các bạn hô hào vẻ hào nhoáng của cái tốt mà CS đă được, xin vào đây tranh luận đigreenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread |
Dư âm ‘Việt Nam Ngày Nay’ Trong chuyên mục Việt Nam Ngày Nay đặc biệt phát ngày 03-01-2004, BBC tâm sự với năm thính giả ở các miền đất nước về cảm nhận cuộc đời, về các cơ hội làm ăn và những chủ đề xã hội đáng quan tâm.Từ thành phố Huế, thính giả Vương Trai tâm sự rằng "những sinh viên đấu tranh hồi trước, tức là những người trong tổ chức sinh viên của tổng hội, là những người ngày xưa có lý tưởng tốt, được dân chúng ủng hộ nhiều lắm. Thế nhưng giờ hầu như dân không thích tới gần, họ không thích, không nghe, không đọc báo, họ không thích cái gì hết."
Nghe chương trình Thính giả đài BBC có nhận xét gì về chương trình này, xin mời sử dụng Hộp tiện ích đánh bằng chữ Unicode để gửi ý kiến về Ban Việt Ngữ đài BBC.
Xin lưu ý nếu muốn đăng tải ý kiến trên diễn đàn này, thư phải được viết bằng tiếng Việt unicode có dấu. Cảm ơn quí vị tham gia.
-----------------------------------------------------------------------------------
Hải Hà, Việt Nam
Những ngày cuối năm nầy, nói chuyện VN cũng là ôn cố tri tân, nếu nói VN không phát triển th́ cũng chưa trọn vẹn, ngược lại nói là phát triển th́ cũng không đúng, nói như Nguyễn Hưng Trường là hiện tại có một hai lon gạo để ăn là tốt rồi, nghe mà ngậm ngùi quá, công sức và mồ hôi đổ xuống đồng là bao nhiêu?
Cho dù tôi không mùi mẽ ǵ với vị lănh tụ Hồ, nhưng câu nói hay th́ cũng nên biết: "không sợ không đủ, chỉ sợ thiếu công bằng"hiện trạng VN là cái nỗi sợ của ông Hồ thành sự thật với đám hậu duệ của ông ta, và họ cũng thường luôn ca ngợi là làm theo tư tưởng HCM, chẳng lẽ cứ ăn khoai sắn như hồi 75, nhưng sau 30 năm cật lực có một vài lon gạo có phải là sự phát triển không th́ để khách quan nhận xét, ôn cố là ôn cái ǵ?
Ngày ấy ! chiến tranh vừa dứt, người dân lo lũ lượt về lại quê nhà, cày xới bom đạn nơi vườn xưa ruộng cũ, nhịn ăn để trả nợ chiến tranh cho nước ngoài, ai vay cho cuộc chiến th́ người dân không biết, vay bao nhiêu th́ cũng không biết, không có một khoản viện trợ nào cho ra viện trợ, người dân vẫn cúi xuống lo làm, nhưng 30 năm sau tri tân cái ǵ?
Riêng những người bị CS cho là phản bội tổ quốc đă gửi về trong nước 2,6 tỉ Dola, các thứ viện trợ, người dân có được 1,2 lon gạo, không đáng một phần nhỏ của sức lao động thực sự của chính họ, tiền của ấy đi đâu? Nói như Người Hà nội, là bức tranh xám xịt, là do PV BBC tô màu, cũng đúng với bạn, v́ hốt của cả nước tô vẽ cho một HN làm sao cái tầm nh́n thiếu phiến diện, phiến diện từ chóp bu chứ đâu xa, giá mà tới những miền quê xa xôi hơn một chút, bạn thấy rằng chiếc áo mới ngày xuân cho lũ trẻ là một vấn nạn thực sự cho nhiều bậc cha mẹ, nhiều gia đ́nh, thế th́ chuyện câm, đui, điếc cũng là hợp lẽ.
VN ta có câu cha chết không bằng hết ăn, c̣n thời gian đâu cho chuyện trà dư tửu hậu? Mạnh v́ gạo bạo v́ tiền, chỉ những kẻ nắm quyền và một số theo đóm ăn tàn ấy mà thôi, chúng ta nên vẽ một bức tranh thực tế cuộc sống để người xem tranh biết c̣n thiếu măng màu nào chỗ nào, rồi người ta tô giúp chỗ khiếm khuyết, không nên xấu che tốt khoe là kiểu đánh lận con đen xưa nay chúng ta vẫn làm, phải chăng cái bức tranh "vân cẩu vẽ người tang thương" ấy c̣n nhiều khuất tất?
Nguyễn Hưng Trường, Melbourne, Úc
Tôi đă rời xa quê hương VN và xứ Huế mưa buồn quanh năm của tôi đă hơn 20 năm trời. Hôm nay tôi vừa từ VN trở về không lâu sau chuyến về thăm lại quê hương lần đầu tiên sau mấy mươi năm xa cách. Hôm nay tôi chút nhận xét về đôi chút thay đổi của quê hương dấu yêu.
Ngày xưa lúc chưa rời VN, cả gia đ́nh tôi gồm có 10 người mỗi bữa ăn chỉ có 1/2 lon sữa ḅ gạo v́ lúc đó nhà nước ta c̣n chưa khắc phục được những khó khăn nên phải cần ưu tiên gạo cho cán bộ kể cả nhà cửa và mọi thứ.
C̣n bây giờ đất nước mới được giải phóng chưa được 30 năm mà có nhiều gia đ́nh 4, 5 người đã có được 1, 2 lon gạo để ăn là tốt quá rồi, c̣n các cán bộ th́ lại phấn đấu cũng rất tốt vượt chỉ tiêu nhà đẹp xe sang lại có nhiều con cái được du học,mà một ngày nào đó hy vọng người dân chắc cũng khá hơn một chút.
C̣n nữa, ngày xưa Liên Xô mạnh hơn nước ta, nhưng ngày nay họ không đủ mạnh để bảo vệ được đảng CS của họ, c̣n đất nước XHCN/VN của ta rất là mạnh, 1 trong 4 nước c̣n lại trên thế giới, th́ thử hỏi người dân c̣n đ̣i hỏi chuyện ǵ nữa???
Minh, USA
Bạn Trần Lê đưa ra một ư kiến quả hay, hay đến nghe mà xót xa. Vận động cộng đồng Việt Kiều ủng hộ hàng Việt Nam? Tôi hy vọng có vài ngườI chịu mua một hộp nước vải, một bịch càfê Trung Nguyên, không cần phải cả một bao gạo cũng là tốt lắm rồi. Tôi thấy hàng nông sản Việt Nam, muốn bán được ở Mỹ, đều cần thông qua nhăn của những công ty khác. Họ không thèm mua bất cái ǵ có tên “Product of Vietnam.” Chả cần biết đó là công ty quốc doanh hay tư nhân, ghét là cứ ghét. Hy vọng là c̣n có nhiều Việt Kiều tính cực hơn mà tôi chỉ chưa biết. Việt Nam có nhiều rắc rối v́ lư do này lư do nọ, tùy mỗi người thôi. Nhưng có cần đối xử với nhau như thế này?
Trần Lê, TP HCM
Gởi bạn Người Hà nội. Tôi thấy bạn có ư kiến như vậy là tốt, nhưng ai là sẽ người nói thật, nếu ban biên tập đài BBC trực tiếp phỏng vấn mấy quan chức th́ liệu họ có dám nói lên sự thật hiện hữu hay họ phải lo giữ cái ghế đang ngồi hoặc họ không đủ khả năng để trả lời (v́ có thể là câu hỏi hóc búa) v́ sẽ sai quan điểm, nên việc Ban biên tập BBC chọn người nào dám nói đúng sự thật mới phỏng vấn, có thể họ không đại diện cho 100% người dân cả nước, nhưng ít nhất cũng đại diện cho 95% người dân.
Theo tôi hiểu ư bạn nói đại diện cho đất nước Việt nam hiện tại là khỏang 5%, hoặc hơn chút ít đang có chức quyền bổng lộc mới là người xứng đáng, c̣n 95% người dân là không thể là người đại diện cho đất nước ḿnh sinh sống, nên chúng ta bây giờ mới thua kém các nước trong khu vực ASEAN như vậy.
Tôi cũng như bạn thôi ai cũng yêu đất nước này cả, yêu nước không phải là độc quyền của ai cả, bạn nên nhớ như vậy, v́ nếu không chúng ta không ai tranh luận nơi diễn đàn này làm ǵ ? Tôi đang nghe trong nước ngày nào đài báo cũng đưa tin về vụ kiện tôm Việt nam bán phá giá vào Mỹ.
Hiệp hội thủy sản Việt nam th́ thuê mướn luật sư nhằm chống lại vụ kiện. Theo tôi có ư kiến nhỏ như thế này, chúng ta chẳng cần kiện cáo làm ǵ mà chỉ cần lobby cộng đồng người Việt ở Mỹ ủng hộ sản phẩm thủy sản Việt nam th́ chúng ta chắc thắng đến 90%, v́ cộng đồng người Việt ở Mỹ là cộng đồng lớn và có tiềm lực. Việc đó không khó lắm, nhưng không thấy ai nói trên các phương tiện báo chí ở Việt nam cả, chúng ta phải đặt một dấu chấm hỏi lớn ở đây, tôi cũng mong rồi sẽ được, hy vọng người Việt sẽ ngồi lại với nhau, xây dựng quê hương ḿnh sán lạn hơn. Mong lắm thay.
Khoa Nguyễn, Houston, US
Tôi không thể nào đồng ư vớI lốI lư luận của anh Trần ngườI Huế khi anh viết “Tôi là người Huế (xem bên dưới) ..." Giọng nói hằng học, hồ đồ hay mùi chính trị không thể cho ta kết luận rằng
“trung thực hay thiếu trung thực.” Hằn học là điều tự nhiên của thính giả Vương Trai biểu lộ sự bất mãn cùa chị đối vớI chính quền hiện tại.
Ngoài 2 triệu đảng viên ra, 78 triệu người dân c̣n lại. Không ai biết chính xác bao nhiêu phần trăm của con số 78 triệu bất mãn đốI vớI chính quyền hiện tại. Nhưng có một điều gần 2 triệu người Việt vượt biển liều chết để ra đi, và hơn ai hết Đảng không bao giờ giám đề ra 1 cuộc trưng cầu dân ư về sự hợp pháp lảnh đạo của họ.
Không ai biết chính xác bao nhiêu người coi ngày 30-04-75 là ngày giải phóng nhưng 1 điều chắc chắn là hơn 2 triệu người Việt tị nạn hảI ngoạI không bao giờ gọi đó là ngày giảI phóng. Cũng từ ngày ấy cả nước Việt Nam bị nhuộn đỏ dướI sự thống trị của độc tài, và ngày nay Việt Nam vẫn là một trong những nước ngèo và kém văn minh nhất thế giới.
Trần Người Huế, Cộng hòa Cezch
Thật buồn cho những cuộc phỏng vấn được mang tên là "Việt Nam ngày nay". Tôi đồng với Người HN rằng có ư đồ của PTV trong phỏng vấn, điều này khác hoàn toàn với bản chất khách quan của BBC.
Tôi là người Huế gốc, khoảng 2 năm 1 lần tôi về Huế nên tôi biết Huế c̣n nghèo, và từ xưa đền nay Huế vẫn là môt trong những địa chỉ nghèo nhưng không thể nói về Huế như thính giả Vương Trai được. Đây là giọng nói hằn học, thiếu trung thực và có phần hồ đồ. Chị nói : ' trước giải phóng ..." rồi đính chính ngay " trước 75 ..." thể hiện là kiểu nói có mang mùi chính trị. Chị c̣n nói: " những sinh viên đấu tranh hồi trước ....không nghe, không đọc báo, họ không thích cái gì hết." là sự suy diễn thiếu suy nghĩ.
Tại sao BBC lại chọn ư kiến này? Tôi không muốn tranh căi về nội dung mà chỉ muốn trao đổi về chất lượng thông tin của BBC. Hy vọng các bạn sẽ cho thính giả chúng tôi bức tranh trung thực hơn.
Người Hà Nội - Hà Nội
Nghe chương tŕnh Việt nam ngày nay của BBC phát ngày 03-01-04 tôi thật thấy thất vọng. Bức tranh mà BBC đưa ra thật xám xịt, nhưng tôi thấy rất phiến diện, không phản ánh đúng thực chất bức tranh Việt nam năm 2003 vừa qua. 5 ư kiến chọn lọc có ư đồ. Hàng triệu ư kiến khác chẳng thể nói lên điều ǵ.
Tôi đưa ra 1 ví dụ cụ thể, như PTV của BBC thường hỏi trong các bài phỏng vấn. TPHCM là nơi có nhiều cơ hội làm ăn nhất, nhiều thành phần kinh tế nhất, mà chỉ có tâm sự của 1 anh buôn bán sắt thép xây dựng th́ liệu có diễn tả hết toàn cục bức tranh kinh tế của TP HCM không ? Vài ḍng góp ư, hy vọng các chương tŕnh sau của BBC mang lại cho thính giả cái nh́n khách quan và trung thực và đầy đủ hơn.
Quang Diệu, San Jose - Hoa Kỳ
Đầu năm dương lịch mà nghe điệu nhạc ḥa âm của BBC Vietnamese dành cho tạp chí Vietnam Ngày Nay với mục đề " Dư âm Vietnam ngày nay" thật là ảo năo và một cái buồn thấm thía vào xương thịt. Tôi nghĩ bất cứ người Vietnam nào với một chút ưu tư, khoắc khoải cho Vietnam, dù đang làm việc ǵ mà nghe khúc nhạc ḥa âm này sẽ chẳng c̣n thiết tha ǵ với những ǵ ḿnh đang làm (nếu tôi không lầm th́ khúc nhạc ḥa âm ấy do Duy Cường viết ḥa âm cách đây khá lâu).
Một khúc nhạc ḥa âm ngắn nhưng cái giai điệu của những nốt nhạc diễn tả được những cái năo nề, chạnh ḷng và thương tâm cho quê hương như bài ḥa âm new age "Heaven and Earth " của Kitaro; Kitaro sáng tác bài ấy làm nhạc nền chính cho cuốn phim "Heaven and Earth" nói về một kư ức đau buồn của một người trong hoàn cảnh chiến tranh huynh đệ tương tàn của Vietnam. Nói thật, cũng may là anh chị trong BBC Vietnamese tại UK cho nghe khúc nhạc ấy vào những ngày đầu năm dương lịch ... nếu nghe khúc nhạc ấy vào dịp đầu năm Tết nguyên đán th́ có lẽ chúng ta sẽ buồn trọn năm 2004 ! (j/k)
Thời gian trước, khi nghe " Heaven and Earth " của Kitaro là tôi thấy ngay được h́nh ảnh quê hương Vietnam quanh năm v́ chiến tranh bom đạn, máu và nước mắt; anh em cùng cha cùng mẹ, cùng một mái ấm gia đ́nh mà kẻ tập kết ra Bắc, người trong Nam rồi đánh nhau, cấu xé nhau, hận thù dày dặc bao phủ xuống đất nước và con người Vietnam như bóng đêm không bao giờ sáng!
Bây giờ được BBC Vietnamese phát thanh khúc nhạc trong tạp chí Vietnam Ngày Nay cộng với sự phản ánh của các anh chị trong nước khi được phỏng vấn th́ h́nh ảnh của Vietnam lại hiện ra càng thương tâm hơn, đau buồn hơn.
Cái đau buồn bây giờ không phải v́ chiến tranh tàn phá, không c̣n chết chóc nhưng là cái buồn của sự lam lũ, nghèo khó, không công bằng trong xă hội và đời sống đói rách của người dân tại những miền xa xôi, hang cùng ngơ hẻm của đất nước. Tôi đă nhiều lần về nước, đă đi đến những nơi tận cùng của đất nước và chứng kiến được những ǵ mà các bạn vừa nói trong cuộc phỏng vấn rất đúng và rất là thương tâm. Cán bộ chức quyền ở trên th́ chỉ biết nh́n đến cái chung chung, những bề mặt sáng sủa của thành phố: chỉ là 10% của 80 triệu đồng bào; c̣n 90% là thiếu ăn, đói rét và sống trong một môi trường dơ bẩn thiếu vệ sinh tối thiểu. Chưa nói đến vấn đề giáo dục, y tế thiếu thốn hay tự do dân chủ.
Như người bạn tại B́nh Thuận đă nói rất đúng: chỉ số GDP của Vietnam có tăng mạnh nhưng là sự tăng trưởng so với số móc GDP của những năm trước rất thấp th́ chẳng có là bao! Nhà nước và Đảng CS Vietnam bao giờ cũng lợi dụng cái hiểu biết giới hạn của người dân và thông tin hạn chế của nhà nước mà thêu hoa dệt lụa, ru ngủ người dân trong nước. Dân Vietnam đâu phải lười biếng, đâu phải không chịu khó làm việc, đâu phải ngu dốt. Đất nước Vietnam tài nguyên ǵ cũng có và có thể c̣n vượt trội hơn so với nhiều nước trong vùng. Nhưng tại sao cái nghèo cứ như truyền kiếp và bám chặt vào Vietnam ? V́ sao ? V́ chiến tranh ? kết thúc đă gần 30 năm rồi ? Theo tôi nghĩ ngắn gọn chắc chắn là v́ chịu "Ơn Mưa Móc" của ĐCSVN d́u dắt ?
Cám ơn chân thành đến các bạn trong BBC Vietnamese đă làm việc và đem lại những thông tin quư giá này đến tất cả người Vietnam. Không c̣n ǵ quư bằng.
Lưu Cường, Đà Lạt
Chuyên mục Việt Nam Ngày Nay phát vào sáng Thứ Bảy vừa qua giới thiệu một số ư kiến của thính giả tại Việt Nam, đă phản ánh thật trung thực thảm trạng của người Việt trong thời kỳ "kinh tế thị trường định hướng XHCN" . Tuy những thính giả được phỏng vấn ở những vùng khác nhau, nhưng nội dung ư kiến chỉ tựu chung là một.
Qua những ư kiến đó, chúng ta thấy rất rơ đặc lợi của đảng viên, viên chức nhà nước được hưởng. Mà đặc lợi mang lại sự giầu có cho cán bộ nhà nước nếu không phải là tham nhũng, nhận hối lộ, lạm dụng chức quyền, th́ là ǵ nữa?
Nhà nước vẫn muốn duy tŕ chính sách ưu đăi đảng viên cán bộ là v́ họ cần "ủng hộ viên" cho chế độ, chính các "ủng hộ viên" ấy là nền móng giữ vững chế độ chủ nghĩa xă hội. Vậy th́ chẳng ai lạ ǵ những người như các anh Nguyễn Vũ B́nh bị nhà nước "trừng trị" khi mà các anh muốn xây lại cái nền nhà tuy đă thối nát, nhưng lại đang là điểm tựa cho chế độ.
Đào Đ́nh, Dallas, USA
Rất cám ơn quư đài đă cho nghe Tạp Chí Việt Nam Ngày Nay tuần này. Quư đài đă đưa ra được cái nh́n thật trung thực của quư đài khi phỏng vấn cấp lănh đạo và tiếng nói của người dân ở mọi miền trên đất Việt Nam. Tôi nghe mà muốn khóc khi một chị ở Huế đă tả t́nh cảnh của người dân ở xứ này. Hỡi ơi khi chị so sánh những biệt thự của những kẻ đi làm cách mạng với khu nhà ổ chuột của người dân.
Ôi! Chủ nghĩa xă hội, Chủ nghĩa Cộng sản là thế ư. Bao nhiêu triệu người Việt đă chết trong cuộc chiến Nam Bắc chỉ là để có một nước Việt Nam như thế này ư. Cám ơn thật nhiều quư đài đă cho tôi nghe những sự thật ở Việt Nam mà tôi không t́m ở một cơ quan truyền thông nào khác. Tôi luôn luôn là một thính giả trung thành của quư đài. Chúc quư đài vững tiến để thính giả Việt Nam có một nguồn thông tin rất đáng tin cậy.
-- poorcitizen (starlonely2212@yahoo.com), January 23, 2004