, an ninh trật tự... Cái ǵ đụng chạm đến đời sống th́ tôi quan tâm. Tôi thường được bà con gơ cửa báo điều này điều nọ, hoặc điện thoại, hoặc gửi thư. Nhờ đó tôi biết và hiểu được nỗi ḷng, bức xúc của bà con. Chẳng hạn vụ cống hộp P.3, Q. B́nh Thạnh. Hôm đó bà con đến gặp tôi, bảo: “Anh Khoa ơi, bên xây dựng và giám sát họ làm ăn kỳ cục quá, coi bộ không được: cừ tràm th́ không đủ tiêu chuẩn, ximăng th́ làm ba chỉ có một...”. Rồi họ lôi ḿnh đi. Tôi bỏ ngang công việc, cùng đi và xắn quần lội cống xem thử t́nh h́nh như thế nào. Không phải một lần, mà để làm cho ra lẽ, tôi cùng bà con đi tới đi lui, thậm chí đêm hôm cũng lọ mọ lội cống, soi đèn pin đếm từng lỗi gian dối. Nhờ đó mà vạch ra được cái sai không thể chối căi. Vụ cống hộp P.15, Q.10 cũng vậy. Bà con gơ cửa, trưng cho ḿnh bằng chứng mà họ đă tự làm, h́nh ảnh đủ hết. Trong kỳ họp HĐND, tôi trưng ra nhiều bằng chứng về sự gian dối. Tất cả chứng cứ đều rất thuyết phục, đều do bà con làm cả. Thông tin từ người dân là rất quan trọng. Từ đó tôi rút ra một điều: liên hệ giữa người đại biểu với nhân dân là liên hệ mạch máu. Tách rời mối liên hệ này, người đại biểu khó sống và làm tṛn trách nhiệm của ḿnh. Để mạch máu này chảy được thông suốt, cá nhân người đại biểu phải mở ḷng đón nhận những bức xúc của người dân với tinh thần trân trọng, đồng cảm, chia sẻ và cùng lao vào việc với dân. Ngoài ra báo chí và các cơ quan quản lư nhà nước cũng là nguồn thông tin của tôi. * Vậy có việc ǵ của dân mà ông chưa nói được, hoặc nói được mà làm không được? - Như chuyện của bà con ở khu Trần B́nh - Lê Tấn Kế ở Q.6 chẳng hạn. Nhà chung của người dân đang ở, cán bộ phường, quận ngang nhiên bán đi. Thật là một chuyện không thể ngờ lại có thể xảy ra được! Tôi lên tiếng. Rồi một vài cán bộ cũng bị xử lư. Nhưng quan trọng là cái nhà của bà con th́ tính như thế nào đây? Đến giờ cũng chưa xong. Tôi đặt vấn đề nhiều lần mà chẳng đâu vào đâu. Buồn lắm! * Trong HĐND, ông được xem như “người nói nhiều”. Có lúc nào ông cảm thấy đơn độc không? - Tôi hoàn toàn không vui v́ ḿnh là người nói nhiều. Tôi rất muốn mọi người cùng góp tiếng nói. Nhiều tiếng nói sẽ thành tiếng nói chung, tốt hơn một tiếng nói. Có người nói th́ ḿnh sẽ ít nói lại. Thay v́ ḿnh nói nhiều th́ sẽ chỉ tập trung nói năm ba vấn đề, sẽ sâu hơn, ra lẽ hơn. C̣n như hiện nay, nhiều vấn đề dân bức xúc nhưng ít người lên tiếng th́ ḿnh phải lên tiếng chứ biết làm sao... Thật ra nói nhiều vẫn thấy... kỳ kỳ. * Nói nhiều và nhiều lúc thẳng quá, ông có sợ không? - Tất cả những điều tôi nói đều v́ cái chung. Có điều nói nhiều cũng ngại. Song ḿnh là đại biểu của dân cử ra, không nói lên tiếng nói người dân th́ làm ǵ? Đôi lúc trước khi nói một vấn đề, cứ nghĩ tới nghĩ lui: ḿnh làm việc này ḿnh có lợi ǵ không, có động cơ ǵ không, có thù ghét ǵ ai không?... Đều không! Ḿnh nghĩ ḷng ḿnh trong trẻo th́ dù ḿnh có đặt vấn đề gay gắt cỡ nào chắc cũng được hiểu cho. Ba, bốn năm trước tôi lên tiếng nhiều về tiêu cực trong xây dựng cơ bản, trong hoạt động vũ trường... Rồi cũng có người nào đó nhắn nhe này nọ, dạng như bảo ḿnh “cẩn thận chứ có chuyện không hay...”. Gia đ́nh tôi rất lo, nhưng biết làm sao được... * Lần này ông lại tự ứng cử. Nếu đắc cử, ông sẽ làm những việc ǵ? - Tôi sẽ tiếp tục làm những việc mà ḿnh chưa làm tṛn, sẽ đại diện cho những bức xúc chính đáng của người dân trước những vấn đề của cuộc sống nhằm mục tiêu xây dựng môi trường sống chung lành mạnh, phát triển. Năm năm trước, trong lần tiếp xúc cử tri, có một ông cụ nói với tôi rằng: đại biểu của dân là phải gần dân, dân tin và có nghĩa khí. Nay tôi lại ra tranh cử. Nếu được bà con tin tưởng giao nhiệm vụ th́ tôi sẽ mang nguyên tinh thần, nghĩa khí ấy vào cuộc. ĐẶNG ĐẠI thực hiện http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=22147&ChannelID=3

-- Ty (skinnyrat2002@yahoo.com), March 01, 2004.


Response to Ðể tiến tới quan hệ bình thĂ½ờng giữa NgĂ½ời Việt Hải Ngoại vĂ  Việt Nam

"Ông hội đồng" Đặng Văn Khoa: “Tôi sẽ tiếp tục vào cuộc với nghĩa khí ấy!”

Đại biểu Đặng Văn Khoa đang chất vấn tại diễn đàn HĐND kỳ họp lần 4, khóa VI từ ngày 6 đến ngày 9.1.2004 TT - Vừa qua, trên diễn đàn HĐND TP.HCM khóa VI, ông Đặng Văn Khoa được biết đến như một đại biểu có nhiều ư kiến chất vấn. Những nội dung ông chất vấn thường gắn sát với việc bảo vệ những quyền lợi chính đáng, bức xúc của người dân. Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với “ông hội đồng” Đặng Văn Khoa. * Ông đă tự ứng cử ở nhiệm kỳ trước và đắc cử. Lần này lại ra tranh cử. Điều ǵ thôi thúc khi ông tự ra ứng cử? - Tôi ham thích các hoạt động có tính xă hội. Trước đây tôi đă là phó chủ tịch Hội Tem TP, ủy viên Ủy ban MTTQ TP, ủy viên ban chấp hành Hiệp hội Công thương TP. Cái “máu” của ḿnh nó vậy. Cái “máu” đó được hun đúc từ thời ḿnh là thanh niên xung phong, là cán bộ Đoàn. Cho nên trong kỳ bầu cử đại biểu HĐND TP năm năm trước mấy anh em trong Hiệp hội Công thương đề nghị ḿnh ra ứng cử th́ ḿnh ra liền, v́ thấy nó phù hợp với cái chất của ḿnh. Ḿnh không là công chức, không là đảng viên. Là một người dân, ḿnh vui nhiều, kỳ vọng nhiều với sự phát triển hằng ngày của TP. Nhưng ḿnh cũng buồn v́ nhiều lúc thấy bức xúc, băn khoăn nhiều việc. Ḿnh nghĩ: nếu có mặt trong HĐND TP, ḿnh sẽ góp tiếng nói, ư tưởng, tâm huyết đóng góp cho sự phát triển của TP. * Làm thế nào để ông có những câu hỏi chất vấn rất xác đáng mà người dân rất “chịu”? - Đúng là đă có câu hỏi, chất vấn, góp ư, từ việc học, việc làm, việc đi lại, điện nước cho tới y tế, sức khỏe, cháy nổ, an ninh trật tự... Cái ǵ đụng chạm đến đời sống th́ tôi quan tâm. Tôi thường được bà con gơ cửa báo điều này điều nọ, hoặc điện thoại, hoặc gửi thư. Nhờ đó tôi biết và hiểu được nỗi ḷng, bức xúc của bà con. Chẳng hạn vụ cống hộp P.3, Q. B́nh Thạnh. Hôm đó bà con đến gặp tôi, bảo: “Anh Khoa ơi, bên xây dựng và giám sát họ làm ăn kỳ cục quá, coi bộ không được: cừ tràm th́ không đủ tiêu chuẩn, ximăng th́ làm ba chỉ có một...”. Rồi họ lôi ḿnh đi. Tôi bỏ ngang công việc, cùng đi và xắn quần lội cống xem thử t́nh h́nh như thế nào. Không phải một lần, mà để làm cho ra lẽ, tôi cùng bà con đi tới đi lui, thậm chí đêm hôm cũng lọ mọ lội cống, soi đèn pin đếm từng lỗi gian dối. Nhờ đó mà vạch ra được cái sai không thể chối căi. Vụ cống hộp P.15, Q.10 cũng vậy. Bà con gơ cửa, trưng cho ḿnh bằng chứng mà họ đă tự làm, h́nh ảnh đủ hết. Trong kỳ họp HĐND, tôi trưng ra nhiều bằng chứng về sự gian dối. Tất cả chứng cứ đều rất thuyết phục, đều do bà con làm cả. Thông tin từ người dân là rất quan trọng. Từ đó tôi rút ra một điều: liên hệ giữa người đại biểu với nhân dân là liên hệ mạch máu. Tách rời mối liên hệ này, người đại biểu khó sống và làm tṛn trách nhiệm của ḿnh. Để mạch máu này chảy được thông suốt, cá nhân người đại biểu phải mở ḷng đón nhận những bức xúc của người dân với tinh thần trân trọng, đồng cảm, chia sẻ và cùng lao vào việc với dân. Ngoài ra báo chí và các cơ quan quản lư nhà nước cũng là nguồn thông tin của tôi. * Vậy có việc ǵ của dân mà ông chưa nói được, hoặc nói được mà làm không được? - Như chuyện của bà con ở khu Trần B́nh - Lê Tấn Kế ở Q.6 chẳng hạn. Nhà chung của người dân đang ở, cán bộ phường, quận ngang nhiên bán đi. Thật là một chuyện không thể ngờ lại có thể xảy ra được! Tôi lên tiếng. Rồi một vài cán bộ cũng bị xử lư. Nhưng quan trọng là cái nhà của bà con th́ tính như thế nào đây? Đến giờ cũng chưa xong. Tôi đặt vấn đề nhiều lần mà chẳng đâu vào đâu. Buồn lắm! * Trong HĐND, ông được xem như “người nói nhiều”. Có lúc nào ông cảm thấy đơn độc không? - Tôi hoàn toàn không vui v́ ḿnh là người nói nhiều. Tôi rất muốn mọi người cùng góp tiếng nói. Nhiều tiếng nói sẽ thành tiếng nói chung, tốt hơn một tiếng nói. Có người nói th́ ḿnh sẽ ít nói lại. Thay v́ ḿnh nói nhiều th́ sẽ chỉ tập trung nói năm ba vấn đề, sẽ sâu hơn, ra lẽ hơn. C̣n như hiện nay, nhiều vấn đề dân bức xúc nhưng ít người lên tiếng th́ ḿnh phải lên tiếng chứ biết làm sao... Thật ra nói nhiều vẫn thấy... kỳ kỳ. * Nói nhiều và nhiều lúc thẳng quá, ông có sợ không? - Tất cả những điều tôi nói đều v́ cái chung. Có điều nói nhiều cũng ngại. Song ḿnh là đại biểu của dân cử ra, không nói lên tiếng nói người dân th́ làm ǵ? Đôi lúc trước khi nói một vấn đề, cứ nghĩ tới nghĩ lui: ḿnh làm việc này ḿnh có lợi ǵ không, có động cơ ǵ không, có thù ghét ǵ ai không?... Đều không! Ḿnh nghĩ ḷng ḿnh trong trẻo th́ dù ḿnh có đặt vấn đề gay gắt cỡ nào chắc cũng được hiểu cho. Ba, bốn năm trước tôi lên tiếng nhiều về tiêu cực trong xây dựng cơ bản, trong hoạt động vũ trường... Rồi cũng có người nào đó nhắn nhe này nọ, dạng như bảo ḿnh “cẩn thận chứ có chuyện không hay...”. Gia đ́nh tôi rất lo, nhưng biết làm sao được... * Lần này ông lại tự ứng cử. Nếu đắc cử, ông sẽ làm những việc ǵ? - Tôi sẽ tiếp tục làm những việc mà ḿnh chưa làm tṛn, sẽ đại diện cho những bức xúc chính đáng của người dân trước những vấn đề của cuộc sống nhằm mục tiêu xây dựng môi trường sống chung lành mạnh, phát triển. Năm năm trước, trong lần tiếp xúc cử tri, có một ông cụ nói với tôi rằng: đại biểu của dân là phải gần dân, dân tin và có nghĩa khí. Nay tôi lại ra tranh cử. Nếu được bà con tin tưởng giao nhiệm vụ th́ tôi sẽ mang nguyên tinh thần, nghĩa khí ấy vào cuộc. ĐẶNG ĐẠI thực hiện http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx? ArticleID=22147&ChannelID=3

-- Ty (skinnyrat2002@yahoo.com), March 01, 2004.


Moderation questions? read the FAQ