bo.n ngu.y ra ddây nhâ.n thêm mô.t ca'i ta't nè :)

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

(Bài viết dưới đây là quan điểm cá nhân của một người Việt ở nước ngoài nhưng ḷng luôn hướng về Đất Việt)

QUAN HỆ VIỆT- MỸ

Dẫn nhập :

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, Nhử đẳng hành khan thủ bại hư. Lư-Thường-Kiệt. Có ư rằng: Đất nước của người Nam phải do người Nam cai trị. Điều đó đă do ư trời định. Kẻ nghịch kia dám xâm phạm đất ta, chỉ là mua lấy sự thất bại mà thôi.

Bốn câu thơ trên đây do danh tướng Lư-Thường-Kiệt có tài kiêm văn vơ đặt ra với mục đích dùng chiến tranh tâm lư để đánh giặc phương Bắc, làm cho địch quân xuống tinh thần, lúc ấy vào khoảng năm Bính-Th́n (1076). Và kể từ ấy, giặc phương Bắc trước sau, gồm: nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh đều lần lượt bị thảm bại trước sự khởi nghĩa vùng lên chiến đấu của nhân dân Việt-Nam. Điễn h́nh là tinh thần đại đoàn kết của dân ta ở Hội nghị Diên-Hồng là một bài học lịch sử.

Tưởng chỉ có thế thôi, nhưng Trời đă định sẵn, hơn 800 năm sau, đến năm 1954, rồi đến năm 1974, bốn câu thơ trên đây vẫn c̣n linh nghiệm. Cách mạng tháng 8/1945 với toàn dân kháng chiến dưới sự lănh đạo của Hồ Chí Minh đă mang lại độc lập cho nước nhà. Nhưng sau đấy, dựa vào thực dân Anh vào Nam-Bộ để tước khí giới quân đội Nhật. Pháp trở lại Việt Nam hầu đặt ách nô lệ trên đầu trên cổ nhân dân ta một lần nữa. Nhân dân Việt Nam đă chiến đấu dũng cảm chống lại thực dân Pháp. Pháp đă mang sinh mạng của con em cùng với chủ quan, sai lầm to lớn của Pháp dẫn đến sự thua trận Điện-Biên-Phủ. Và sau nầy, Mỹ lại đi theo vết xe cũ của Pháp, đặt lên chính phủ quốc gia bù nh́n ở miền Nam Việt-Nam nên đă mua lấy thất bại chua cay.

Một ngh́n năm dưới ách thống trị của giặc Tàu, một trăm năm trong ṿng nô lệ giặc Tây, ba mươi năm chống Mỹ cứu nước. Không ai ngờ được một nước nhỏ bé như Việt Nam mà có thể đánh thắng những kẻ địch mạnh hơn ḿnh gấp bội. Đó là nhờ kết tinh Dân Tộc, nhờ ḍng máu dũng cảm biết hy sinh v́ tranh đấu cho độc lập nước nhà, nhờ tinh thần đại đoàn kết của toàn dân và nhờ có được các vị anh hùng Dận Tộc có tài và sáng suốt là Hồ Chí Minh lănh đạo toàn dân chiến đấu chống ngoại xâm giành được thắng lợi nên từ chỗ trước kia, Việt Nam không có tên trên bản đồ thế giới, nhưng bây giờ hai chữ Việt Nam được mọi người trên thế giới biết đến không phải chỉ trên sách vỡ, lời nói, phim ảnh mà cái quan trọng là trong thâm tâm của đại đa số nhân dân các nước trên thế giới đối với Việt Nam.

Nói chung, nói theo tâm lư và thực tế, người Việt Nam rất hiếu ḥa, biết trọng lễ nghĩa, đạo lư, không có tâm địa thâm hiễm, dễ tha thứ và cởi mở. Nhưng không v́ thế mà trỡ thành ngu đần. Tuy biết nhún nhường nhưng không phải dại dột. Ai làm ơn th́ không bao giờ phụ, nhưng hễ bị hà hiếp, bị khinh khi th́ không dễ ǵ cúi đầu cam chịu mà sẽ kiên nhẫn chống trả đối phương bằng nhiều cách dù phải hy sinh mạng sống để bảo tồn độc lập và hạnhphúc của nhân dân Việt-Nam.

* * *

Vào Đề.

Nhân việc Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Donald Rumsfeld có lời mời tướng Phạm Văn Trà, Bộ trưởng Quốc Pḥng Việt-Nam sang viếng thăm Mỹ. Phía Việt-Nam đă nhận lời mời. Đồng thời sẽ có một tàu chiến Mỹ sẽ viếng thăm Việt Nam trong nay mai. Việc nầy đưa đến bài viết “Quan hệ Việt-Mỹ, khúc quanh lịch sử “ hôm nay !

Trong việc nối lại khúc quanh lịch sử Việt-Mỹ cho chúng ta thấy, trước hết những nhà lănh đạo Mỹ không biết tiên liệu và việc làm nầy đă để trễ những 58 năm (năm mươi tám). Đáng lẽ đă được thực hiện bắt đầu từ năm 1945, khi thiếu tá Archimede Patti, trưởng đội OSS (The Office of Strategist Services, tiền thân của CIA, T́nh Báo Mỹ) được phái sang Việt-Nam công tác. Nhiệm vụ của thiếu tá Patti lúc bấy giờ là cứu nguy cho những quân đội Mỹ khi nhảy dù xuống Việt-Bắc và phối hợp với tổ chức Việt-Nam Độc-Lập Đồng-Minh Hội (Việt-Minh) do Hồ Chí Minh lănh đạo để chống lại phát-xít Nhật. Ở Tân-Trào, Mỹ đă huấn luyện cho đội Tuyên Truyền Giải Phóng quân Việt-Nam cách thức sử dụng vũ khí. Vào ngày 2/9/1945 lễ độc lập của Việt-Nam, Patti đă hân hạnh ngồi bên Vơ Nguyên Giáp dự lễ. Trong lúc chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập của nước Việt-Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, một đoàn máy bay Mỹ đă bay rà xuống thấp hiện trường ở vườn hoa Ba-Đ́nh với ư nghĩa ủng hộ buổi lễ độc lập đầu tiên của Việt-Nam cho thêm phần long trọng. Sau đấy, khi thiếu tá Patti về nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đă gửi một bức thư đến tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt kêu gọi Mỹ ủng hộ Việt Nam về mặt tinh thần, đồng thời gửi đến nhân dân Mỹ một thông điệp mang tay bày tỏ mối thiện cảm của nhân dân Việt-Nam đối với nhân dân Mỹ xem như anh em. Theo tài liệu trong văn khố Mỹ cho biết, quan điểm của tổng thống Roosevelt lúc bấy giờ là muốn cho các nước thuộc địa trong đấy có Việt-Nam được độc lập nhưng chưa kịp thi hành th́ ông chết. Kế đến thời tổng thống Harry Truman, chủ tịch Hồ Chí Minh lại viết thư và gửi điện văn nhắc lại yêu cầu trước đây nhằm vào việc hỗ trợ tinh thần cho Việt-Nam và nh́n nhận một nước Việt-Nam độc lập. Nhưng không được trả lời. Chẳng những vậy, tổng thống Truman c̣n tiếp trợ cho Pháp trong việc tái chiếm Đông-Dương v́ sợ rằng Cộng-Sản sẽ xâm nhập châu Âu, phải có Anh và Pháp đứng trong Liên Pḥng Bắc Đại Tây Dương để chống lại Nga-Xô. C̣n ở châu Á th́ sợ Việt-Nam đứng về phe Cộng-Sản, như bàn cờ Domino, mất Việt-Nam th́ sẽ mất cả Thái, Diến-Điện, Mă-Lai, Nam-Dương, Philippine, Uc và Tân-Tây-Lan v.v. .

Mặt khác, về cá nhân vị chỉ huy Du-Kích Hồ Chí Minh, thiếu tá Patti cho biết, buổi đầu gặp gở ông Hồ đă lôi cuốn được cảm t́nh của người đối thoại. Hồ Chí Minh có vầng trán rộng, đôi mắt sáng ngời, là một người có tinh thần Dân Tộc cao độ biết tranh đấu cho Việt-Nam được độc lập. Nhưng Mỹ vẫn nghi ngờ Hồ Chí Minh là con người Cộng Sản. Người ta có biết đâu rằng Staline nghi ngờ Hồ Chí Minh v́ ông không có tinh thần Cộng-Sản Quốc Tế; trong vụ bị bắt ở Tàu, khi được thả ông cũng bị nghi ngờ ! Sở dĩ ông theo Cộng Sản v́ Cộng-Sản bênh vực giai cấp bị trị, giai cấp công nông và người nghèo khổ. Trái lại, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản thường hay cướp nước người, hà hiếp và bóc lột các dân tộc nhược tiểu.

Nếu tổng thống Mỹ là những người thức thời, lănh đạo giỏi th́ Washington và Hà-Nội đă bắt tay nhau từ trước, không có việc hiểu lầm và chiến tranh Việt-Nam đă không xẩy ra; không có việc Mỹ đi đêm với Trung-Hoa để làm cho Nga-Xô suy yếu. Không phải hiểu lầm thôi mà c̣n là sai lầm trong chiến tranh Việt-Nam như tác giả James Olson và Randy Robert viết trong quyển “Where the Domino fell” trong lời kết rằng: “Vietnam was the wrong war, wrong place at the wrong time for the wrong reason”. (Chiến tranh Việt Nam là sai lầm, sai ở địa điểm, sai ở thời điểm và sai ở lư do biện minh). C̣n cựu Ngọai trưởng Henry Kissinger mới đây viết trong quyển “Ending the Vietnam war” (Chấm dứt chiến tranh Việt-Nam) rằng: Some of them derided what they called “cold war attitudes” as if the cold war have been some sort of misunderstanding, if not an American invention (Trong số họ chế giễu cái được gọi là “ quan điểm chiến tranh lạnh” là nếu chiến tranh lạnh đă là vài điều mơ hồ của sự hiểu lầm, nếu đó không phải là điều người Mỹ phát minh). Nói như ông Kissinger là người Mỹ đă mơ hồ về thực tại những cái ǵ đă xẩy ra liên quan đến t́nh h́nh thế giới, liên quan đến Việt Nam nên đă có nhận xét sai lầm theo thế cờ Domino, nếu Việt-Nam mất th́ cả Đông-Nam châu Á sẽ rơi vào tay Cộng-Sản. Nhưng sau khi Việt-Nam chiến thắng, các nước châu Á vẫn c̣n nguyên vẹn, chẳng có ǵ gọi là sụp đổ. Ngoài ra, ông Kissinger đă lặp lại câu mà nhiều nhà chính trị hay sử học đă nói: “Lịch sử không bao giờ lặp lại” và đi đến kết luận Chiến tranh Việt-Nam là một bài học.

Đây là dịp để chúng ta nhắc lại Hiệp định Genève 1954.

Nhận xét về Hiệp-Định Genève 1954 và hậu quả.

Trận chiến thắng Điện-Biên-Phủ của Quân Đội Nhân-Dân Việt Nam anh hùng đă làm chấn động cả thế giới. Vào dịp nầy, Giáo hoàng Pie XII tại Roma (ṭa Thánh Vatican) đă đề nghị với Mỹ dùng bom nguyên tử ném xuống Việt Nam để cứu Pháp. V́ giáo hoàng Pie XII tin tưởng rằng người Âu Mỹ đi chiếm thuộc địa với mục đích bảo vệ văn minh Thiên chúa giáo mà họ quan niệm là đi mở mang nước Chúa nhắm vào những nước nhỏ và nghèo khổ như Việt Nam. Kể từ 1946 khi De Gaulle nuôi mộng tái chiếm Đông-Dương nhờ vào sự trợ giúp của Mỹ về tinh thần cũng như vật chất. Cho đến năm 1954 v́ thua trận nên Pháp phải ngồi vào bàn hội nghị, kư hiệp ước Genève về Việt Nam.

Nhận định về Hiệp định Genève 1954, chúng ta nhận thấy tại sao Pháp không trả lại cho Việt Nam cả nước mà chỉ có một nửa nước, kể từ vĩ tuyến 17 trỡ lên ? Xin thưa rằng: Trong công cuộc kháng chiến giành độc lập, nhân dân Việt-Nam hy sinh xương máu, nhưng các cường quốc định đọat số phận đất nước ta. Các cường quốc tham dự hội nghị Genève và quyết định những điều khoản trong hiệp ước Genève 1954 về Việt-Nam gồm có: Mỹ, Anh, Nga xô, Trung quốc.

Mỹ, Anh tất nhiên là về hùa với Pháp không nói làm ǵ, nhưng c̣n Nga-xô và Trung quốc th́ sao ? Nga-xô ở những ngày đầu đă xem Hồ Chí Minh là người có đầu óc Dân Tộc. V́ vậy, trong những ngay đầu kháng chiến ta rất thiếu vũ khí, họ có dư nhưng đă không viện trợ cho ta. C̣n Trung quốc th́ nhóm người lănh đạo của họ chủ trương chủ nghĩa bá quyền, bành trướng. Cụ thể là trong chiến lược toàn cầu, họ mưu toan thôn tính Việt Nam và toàn bộ Đông-Dương, lấy đó làm đầu cầu để tiến chiếm các nước khác ở Đông-Nam châu Á. Và sau này, họ đă dựng Pol-Pốt, Iêng-Xary lên làm lănh tụ Khmer Đỏ. Bày cho Pôl-Pốt dùng chính sách diệt chủng ở Miên, với mưu sâu loại trừ bớt dân số Miên để dành cho kế hoạch di cư cả chục triệu người Hoa trong tương lai sẽ đến đất Miên định cư, kế hoạch nầy hiện đang được tiến hành tại Tây-Tạng hiện nay.

Tháng 06 năm 1973, chủ tịch Mao Trạch Đông đă nói với những người lănh đạo Việt Nam rằng: “Thành thực mà nói, nhân dân Trung quốc, đảng Cộng Sản Trung quốc và nhân dân thế giới phải cám ơn nhân dân Việt Nam đă đánh thắng Mỹ. Các đồng chí chiến thắng mới buộc Nixon phải đến Bắc Kinh”. Bằng chứng đích thực nhất cho thấy hai nước Nga-xô và Trung quốc nh́n nhận Chính Phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa chậm hơn các nước khác. (Sau hơn một năm Trung Quốc và Nga-Xô mới nh́n nhận Việt-Nam). Nói tóm lại, những người lănh đạo Trung quốc muốn chia cắt Việt Nam có tính cách lâu dài ḥng làm cho Việt Nam suy yếu phải phụ thuộc vào Trung quốc. Năm 1979, họ dùng lực lượng Khmer Đỏ tấn công vào mấy tỉnh biên giới của Việt-Nam ở phía nam, đồng thời phối hợp nhịp nhàng với kế hoạch đánh chiếm Việt Nam, họ mang cả mấy sư đoàn tấn công vào Việt Nam ở phía bắc. Nhưng họ đă thất bại v́ bị thiệt hại nặng trước sự chống trả của Dân quân Du kích điạ phương. Mộng không thành đạt, Trung quốc phải rút lui không thực hiện được kế hoạch xâm lăng như đă định.

V́ thế mà trước đây chủ tịch Hồ Chí Minh đă từng nói: “Cách mạng Việt Nam do Việt Nam làm lấy” và ông Trường-Chinh, Tổng bí thư đă nêu cao khẩu hiệu: ”Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi”.

Việt Nam tuy thắng trận nhưng ở thế yếu v́ bị các cường quốc bắt ép phải nhận một nửa đất nước, từ vĩ tuyến 17 thay v́ cả nước !

Pháp rút lui khỏi miền bắc năm 1954 và hoàn toàn rút lui khỏi miền nam năm 1955, để lại di họa cho chúng ta sau nầy. Đó là chủ nghĩa quốc gia không xương sống, chủ nghĩa quốc gia giả hiệu và một đạo quân thứ năm nằm vùng là Giáo hội Thiên Chuá giáo địa phương. Chủ nghĩa quốc gia giả hiệu nầy đă liên tục có mặt tại miền nam Việt Nam dưới thời Mỹ-Diệm tới thời Mỹ-Thiệu và hiện nay nó vẫn c̣n giẫy giụa như những con lươn, con trạch trên đất Cờ-Hoa nầy để bảo vệ lá cờ chết, lá cờ tay sai !

Mặt khác, căn cứ theo hiệp định Genève 1954 th́ đến 1956 Pháp và Việt-Nam phải tổ chức tổng tuyển cử, phổ thông đầu phiếu ở cả hai miền nam bắc để tiến tới thống nhất đất nước. Nhưng Mỹ đă xúi giục bằng cách bày ra tṛ phản đối của ông phổng Diệm !

Từ năm 1946, tuy Mỹ không trực tiếp giúp Pháp tái chiếm Đông-Dương nhưng Mỹ đă ủng hộ đường lối của Pháp với chiêu bài “bảo vệ nền văn minh Thiên Chúa Giáo”. Sau 1954, Mỹ đă hất cẳng Pháp để trực tiếp nhảy vào miền Nam Việt-Nam nói riêng và Đông-Dương nói chung với chiêu bài ”ngăn ngừa Cộng-Sản và chống Cộng đến cùng để bảo vệ Thế giới Tự Do”. Thua đậm hay thất bại ở Việt-Nam ư ? Nói cho đúng ra là Mỹ đă thảm bại ở Việt Nam nên Mỹ phải rút quân về và nêu ra chính sách Việt-Nam hóa chiến tranh để vớt vát sĩ diện. Sở dĩ tôi không nói thất bại mà nói thăm bại v́ trong mấy chục năm chiến tranh Việt Nam Mỹ đă đưa nhiều tướng tài đến chỉ huy quân đội Mỹ ở Việt Nam. Nhiều bộ phận nghiên cứu đặc biệt của Mỹ đă đến nghiên cứu ngay chiuến trường cũng như mọi t́nh huống để hổ trợ cho chiến tranh. Các cơ quan chuyên môn như USOM, USAID, USIS đă làm việc thường trực tại Việt Nam. Các đại biểu quốc hội Mỷ thuộc hai đảng Cộng ḥa và Dân chủ đă đến Việt Nam khảo sát t́nh h́nh. Và với non một triệu quân đội Mỹ, cộng thêm quân đội của các nước chư hầu như Úc, Tân-Tây-Lan, Gia-Nă-Đại, Nam Triều, Thái-Lan đều tham dự chiến trường. Tất cả các quận lỵ ở miền Nam Việt Nam đều có cố vấn Mỹ thường trực chỉ huy. Không những vậy, về mặt t́nh báo, Mỹ c̣n tổ chức những bộ phận t́nh báo trá h́nh như: Đội Diệt Trừ Sốt Rét, Dân Ư Vụ. Ng̣ai văn pḥng Thông Tin Mỹ là USIS, Mỹ c̣n tổ chức Đài Phát Thanh Gươm Thiêng Ai Quốc để tuyên truyền ra Bắc. Ngoài vấn đề nhân sự ra, các loại máy bay siêu thanh cùng các loại vũ khí tối tân khác cũng được ,mang đến để phục vụ chiến tranh Việt Nam. Trên mấy chục năm chiến tranh Việt Nam liên tục 5 đời Tổng Thống Mỹ đă lănh đạo chiến tranh Việt Nam. Nhưng rốt cuộc với chiêu bài hay sách lược nào cũng đều mang đến thất bại v́ cuộc chiến tranh không có chính nghĩa. Ngày 30 tháng 04 năm 1975 trước sự tấn công như vũ băo của Quân Đội Nhân Dân Việt-Nam, Dương Văn Minh, tổng thống miền Nam Việt Nam đầu hàng không điều kiện. Kể từ giờ phút nầy, Việt-Nam được độc lập, thống nhất dưới nền Xă hội Cộng Ḥa sau mấy mươi năm tranh đấu hy sinh.

Mỹ đưa ra chủ trương cấm vận Việt-Nam với mục đích trả thù, sợ Việt-Nam đứng ra lập Liên-bang Đông-Dương sau khi Việt-Nam bị Khmer Đỏ do Pol Pot chỉ huy (Pol Pốt là đàn em của Tàu đỏ) đánh phá mấy tỉnh biên giới của Việt-Nam, hăm hiếp đàn bà con gái, đốt nhà, cướp trâu ḅ lùa về Miên. Ngoài ra, ở Miên bè lũ Pol-Pốt đă có chính sách diệt chủng, giết cả triệu người Miên vô tội. V́ những lư do trên đây, cho nên đến tháng 12 năm 1978, Việt Nam mang quân vào đất Miên đuổi đánh quân Khmer Đỏ. Mỹ đă đưa ra chủ trương cấm vận Việt-Nam trong lúc Việt-Nam vừa mới thống nhất đất nước sau mấy chục năm bị chiến tranh tàn phá, lầm than, đến nỗi tuy là một nước nông nghiệp nhưng thiếu gạo để ăn, phải ăn bo-bo trừ cơm. Mỹ lấy cớ Việt Nam xâm chiếm Cămphuchia để tiếp tục cấm vận. Nhưng hai mươi năm sau, lại chính Mỹ đi xâm chiếm các nước khác, lấy cớ Taliban chứa chấp trùm khủng bố Bin Laden nên phải mang quân đến chiếm đóng ở Afghanistan và sau đó xâm lăng Iraq với lư do dàn dựng rằng Iraq có vũ khí giết người hàng loạt, đe dọa nền an ninh của Mỹ. Chẳng qua Mỹ cậy thế mạnh của ḿnh, dùng luật rừng rú, bất chấp Liên Hiệp Quốc để chiếm đóng nước khác hầu muốn tóm thâu nguồn lợi dầu lửa về phần ḿnh.

Điểm qua những liên hệ Việt-Mỹ.

Ngày 21 tháng 04 năm 1991 Việt Nam đồng ư để Mỹ thành lập một Văn .

Pḥng Liên Lạc của Mỹ tại Hà-Nội để tiến tới bang giao và băi bỏ cấm vận.

Tháng 12 năm 1991 Mỹ băi bỏ việc cấm công dân Mỹ đến Việt Nam

Ngày 29 tháng 12 năm 1992, Washington chấp thuận cho thành lập đường giây liên lạc về điện thoại nối liền giữa hai nước Việt-Mỹ.

Ngày 14 tháng 12 năm 1992 tổng thống G. Bush cho phép các hăng buôn Mỹ mở văn pḥng ỏ Việt Nam để nghiên cứu thị trường-

Ngày 3 tháng 2 năm 1994 tổng thống Clinton tuyên bố băi bỏ cấm vận Việt Nam. -Ngày 11 tháng năm 1995, tổng thống Clinton tuyên bố b́nh thường hóa, lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam hầu hàn gắn lại vết thương do chiến tranh gây ra.

Ngày 5 tháng 08 năm 1995 bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ Warren Christopher đến Hà-Nội dự lễ khánh thành Toà Đại Sứ Mỹ.

Ngày 04 tháng 09 năm 1995 cựu tổng thống Bish viếng thăm Việt Nam.-

Ngày 07 tháng 10 năm 1995, cựu Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Robert S. McNamara đến viếng thăm Việt Nam.

Ngày 09 tháng 05 năm 1997, ông Peterson Wilson đến nhậm chức Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, đồng thời Đại sứ Việt Nam Nguyễn Văn Bàng đă đến Washington trước đó hai ngày để nhậm chức Đại sứ Việt Nam tại Mỹ.

Ngày 24 tháng 06 năm 1997 Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ Madeline Albright chính thức viếng thăm Việt Nam

Ngày 13 tháng 07 năm 2000, Charlene Barshefsky đại diện Bộ Thương Măi Mỹ đến Việt Nam để kư kết với Bộ trưởng Vũ Khoan về việc thỏa thuận hiệp thương.

Ngày 16 đến 19 tháng 11 năm 2000, tổng thống Bill Clinton và vợ Hillary Clinton cùng cô con gái Chelsea đến Hà-Nội lần đầu làm chuyến viếng thăm lịch sử. Mục đích chuyến đi của Clinton là thảo luận để thắt chặt thân hữu giữa hai nước Việt-Mỹ. Clinton nói: “Tôi nghĩ rằng bây giờ là thời điểm để viết một chương sử mới tại đây”.

Ngày 24-26 tháng 07 năm 2001, Bộ trưởng Ngoại Giao Mỹ Colin Powell đến Hà-Nội họp với các nhà lănh đạo các nước châu Á.

Ngày 03 tháng 10 năm 2001, thượng viện Mỹ chấp thuận việc trao đổi buôn bán b́nh thường với Việt Nam.

Đồng thời, ngày 28 tháng 11 năm 2001, Quốc hội Việt nam cũng chấp thuận việc trao đổi buôn bán b́nh thường với Mỹ.

(co`n tiê'p)

-- baquexola (nguymutcac@yahoo.com), November 21, 2003

Answers

Response to bo.n ngu.y ra ddĂ¢y nhĂ¢.n thĂªm mĂ´.t ca'i ta't nè :)

Những bất đồng hiện nay của hai bên :

Về phía Việt-Nam.

Việt-Nam đ̣i Mỹ bồi thường thiệt hại do chất khai quang “Da Cam” gây ra, kể cả thiệt hại về chiến tranh do Mỹ gây ra.

Vụ xử bất công trong việc cá trơn (cá Ba-sa) của Việt Nam nhập cảng vào Mỹ.

Vụ treo cờ quốc gia bù nh́n trên đất Mỹ do Mỹ gián tiếp gây nên. Vẫn biết rằng là cờ vàng ba sọc đỏ trên thực tế là lá cờ chết, không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Việc Mỹ gián tiếp khuyến khích các thành phần chống Cộng người Mỹ gốc Việt thành lập chính phủ Lưu vong chống Việt-Nam trên đất Mỹ.

Vẫn biết rằng vụ treo cờ và chính phủ lưu vong không đi đến đâu. Nhưng mỗi khi hai bên có tinh thần tôn trọng nền độc lập của nhau th́ phải giải quyết chấm dứt, không nên để những việc nầy xẩy ra.

Về phía Mỹ.

Mỹ đ̣i Việt-Nam “mở rộng tự do, dân chủ”.

Mỹ đ̣i hỏi Việt-Nam cho “Tự Do tôn giáo”.

Mỹ đ̣i Việt-Nam “mở rộng nhân quyền”.

Chúng tôi sẽ không đi sâu vào những điểm bất đồng đưa ra trên đây. Những điểm bất đồng của hai bên sẽ được giải quyết thỏa đáng nếu như hai bên Việt-Mỹ thoả thuận một chiến lược chung về quân sự.

Trong lúc ông Bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Rumsfeld bận lo đối phó với chiến tranh du kích ở Iraq cùng đe dọa nguyên tử của Bắc Triều-Tiên, của Iran bù đầu th́ c̣n thời giờ đâu mà mời tướng Trà đến thăm Mỹ xă giao. Sao Mỹ không mời các bộ trưởng khác mà lại đi mời Bộ trưởng Quốc Pḥng là người nắm giềng mối quân đội. Hẳn nhiên chuyến đi nầy của tướng Trà không ngoài tham khảo về một dự thảo chiến lược quan trọng mà hai bên đều cần có và muốn có những thỏa thuận

Chiến lược đó là ǵ ? Xin thưa, là chiến lược ngăn ngừa chủ trương bành trướng của Trung quốc trong kế hoạch muốn làm “Thiên Hoàng” trên thế giới. Muốn trở thành siêu cường, việc thứ nhất cần phải làm cho Mỹ suy yếu.

Trước đây, tuy Trung-Quốc chưa có vũ khí hiện đại như hiện nay, kinh tế c̣n thô sơ, chưa có vũ khí nguyên tử묠chưa đưa được người lên không gian nhưng đă có chủ trương bành trướng như lấy hẳn miền Bắc Việt- Nam mà không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu. Nhưng mưu sâu của họ không qua mắt được bác Hồ. Lúc đang thời kỳ Mỹ mở chiến tranh Việt-Nam, lúc bác Hồ c̣n sống, thủ tướng Chu Ấn Lai đă có lời đề nghị cùng bác Hồ: “Các đồng chí cứ tập trung quân đưa hết vào để giải phóng miền Nam. C̣n miền Bắc th́ đă có hồng quân Trung-Hoa lo liệu”. Trước khi chưa có trận đánh Điện-Biên-Phủ họ đă đề nghị cùng Việt-Nam là họ sẽ gửi quân đội Trung-Hoa sang giúp đánh Pháp. Nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh đă khéo léo từ chối bằng cách đề nghị để cho họ giúp Việt-Nam làm cầu đường ở các tỉnh vùng biên giới như Lào-Kay, Cao- Bằng, Lạng-Sơn. Trung Hoa tiến chiếm Tây-Tạng, chiếm lĩnh các đảo Hoàng-Sa và Trường-Sa, và đến năm 1979, đồng thời gây hấn với Ấn-Độ trong việc tranh chấp ở biên giới Ấn-Hoa. Đánh chiếm các tỉnh biên giới miền Bắc Việt-Nam không xong. Nếu như không gặp thất bại th́ họ đă xua quân chiếm luôn thủ đô Hà-Nội và xuôi xuống chiếm luôn Trung và Nam-Bộ như họ đă vẽ trong bản đồ một nước Trung Hoa to lớn vĩ đại bao gồm nội, ngoại Mông-Cổ, Triều Tiên, bán đảo Đông-Dương, Thái, Diến-Điện, Mă-Lai v.v. . . Lợi dụng việc giúp làm cầu cống, đường sá trước đây, họ đă vẽ bản đồ, đă tổ chức đường dây dọ thám ở nơi người thiểu số gốc Mèo (Hmong) và Mán (Khamú ) ở những vùng biên giới nước ta.

Lúc bác Hồ c̣n sống, ông Trường-Chinh làm Tổng Bí thư rồi đến ông Lê- Duẫn là những người có tài mới dư sức đối phó với sách lược của Trung- Quốc. C̣n thời xa xưa, tinh thần yêu nước của nhân dân Việt-Nam lúc nào cũng đặt trong t́nh trạng báo động về tham vọng của Trung-Quốc. Nhưng chỉ trừ những vị anh hùng bất khuất, không sợ chết, không màng danh vọng như Trần B́nh Trọng, “thà làm ma nước Nam c̣n hơn làm vương đất Bắc”. C̣n bàn dân thiên hạ, ít có ai dám ngang nhiên đụng đầu với Trung-Quốc v́ không ai muốn tên khổng lồ nằm sát bên cạnh can thiệp vào đất nước ḿnh. Tên khổng lồ đó vẫn luôn luôn tự xưng ḿnh là “Thiên triều”.

C̣n bây giờ Việt-Nam cũng đă dụ được Trung-Quốc kư kết về biên giới giữa hai nước Việt-Hoa. Và không có lư do ǵ để mà gây hấn nữa. Nhưng chuyện động trời khác lại xẩy ra, chúng tôi đă thấy tận mắt đủ các mặt hàng hoá Trung- quốc từ những đồ thực dụng cho đến máy móc nhỏ, xe máy, đồ điện tử, áo quần, thuốc men tràn ngập Việt-Nam đền mức báo động là hàng của họ rẻ hơn của Việt-Nam nên sẽ bóp chết hàng hóa do ta làm ra. Mặt khác, ta thất thu thuế v́ hàng nhập cảng có đến phân nửa là hàng lậu, hàng trốn thuế được cả mấy trăm cửu vạn (người gánh đồ) ngày đêm vượt biên giới từ Trung-Quốc vào Việt-Nam như chỗ không người. Chẳng mấy chốc mà hàng hóa mang nhăn hiệu Made in China đè bẹp hàng hóa mang nhăn hiệu Made in Viet Nam. Đây là một trong những phương cách đánh vào kinh tế Việt-Nam không cần gây chiến tranh lạnh hay chiến tranh nóng ǵ cả.

Hiện nay, kinh tế của Trung quốc đang đi lên như diều gặp gió. Trái lại, kinh tế của Mỹ đang trên đà xuống dốc. Trong một tương lai không xa Trung quốc không những đe dọa Mỹ về kinh tế mà c̣n đe dọa cả về quốc pḥng và an ninh. Điều nầy đă được các nhà nghiên cứu về quân sự trên thế giới nghĩ đến từ lâu. Nhưng cứ sự thật mà nói, sở dĩ Trung quốc có địa vị kinh tế mạnh như hôm nay đều do Mỹ giúp ở bước đầu kể từ sau khi tổng thống Nixon viếng Trung quốc. Đấy là dùng gậy ông đập lưng ông, y hệt như trường hợp Mỹ đă từng giúp Saddam Hussein ở Iraq, và giúp Bin Laden ở Afghanistan nên mới xẩy ra cớ sự làm cho Mỹ phải lo lắng như hôm nay.

Mỹ phải có kế hoạch đối phó với đà nhẩy vọt của Trung quốc ngay từ bây giờ hăy c̣n kịp. Nếu để lâu hâu hoạn sẽ không biết đâu mà lường. Và nếu Mỹ muốn kế hoạch của ḿnh thành tựu th́ phải có việc liên minh quân sự hay có một thỏa thuận ngầm với Việt-Nam ngay từ bây giờ nên mới có việc Mỹ mời tướng Trà, Bộ trưởng Quốc Pḥng Việt-Nam đến thăm Mỹ trong nay mai. Và Mỹ nên nhớ rằng ở Châu Á hiện thời chỉ có Việt- Nam và Án Độ là hai nước duy nhất có thể cản bước tiến xâm lăng của Trung quốc .

Như vậy th́ cả hai Mỹ lẫn Việt-Nam phải có sự thay đổi về thành kiến và bỏ lại quá khứ để đi đến mẫu số chung là hợp tác trên quan điểm hai bên đều có lợi.

Đối với Mỹ:

Mỹ nên thay đổi thái độ đối với Việt-Nam. Thái độ đó là hợp tác trên tinh thần b́nh đẳng, không cậy thế giàu mạnh để lấn lướt.

Viện trợ kinh tế, viện trợ kỹ thuật cho Việt-Nam thay v́ bồi thường chiến tranh do Mỹ gây nên.

Bồi thường cho Việt Nam thoả đáng trong việc xoa dịu vết thương do chất hóa học Da Cam mà Mỹ dùng để khai quang trước đây ở Việt-Nam gây ra.

Băi bỏ việc xâm phạm vào nội trị, chủ quyền của nước Việt-Nam bằng những đ̣i hỏi vớ vẩn như vấn đề nhân quyền, tự do dân chủ, tự do tôn giáo phải được thực thi ở Việt-Nam.

Chấm dứt hỗ trợ gián tiếp cho các tổ chức thù nghịch Việt-Nam. Cấm các tổ chức có tinh cách chính trị chống phá Việt-Nam bằng nhiều h́nh thức. Cấm treo cờ quốc gia bù nh́n là cờ vàng ba sọc đỏ v́ lá cờ này không được cộng đồng quốc tế công nhận.

Đối với Việt-Nam:

Nơi đây, chúng tôi chỉ đề cập về mặt quân sự cho hợp với thời điểm về việc tướng Trà sắp đến Mỹ theo lời mời của Bộ trưởng Quốc Pḥng, ông Donald Rumsfeld.

Ngoài chiến lược, chiến thuật quân sự ra, chúng ta cần phải nh́n nhận rằng Việt-Nam có nhược điểm. Đấy là vấn đề vũ khí. Ngay như vũ khí thông thường gồm cả đạn ta cũng không tự sản xuất ra được, nhất nhất cái ǵ cũng phải mua của ngoại quốc. Chưa nói ǵ đến máy bay, cao xạ, tên lửa, trọng pháo, xe tăng, xe thiết giáp v.v. . .

Năm 1979 khác xa với bây giờ ! Thời gian 24 năm đă trôi qua, hiện nay Trung quốc đă cho người lên được không gian. Kể về vũ khí th́ Trung quốc giờ đây chỉ c̣n thua Mỹ. Phải như hiện nay, chiến tranh Việt-Hoa xẩy ra như năm 1979 th́ ta lấy đâu ra vũ khí hiện đại, thực tế như máy bay, xe tăng, tên lửa để chống lại Trung quốc. Với kho vũ khí hiện đại của Trung quốc mang tấn công ta th́ nhất định ta sẽ bị thiệt hại về vật chất rất to lớn.

Ngoài vũ khí hiện đại mà ta cần có hiện nay. Đi đôi với vũ khí hiện đại là cần học hỏi kỹ thuật sử dụng. Như vậy không ǵ hơn là có được một liên minh quân sự với một đại cường. Ta hăy nêu ra ví dụ, không phải riêng ǵ Việt-Nam mà cộng chung lại Việt-Nam, Mă-Lai, Philippines liệu có đ̣i lại được Hoàng-Sa và Trường-Sa không ? Nếu không có một cường quốc tham dự vào hay đứng ra làm trọng tài để phân xử ?

Nhân dịp nầy, không cần ai đốc thúc, tướng Trà là một chỉ huy quân sự tất nhiên sẽ biết những điều ǵ ḿnh phải làm, cần làm cho đất nước về mặt quốc pḥng.

Nh́n lại lịch sử từ hồi lập quốc cho đến nay th́ kẻ thù truyền kiếp của Việt-Nam không ai khác hơn ngoài nước lân bang khổng lồ, Trung quốc là mối đe dọa thường xuyên đối với dân ta. Khi người khổng lồ vui vẻ th́ không sao. C̣n như vật ḿnh vật mẩy, giận hờn th́ ắt có chuyện không hay sẽ xẩy ra ngay lập tức v́ sự thể ở đời “không bao giờ có chuyện bán con, nuôi cháu”. Và “t́nh đồng chí” chẳng qua chỉ ở đầu môi chót lưỡi như đă xẩy ra hồi năm 1979: “Trung quốc định dạy cho Việt-Nam một bài học”, thiên hạ cứ tưởng là như thế ! Nhưng sự thật khác hẳn, nó trái ngược lại !

Một ví dụ cụ thể được đặt ra, nếu mang ra so sánh giữa Mỹ và Hoa ai nguy hại hơn th́ chắc chắn hễ đă là người Việt-Nam th́ bất kỳ ai cũng có được nhận thức là Hoa nguy hại hơn v́ họ sẽ đồng hoá ta quá dễ dàng. Về phần Mỹ, họ không thể dễ ǵ đồng hóa được Việt-Nam v́ văn hóa dị biệt, v́ khác màu da. Hơn nữa gần nhà giàu hay dù là trọc phú đi chăng nữa vẫn c̣n hơn là đă nghèo mà c̣n keo kiệt, kèn cựa, ích kỷ và thâm độc !

Vả lại, đối với Mỹ nói chung về tâm lư th́ mối lợi là trên hết ! Hôm nay là kẻ thù nhưng ngày mai không phải là kẻ thù nữa có sao đâu ? V́ đấy là thực tế và cũng là thực chất thuộc về bản tính Dân Tộc !

Trần Quang Chính (source http://www.giaodiem.com/doithoaiIV/11_qc_vietus.htm)

-- baquexola (nguymutcac@yahoo.com), November 21, 2003.


Response to bo.n ngu.y ra ddĂ¢y nhĂ¢.n thĂªm mĂ´.t ca'i ta't nè :)

Viết tiếp về nhận thức lại.

Phương Nam - Australia.

Năm 1975, tôi theo gia đ́nh vào miền Nam. Từ đó đến nay, gần 26 năm đă trôi qua nhưng cái cảm giác buồn vui lẫn lộn của những ngày sắp đi th́ tôi vẫn thấy như nó chỉ diễn ra mới đây thôi. Trong tôi lúc ấy là cả một sự mâu thuẫn: cứ nghĩ đến việc được đi dọc theo quốc lộ số 1 - Con đường nay đă nối liền một dải đất nước, khiến ḷng háo hức chỉ muốn đi ngay. Nhưng nỗi buồn của sự chia ly cận kề lại như muốn ngăn tôi lại. Có lẽ suốt đời tôi sẽ không sao quên được cái buổi chiều của Hà Nội mùa đông năm ấy. Hà Nội của tuổi thơ tôi, nơi tôi đă sinh ra và lớn lên. Hà Nội của một thời đạn bom, một thời ḥa b́nh với biết bao kỷ niệm, mà chỉ lát nữa thôi tôi sẽ phải để lại tất cả. Tiếng nói cười, rồi tiếng khóc của kẻ ở người đi trên sân ga Hàng Cỏ hôm ấy cứ quyện lại làm tôi nhớ măi.

Buổi tối - trời rét đậm, mưa giăng giăng. Đứng một ḿnh ở đầu toa nh́n về Hà Nội chỉ c̣n thấy một vùng sáng mờ rồi từ từ mất hẳn. Chỉ đến khi ấy, tôi mới chịu tin rằng ḿnh đă thực sự phải xa nó. Tầu vào Nam lúc đó c̣n gọi là tầu liên vận v́ đường sắt Thống Nhất chưa được nối liền. Tầu chỉ chạy được đến ga Vinh, từ đấy theo kế hoạch sẽ chuyển sang đi bằng xe hơi. Nhưng khi đến Vinh th́ đoàn được báo là đoạn phía trong đang bị băo lụt không thể đi tiếp. Cũng v́ vậy mà buổi tối đầu tiên ở lại chờ đợi, chúng tôi đă được xem bộ phim Em Bé Hà Nội chiếu trên một sân vận động. Trong phim có nam diễn viên Thế Anh quen thuộc và cô bé Lan Hương 11 tuổi mới đóng phim lần đầu. Quả thật là hôm ấy khi xem phim, tôi không mấy quan tâm đến nội dung của nó, v́ đă biết từ nhiều tháng trước. Mắt tôi chỉ đăm đắm nh́n vào những cảnh vật, con người Hà Nội quá đỗi thân thiết, ḷng chỉ mong sao cho cơn băo kia ngày càng ... nặng thêm để đoàn “ phải ” quay ra!

Nhưng rồi mấy ngày sau th́ băo cũng tạnh, đường xá cũng không hỏng hóc ǵ đáng kể và đoàn chúng tôi lại lên đường. Những chiếc xe ca Ba Đ́nh quen thuộc đưa tiếp chúng tôi đi. Những tên sông, tên núi, tên làng Việt Nam mới hôm nào đây chỉ được nghe hoặc đọc trên những trang sách, báo th́ nay tôi đă được tận mắt ngắm nh́n thỏa thích.

Từ Đà Nẵng vào, chở tiếp đoàn là xe đ̣ thuộc hăng Phi Long của miền Nam, với bác tài mặc bộ đồ nghiêm trang như đi dự lễ hội, tạo cho tôi một cảm giác rất lạ lẫm và thích thú. Chặng chót của cuộc hành tŕnh là Nha Trang - Sài G̣n. Và đây: xa lộ Sài G̣n - Biên Ḥa, trên xe lúc ấy những ai vẫn c̣n ngủ gà ngủ gật đều bừng tỉnh, xe ồn ào hẳn lên.

Kế tiếp là sông Đồng Nai, ngă 3 Vũng Tầu, ngă 4 Thủ Đức, Nhà máy xi măng Hà Tiên, cầu Rạch Chiếc,… Sài G̣n trước mặt đó! - Có ai đó nói lớn, mọi người trên xe đều nhổm cả dậy, ai cũng tranh nhau nói, tranh nhau b́nh luận hay chỉ trỏ một cái ǵ đó mà chẳng cần quan tâm đến chuyện những người bên cạnh có thèm để ư đến ḿnh hay không. Xe đi tiếp vào nội đô với bến đỗ cuối cùng là ngă 7 Sài G̣n, khúc đường Pêtruưt Kư. Cảm giác đầu tiên của tôi về Sài G̣n là nó thật ồn ào và náo nhiệt, so với Hà Nội yên tĩnh và trầm lặng hơn.

Hồi c̣n chiến tranh, Sài G̣n nói riêng và miền Nam nói chung đối với tôi là sự tổng hợp của những hiểu biết khá đơn giản: đó là miền Nam đi trước về sau với Tây Nguyên hùng vĩ, có Sông ĐắcKrông mùa xuân về và có anh hùng Núp bắn Pháp chảy máu. Là miền Trung ruột thịt với

" Huế cầm tay Sài G̣n - Hà Nội, bên dăy Trường Sơn ngời sáng tin yêu.". Là Quảng Nam - Đà Nẵng " Trung dũng kiên cường, đi đầu diệt Mỹ ". Là sóc BomBo với những tiếng chày giă gạo nuôi quân. Là những cô gái đồng bằng sông Cửu Long với "Áo bà ba, súng quàng vai hôm sớm ra đi, mái tóc xanh quyện hương trái ngọt.". Là ḍng sông Vàm Cỏ Đông với " Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay ḍng, đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mỹ xâm lăng." và là của một Sài G̣n Quật Khởi rầm rập bước quân đi, v.v...

Thế mà miền Nam thân yêu lại đang bị quân thù xâm lược dày xéo :

... Có thể nào yên ? Miền Nam ơi, máu chảy

Tám năm rồi. Sáng dậy, giữa b́nh minh

Tim lại đau, nhức nhối nửa thân ḿnh.

Có thể nào nguôi ? Từng viên đạn Mỹ

Bắn miền Nam nát thịt da xương tủy

Của mẹ cha, đồng chí, vợ con

Anh chị em ta ai mất ai c̣n ?...

Cho ta lại trở về quê cũ

Bờ sông Hương hay bến sông Bồ

Cùng các mẹ, các o, các chú

Giành lại từng mảnh đất thành đô!

Cho ta được làm kho ḿn nổ

Đèo Hải Vân, quật đổ quân thù

Cho ta được làm cây chông miệng hố

Đâm chết bầy giặc bố chiến khu!...

(Tố Hữu - Có Thể Nào Yên ? - 6.1962) .

Biết bao tin tức từ miền Nam gửi ra về những tội ác ở Phú Lợi, Sơn Mỹ (Mỹ Lai), về các chiến dịch Tố Cộng, Diệt Cộng, Luật 10/59,… đă khiến cho đồng bào miền Bắc hồi ấy sôi sục căm hờn. Năm 1967 là thời kỳ có số lượng quân Mỹ ở miền Nam đông nhất (hơn nửa triệu), cũng là thời kỳ ở miền Bắc, các phong trào 3 sẵn sàng của thanh niên và 3 đảm đang của phụ nữ được dấy lên mạnh mẽ. Tất cả v́ đồng bào miền Nam ruột thịt: "… Mười mấy năm đă qua, giặc thù xéo lên quê nhà, Ôi! Tóc tang đau thương điêu tàn - Miền Nam! Yêu dấu ta ơi! Xin hiến dâng cả trái tim chúng tôi đang sục sôi. Miền Nam ơi! Nghe tiếng của Người gọi, chúng tôi sẽ lên đường về trên quê hương ḿnh. Miền Nam kêu gọi ta, vượt Trường Sơn bay vọng ra,...".

Những năm tháng ấy, có nhiều cậu bé sắp trưởng thành chỉ lo canh cánh có một điều: khi ḿnh đủ tuổi được đi bộ đội th́ đă hết... giặc Mỹ rồi!

Đó cũng là vùng đất mà các cô chú miền Nam tập kết vẫn thường kể:

“ Sau này nước nhà thống nhất rồi, tụi bay vô trỏng th́ mặc sức mà ăn cá. Thậm chí đứa nào muốn rửa chân th́ cũng phải... rẽ cá ra mới rửa được”! Những chuyện có hơi phóng quá lên như vậy, bởi nỗi nhớ thương "ngày Bắc, đêm Nam" của các cô chú, nhưng lũ trẻ chúng tôi nghe măi không biết chán. V́ nó kích thích dữ dội sự giầu trí tưởng… bở của cả bọn! (những là chỉ cần " vểnh cẳng, vuốt râu mà làm chơi ăn thiệt "!).

Thế là tôi đă thực sự được đặt chân lên vùng đất phương Nam thân yêu của Tổ Quốc. Cái cảm giác tuyệt diệu của buổi chiều đầu tiên đứng giữa Sài G̣n làm cho tôi nhớ lại một bài hát thiếu nhi quen thuộc mà nữ ca sĩ Ái Vân từng hát ngày nào: " Miền Nam em dừa nhiều, miền Nam em dứa nhiều, miền Nam em xoài thơm, miền Nam em khoai bùi,...".

Đó là những kỷ niệm sâu đậm của tuổi thơ đă đi qua.

Vào miền Nam một thời gian hoặc sau này ra nước ngoài, tôi được đọc hoặc nghe nhiều người nói rằng : " Miền Bắc đă xâm lăng miền Nam "! Nhưng theo tôi đây là điểm rất cần nhiều người có tâm huyết và điềm tĩnh phân tích nó kỹ hơn, chứ lũ trẻ chúng tôi và nhân dân miền Bắc hồi ấy không nghĩ như vậy. Vấn đề là thuộc về những người dẫn dắt hoặc sâu xa hơn là xuất phát từ thể chế chính trị của nó, mà điều này th́ rất cần phải làm cho rơ. Tôi xin được tŕnh bày kỹ hơn ở những phần dưới của bài viết. Tôi cũng xin lỗi quư vị độc giả v́ từ đầu tới giờ đă hơi dài ḍng một chút. Lư do là v́ sự nhận thức lại trong tôi đă bắt đầu phát sinh từ cuộc hành tŕnh trên. Và sau đây là những câu chuyện:

1 - Nghi vấn đầu tiên :

Một trong những điều tôi rất quan tâm khi mới vào Sài G̣n là muốn tự ḿnh định lượng xem tỷ lệ các cô gái Sài G̣n đi tải đạn là bao nhiêu phần trăm! Nhớ là hồi ấy, mỗi khi có dịp nói chuyện với các chị nhắm thấy có tuổi phù hợp, tôi thường hay hỏi :

" Thế hồi tết Mậu Thân năm 68, các chị có đi tải đạn cho các anh bộ đội giải phóng không?(!) - Làm ǵ có "zdụ" đó." -

Các chị trả lời dứt khoát. Tuy đă hơi nao núng, xong tôi vẫn c̣n vớt vát :

" Có thể là với các chị th́ không, nhưng c̣n các chị khác th́ sao? Theo em th́ 10 chị, nếu không được... dăm, bảy chị th́ "giá chót" cũng được vài ba chị, chứ không lẽ lại không được chị nào? "!

Thoáng mất vui v́ cậu em "chậm hiểu ". Một chị đáp:

" Đă nói đến vậy mà cậu c̣n chưa tin tụi này sao? Hồi đó lo chạy... giặc c̣n không xong, chứ ở đó mà đi tải đạn cho mấy ổng! Nếu có th́ ở đâu chứ nội trong Sài G̣n này làm ǵ có.".

Đến nước này th́ đúng là chuyện nghiêm chỉnh rồi - Tôi thầm nghĩ và tự đặt thêm cho ḿnh những câu hỏi mới. Th́ ra cái h́nh ảnh mà tôi vẫn hằng ngưỡng mộ: “...Từ ngày đô thị vùng lên chị em ḿnh đi tải đạn, để các anh đi diệt thù…” là như thế nào nhỉ? Nó có thực sự là h́nh ảnh đại diện cho ư chí và nguyện vọng của đa số nhân dân miền Nam hay không? Càng t́m hiểu sâu rộng hơn, tôi lại càng phát hiện ra nhiều điều mâu thuẫn giữa thực tiễn cuộc sống đang diễn ra xung quanh, với những ǵ mà từ nhỏ tới lớn ḿnh vẫn được tuyên truyền, giáo dục. Đúng là phải nhận thức lại thật - Tôi tự nhủ.

2 - Gặp những người lính :

Trong chuyến hành tŕnh trên, tôi cũng đă gặp một đoàn quân được đi phép những đợt đầu tiên sau chiến tranh trên bến phà Long Đại thuộc tỉnh Quảng B́nh. Các anh bước lên, c̣n chúng tôi th́ chờ để bước xuống một chuyến phà. Để ư quan sát, tôi thấy hầu như bên ngoài ba lô của người lính nào cũng có mấy con búp bê, mấy chiếc rổ, giá nhựa (ai nặng hơn th́ có thêm 1 chiếc khung xe đạp!). Sau này khi có dịp tṛ chuyện, tôi đă ṭ ṃ hỏi :

" Bên ngoài th́ là như vậy, thế c̣n bên trong ba lô của các ông lúc ấy là những ǵ? Đề nghị hăy thành khẩn khai báo, rồi sẽ được "Cách mạng" khoan hồng! - Th́ chúng tớ sợ ǵ cậu mà không dám nói thẳng, nói thật.” Các anh trả lời, này nhé:

" 1 bộ quân phục để thay đổi, một chiếc vơng, 1 cái màn (mùng), 1 tấm chăn mỏng (mền), 1 chiếc đèn pin, một cuốn nhật kư, vài phong lương khô quân đội, 1 - 2 gói bột ngọt, vài gói kẹo dừa, kẹo lạc của miền Nam mang ra làm quà cho gia đ́nh, bạn bè. Hết !".

Một anh nói thêm:

" Theo ḿnh th́ có thể cũng có một số nào đó lợi dụng để thủ lợi, nhưng số này nếu có th́ cũng không nhiều, v́ đa số lính tráng tụi ḿnh hồi ấy đều chấp hành rất nghiêm kỷ luật quân quản. Tất nhiên những năm sau này th́ không ai dám bảo đảm đâu,...".

Tôi hoàn toàn tin vào những “lời khai” ấy của các anh. Tuy nhiên, ấn tượng mạnh nhất mà tôi nhận thấy trên chuyến phà năm xưa là những nét ưu tư trên gương mặt những người lính. Lúc đó tôi đă tự hỏi ḿnh:

Các anh đă may mắn c̣n sống, lại là những người đại diện cho bên chiến thắng, nay sắp về được đến nhà. Vậy th́ những nét ưu tư kia là nghĩa làm sao? Tất nhiên, với cái nh́n về cách mạng thường chỉ thấy mầu hồng của một cậu thiếu niên như tôi hồi ấy, th́ đó là một câu hỏi thật khó trả lời cho thỏa đáng.

Nhưng càng ngày th́ vấn đề càng rơ và tôi cũng đă dần tự giải đáp được cho ḿnh : nửa năm là ngắn mà cũng là dài. Sau những nỗi vui mừng rất tự nhiên khi chiến tranh kết thúc, th́ trong các anh nhất định phải là sự hồi tưởng lại quá khứ, sự chiêm nghiệm hiện tại và những lo toan cho tương lai. Cuộc chiến này tàn khốc và kéo dài quá, ḿnh đă may mắn c̣n sống, nhưng có hàng triệu người đă phải nằm xuống. Thậm chí có những đồng đội đă v́ ḿnh mà hy sinh. Người chết th́ đă đành, nhưng gia đ́nh họ th́ ḿnh như người mắc nợ suốt đời, không ǵ có thể trả được.

Có nhiều người đi biền biệt 5 - 10 năm hoặc hơn nữa. Có người đă không về kịp để nh́n thấy cha mẹ già lần cuối, trước khi các cụ nhắm mắt xuôi tay. Rồi chiến tranh cũng làm cho hậu phương lớn bầm dập những vết thương, cùng cái nghèo đến xác xơ, và những cánh thư báo tin bao mất mát nơi quê nhà. Trong các anh, nhiều người cũng đă có người yêu, nhưng v́ các cô không thể chờ đợi thêm được nữa, nay đă đi lấy chồng...

Và nữa: hồi chiến tranh ḿnh đă thấy những bất công, xong vẫn c̣n lờ mờ. Nhưng chỉ mới ḥa b́nh đây thôi th́ vấn đề đă khá rơ ràng : có rất nhiều người đă t́m đủ mọi cách để thu vén hưởng lợi, mà họ lại thường có cái vẻ bề ngoài rất " đáng kính ", hay giảng giải cho ḿnh nghe về lư tưởng cộng sản, về đạo đức cách mạng và về những lẽ công bằng trên đời,... Chẳng phải đâu xa, đi cùng chiều với ḿnh từ Nam ra Bắc thôi cũng thấy cơ man nào những chuyến xe chở đầy hàng hóa. Chúng là của ai vậy? Rất tiếc rằng nhiều "chủ hàng" lại là thủ trưởng của ḿnh, hễ quyền lực càng cao th́ khả năng lách lên phía trước lại càng lớn. Th́ ra những giá trị cao đẹp mà ḿnh vẫn hằng tin tưởng, sẵn sàng cống hiến cả tuổi thanh xuân và xương máu cho nó, nay đă đến lúc phải nhận thức lại, để không bị lợi dụng thêm nữa. Sâu xa hơn, ḿnh cần phải xem xét lại động cơ nào khiến cho những người lănh đạo cao nhất, đă dẫn dắt cả dân tộc vào cuộc chiến tranh vừa qua, v́ sao họ đă làm được như vậy?

Như phần I của bài Suy Nghĩ Về Nhận Thức Lại, viết vào tháng 4 năm 2001 vừa qua tôi đă có dịp tŕnh bày : sau chiến tranh thế giới thứ II, cục diện trên thế giới đă có những thay đổi lớn và v́ sao Việt Nam lại trở thành điểm nóng của cuộc chiến tranh lạnh giữa 2 phe. Chúng là những yếu tố bên ngoài, trước tiên và chủ yếu đă gây ra cuộc chiến tranh 30 năm của dân tộc ta. Nhưng sẽ thật là thiếu sót lớn nếu như không đề cập đến những yếu tố bên trong của nó nữa. Tuy chúng chỉ là phụ thuộc và có sau, nhưng cũng rất quan trọng.

3 - Vấn đề là ở thể chế chính trị:

Năm 1963, tại thành phố Vũ Hán - Trung Quốc diễn ra một cuộc gặp gỡ giữa Mao Trạch Đông với 3 nhà lănh đạo Đảng lao động Việt Nam lúc ấy là các ông: Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Chí Thanh. Trong cuộc gặp đó Mao Trạch Đông tuyên bố :

" ... Bom nguyên tử là con hổ giấy . Nếu chiến tranh nguyên tử xảy ra, bất quá là Trung Quốc chết đi 400 triệu người, cũng c̣n lại 300 triệu. C̣n bọn xâm lược sẽ bị tiêu diệt. Dân Trung Quốc mắn đẻ lắm. Chẳng bao lâu dân số Trung Quốc sẽ lên 700 triệu, thậm chí 800 triệu, 1 tỷ. Có ǵ mà phải sợ chiến tranh nguyên tử?"(!)

Cứ cho rằng Mao đă nói không sai về đặc tính mắn đẻ của nhân dân Trung Quốc đi, nhưng không phải v́ thế mà ông ta tự cho phép ḿnh đem cả một dân tộc 700 triệu người ra để thách thức “Bọn xâm lược” như vậy.

Chúng ta hăy thử h́nh dung nếu đấy không phải là những lời của Mao nói ra giữa ḷng nước CHND Trung Hoa XHCN, mà lại là của các tổng thống Mỹ, Pháp hay các thủ tướng Anh, Úc,… cùng thời nói về đất nước và nhân dân họ th́ điều ǵ sẽ xảy ra? Dỹ nhiên là không thể được. Ngay lập tức họ sẽ bị truất phế bởi áp lực của các tầng lớp nhân dân, các đảng phái khác, của Quốc hội và của chính ngay đảng cầm quyền mà họ đang là đại diện. Tức là thể chế chính trị của các nước này luôn luôn bảo đảm tạo ra được những đối trọng đủ mạnh, để không cho phép bất cứ ai, dù họ thuộc phái "Bồ câu" hay "Diều hâu" dám đưa ra những tính toán lạnh lùng và tàn nhẫn như vậy. Thế nhưng những chuyện tương tự lại luôn diễn ra, chẳng những ở Trung Quốc với Mao Trạch Đông, mà c̣n là rất phổ biến trong toàn hệ thống XHCN.

Câu chuyện trên có 3 điểm cần lưu ư :

- Khi Mao tuyên bố như vậy, ông ta đă chắc chắn rằng ḿnh sẽ không thuộc 1 trong số 400 triệu người bị chết bởi "Con hổ giấy" kia. Nếu biết là có thể chết, ông ta đă không dám mạnh miệng như thế.

(cũng như ở Việt Nam có những người luôn hô hào nguyện được làm cây chông, miệng hố, làm kho ḿn nổ quật đổ quân thù, v.v… nhưng đến khi bảo làm thật th́ chưa chắc c̣n giữ được ư định ban đầu.).

- Mao cũng thừa biết rằng cái gọi là "Nền dân chủ XHCN" ở Trung Quốc không thể làm suy chuyển ǵ đến quyền lực của ông ta sau đó. Mọi ư kiến phản đối đều sẽ bị nghiền nát bởi hệ thống chuyên chính vô sản mà ông ta đang là " Người cầm lái vĩ đại "!

- Sự tập trung quyền lực về mọi mặt ở mức độ cao, chưa từng có trong lịch sử loài người ở tất cả các nước XHCN, vào trong tay chỉ duy nhất một ĐCS cầm quyền. Sau đó lại có nguy cơ dồn tiếp chỉ cho một số ít, thậm chí là một người, đă là mảnh đất thuận lợi dẫn tới t́nh trạng : sản sinh ra những nhà lănh đạo cao nhất, dám cả gan đem cả dân tộc họ đánh những canh bạc xả láng như Stalin, Mao Trạch Đông,… đă làm.

(đất nước Trung Quốc bao la, dân tộc Trung Hoa với lịch sử văn hóa 5000 năm, đă từng là 1 pḥng thí nghiệm khổng lồ để ông ta thực nghiệm những ư tưởng điên rồ của ḿnh từ năm 1949 đến 1976 .)

Theo tôi, nếu xét riêng về mức độ tập trung quyền lực ở các nước XHCN, th́ ngay cả các nước Phát xít trước kia cũng rất khó mà có được. Bởi v́ ở các nước ấy, tuy quyền lực chính trị cũng được tập trung ở mức độ cao, nhưng nền kinh tế th́ về cơ bản vẫn dựa trên cơ sở tư hữu.

C̣n ở các nước XHCN, việc huy động " sức mạnh tổng hợp " là thuận lợi hơn nhiều, v́ nền kinh tế cơ bản là dựa trên cơ sở công hữu về các tư liệu sản xuất. Chỉ có điều là chính cái " ưu thế " ấy lại bị sai từ gốc. Nó sai từ ngay trong khâu “ thiết kế ” của Mác. Chính từ học thuyết của ông đă tạo điều kiện để những người trong các "Ban chỉ huy thi công" sau này được nắm quyền hành cực lớn. Trong khi họ lại không hề bị một cơ chế hăm hữu hiệu nào khả dỹ chấp nhận được cho những nỗi đam mê vô tận về quyền lực của họ. V́ vậy sớm muộn ǵ họ nói riêng, cũng như cả hệ thống ấy nói chung sẽ rơi vào những t́nh trạng như: thoái hóa, độc tài hóa, bê tha hoá,… đi kèm với nó là những hành động đầy phiêu lưu, duy ư chí và phản khoa học.

( Đề cập đến vấn đề này, trong bài Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân, tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu cũng đă viết :

" ... Marx đă xử lư rất không công bằng đối với hai bộ phận của sự chiếm hữu. Ở mặt chiếm hữu tư liệu sản xuất th́ Marx đă quá nghiêm khắc, đáng lẽ chỉ nên chống sự tập trung tư liệu sản xuất quá lớn th́ ông lại chủ trương xóa bỏ mọi sở hữu tư nhân, làm mất đi cái động lực tự nhiên của đời sống. Với quyền lực xă hội th́ Marx lại quá nuông chiều, cho nó quyền chuyên chính với hy vọng rằng trong một tương lai xa xôi nó sẽ tự tiêu vong. Chiếm hữu quyền lực mới là sự chiếm hữu triệt để nhất ! Điều đó nhân loại đă có thừa bài học, c̣n một thứ “quyền lực tự tiêu vong” th́ suốt lịch sử hàng triệu năm chưa ló ra một tín hiệu nào để dự đoán nó cả !.". Ở một đoạn khác sau đó, anh viết tiếp :

"… Cuộc Cách mạng bị đánh tráo và giai cấp vô sản tay trắng là giai cấp bị phản bội trước tiên. Điều rất đúng với quy luật biện chứng là khi người ta định dùng chuyên chính vô sản để đánh tư bản mà không đánh được th́ họ sẽ dùng ngay chuyên chính vô sản làm phương tiện để lách qua cửa ải tự do cạnh tranh mà thành tư bản! Và nếu dự cảm ấy sẽ thành hiện thực th́ công lao của học thuyết về chủ nghĩa xă hội là đă cung cấp cho nhân loại thêm một con đường để tư bản hóa . Một thứ tư bản lưu manh và bệnh hoạn !."

xem : http://www.lmvntd.org/dossier/hasiphu/hasiphu.htm.) .

Ở Việt Nam cũng không phải là một trường hợp ngoại lệ : báo Nhân Dân số ra ngày17.7.1966 đăng toàn văn Lời Kêu Gọi của chủ tịch nước Việt Nam DCCH - Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn:

“... Giôn - Xơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng ngàn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng. Chúng càng hung hăng th́ tội ác của chúng càng thêm nặng. Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Pḥng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Xong nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có ǵ quư hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn,...”.

(Giôn-Xơn: tổng thống Mỹ L.Johnson giai đoạn 1963 - 1969)

Không ai có thể nghi ngờ ǵ về nội dung đanh thép, mang đầy tính chiến đấu của đoạn văn trên. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là: trước khi CT Hồ Chí Minh đă nhân danh nhân dân Việt Nam đọc nó, th́ ông cũng không cần phải tham khảo ư kiến của họ, hay ít ra là của gần 20 triệu đồng bào miền Bắc lúc bấy giờ. Cùng lắm, ông chỉ cần thông qua một số người trong Bộ chính trị và Ban bí thư ĐLĐ Việt Nam lúc đó mà thôi. (hoặc có thể là ngược lại : những người khác trong đảng đă quyết định sẵn, viết sẵn rồi đưa cho ông đọc.). C̣n nhân dân th́ chỉ có duy nhất nghĩa vụ chấp hành. " Ưu thế " ấy, những người nắm quyền lực ở các nước có nền dân chủ đa đảng, dẫu là nằm mơ cũng không có được.

Để rơ hơn, chúng ta hăy quay trở lại với bối cảnh miền Nam Việt Nam vào những năm cuối của thập niên 1950s : lúc này nền Đệ Nhất Cộng Ḥa do tổng thống Ngô Đ́nh Diệm lănh đạo đă được xác lập với sự hỗ trợ mạnh mẽ của người Mỹ. Những ảnh hưởng của người Pháp trước đó đă và đang tàn lụi dần. Chưa tập kết ra Bắc - Ủy viên Bộ chính trị ĐLĐ Việt Nam, kiêm Bí thư Trung ương cục miền Nam - Lê Duẩn đă ở lại và bắt đầu viết bản Đề Cương Đường Lối Cách Mạng Miền Nam vào giữa năm 1956 tại Sài G̣n. ( ông ra Bắc đầu năm 1957) .

Trong bản Đề Cương khẳng định : "… Muốn chống Mỹ - Diệm, muốn hoàn thành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ Quốc, ngoài con đường bạo lực cách mạng, nhân dân miền Nam không có con đường nào khác.".

Thế nhưng vấn đề ở đây là chúng ta hăy thử xác định xem có đúng là: "Nhân dân miền Nam không có con đường nào khác" hay không ?

Hay đấy chỉ là ư kiến chủ quan, phiến diện và đầy tham vọng của một số người nắm thực quyền trong ĐLĐ Việt Nam lúc bấy giờ?

Ư kiến sau đây của ông Lê Trung Tá, cán bộ thuộc Ủy Ban Khoa Học Nhà Nước - Hà Nội vào những năm 1960s rất đáng để mọi người chúng ta hôm nay, và các thế hệ con cháu chúng ta sau này suy ngẫm:

“... Khát vọng của Lê Duẩn là phải làm một cái ǵ hơn cả Điện Biên Phủ, để vượt trội cả Hồ Chí Minh lẫn Vơ Nguyên Giáp. Khát vọng ấy được Lê Đức Thọ đồng t́nh. Lập trường chủ chiến có nguồn gốc sâu xa như vậy,...”. Và: “... Nếu không phát động được cuộc chiến tranh ở miền Nam th́ cả Lê Duẩn lẫn Lê Đức Thọ đều chưa nắm được thế thượng phong trên vũ đài chính trị,...”.



-- bac ho muon nam (bachokinhyeu@yahoo.com), November 21, 2003.


Response to bo.n ngu.y ra ddĂ¢y nhĂ¢.n thĂªm mĂ´.t ca'i ta't nè :)

Việt Nam không có tên trên bản đồ thế giới, nhưng bây giờ hai chữ Việt Nam được mọi người trên thế giới biết đến không phải chỉ trên sách vỡ, lời nói, phim ảnh mà cái quan trọng là trong thâm tâm của đại đa số nhân dân các nước trên thế giới đối với Việt Nam. Tôi thích câu này v́ bây giờ dân VN "nổi tiếng" lắm nhất là ở Liên Sô, Malaisia, Campuchia và các nước khác nữa.

Nói chung, nói theo tâm lư và thực tế, người Việt Nam rất hiếu ḥa, biết trọng lễ nghĩa, đạo lư, không có tâm địa thâm hiễm, dễ tha thứ và cởi mở. Nhưng không v́ thế mà trỡ thành ngu đần. Tuy biết nhún nhường nhưng không phải dại dột. Ai làm ơn th́ không bao giờ phụ, nhưng hễ bị hà hiếp, bị khinh khi th́ không dễ ǵ cúi đầu cam chịu mà sẽ kiên nhẫn chống trả đối phương bằng nhiều cách dù phải hy sinh mạng sống để bảo tồn độc lập và hạnhphúc của nhân dân Việt-Nam.

C̣n câu này th́ không biết c̣n chính xác nữa hay không? Chỉ thấy chủ Đại Hàn cầm các đôi giày đập vào mặt công nhân VN ngay tại saigon mà chẳng thấy ai "si nhê" ǵ? Không lẻ câu này đă sai?

-- Nguoi Tranh Dau (nguoitranhdau@hotmail.com), November 21, 2003.


Response to bo.n ngu.y ra ddĂ¢y nhĂ¢.n thĂªm mĂ´.t ca'i ta't nè :)

Bai viet cua thang ba que xo la viet cong chuyen di mut cac thien ha tren day co the tom tat vao hai diem:

1/ Phu nhan di tich cong san ma truoc day chung no rat tu hao, coi nhu bao nhieu lan Ho Chi Minh nhan nhu cac dang vien cong san trong cac hoi nghi dang : " cac dang vien cong san luon luon lay chu thuyet Mac Le Nin lam kim chi Nam trong hoat dong cach mang ...." deu bi ca lu ba que xo la viet cong cho vo sot rac het.

2/ Ca ngoi De Quoc My. Nhung tu ngu boi tro trat trau De quoc my truoc day duoc bon cong san liem sach, De quoc My tung giup Viet minh chong lai ke thu chung la Nhat duoc khui ra, truoc kia thi bung bit. cut my tro nen thom, khong con thui hoac nua....

Mot cai tu tat tai that manh, chinh cong san tu va vo mat cong san truoc su khinh bi cua the gioi.

Xoay so nhanh khong thua gi dam gioi o trong dong cut.

-- Long dut mach.. (nongducmanh@phuchutit.com), November 21, 2003.


Response to bo.n ngu.y ra ddĂ¢y nhĂ¢.n thĂªm mĂ´.t ca'i ta't nè :)

thàng tien sĩ interface mút cạc kiếm dolla luc này nó có vẽ bợ đít Mỹ chữi Tàu , h́nh như tàu My vào Sai g̣n chúng đang mài mơ đễ chuẫn bị mút cạc Mỹ kiếm thêm ngoại tệ

chúng mụt cạc Nga chác bây gị Nga bố thí cho chúng mấy cục shit nên chúng chê , chúng đang đi lùng cạc Mỹ

=========================================

Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nh́n Lại

Sunday, 2 November 2003

Producer: Bảo Vũ

Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sài G̣n, thủ đô Việt Nam Cộng Ḥa đang bước vào những giờ phút cuối cùng. Cũng trong ngày hôm nay, người cầm đầu nền Đệ Nhất Cộng Ḥa, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cùng người em, Cố Vấn Chính Trị Ngô Đ́nh Nhu bị thảm sát.

Trong chương tŕnh Thời Sự Chủ Nhật đặc biệt tuần này và tuần tới với chủ đề “Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nh́n Lại” của Ban Việt Ngữ Đài Phát Thanh Úc Châu, Bảo Vũ mời quư vị nghe phát biểu của một số nhân vật từng một thời góp phần, trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc đảo chính như cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, Ḥa Thượng Thích Tâm Châu, cựu Đại Sứ Bùi Diễm, v.v.

Trong mục Thời Sự Chủ Nhật đặc biệt này, quư vị sẽ có cơ hội được nghe tiếng nói của ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa kiêm phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân. Ông Bùi Tín nhận định về cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Ngô Đ́nh Diệm, và so sánh nhà lănh đạo miền Nam với nhà lănh đạo miền Bắc, Hồ Chí Minh.

Bất cứ ai t́m hiểu về t́nh h́nh chính trị miền Nam đều phải công nhận rằng Ngô Đ́nh Diệm là một nhân vật lịch sử độc đáo có thể gây rất nhiều tranh luận.

Lịch sử chắc chắn sẽ nh́n nhận và phán định công cũng như tội của ông một cách đúng đắn và công b́nh.

Trong lúc này, mặc dù 40 năm đă trôi qua, thế nhưng khá nhiều nhận định vẫn c̣n gần như giữ y những nét sôi nổi ngày nào.

Dù bênh hay chống ông Diệm và chế độ của ông, mọi người ai ai cũng phải công nhận rằng, sau khi chế độ Ngô Đ́nh Diệm bị lật đổ, miền Nam đă ngay lập tức rơi vào t́nh thế hỗn loạn triền miên với bao cuộc đảo chính, chính lư liên tiếp diễn ra.

Chiến tranh mở rộng và miền Bắc đă ào ạt tung quân vào miền Nam để rồi vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, Trung Tướng Dương Văn Minh, người cầm đầu cuộc đảo chính hôm mùng 1 tháng 11 năm 1963 để lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm đă đầu hàng quân đội cộng sản miền Bắc.

Trớ trêu thay, nhân vật cao cấp nhất của quân đội miền Bắc có mặt tại dinh Độc Lập lúc ông Dương Văn Minh, Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa đầu hàng hôm 30 tháng Tư năm 1975 lại chính là Đai Tá Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Bùi Tín.

Ông Bùi Tín phát biểu như sau:

CỰU PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BÙI TÍN: Ong Ngô Đ́nh Diệm là một nhân vật lịch sử.

Với thời gian 40 năm nh́n lại, người ta mới có thể nh́n rơ hơn.

Người ta có nhiều ư kiến rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau về nhân vật lịch sử này.

Có người cho là ông ta là nhân vật hoàn toàn tiêu cực. Đặc biệt là những đánh giá ở Hà Nội th́ cho đến nay Hà Nội vẫn cho rằng ông là con người phản động, tay sai của Mỹ, c ủa Pháp, v.v...

Đặc biệt, có một số người nữa, như Phật Giáo chẳng hạn, th́ coi ông như một đối thủ, một người đă đàn áp tôn giáo.

C̣n trong những anh em gọi là quốc gia cũ th́ có những đánh giá khác nhau: Người th́ phê phán kịch liệt; nhưng người th́ cũng ca ngợi.

Đối với tôi, tôi thấy rằng ta cần phải có một cách nh́n rất công bằng với lịch sử.

Tôi suy nghĩ về nhân vật này bởi v́ tôi biết ông Ngô Đ́nh Diệm ngay từ khi tôi c̣n nhỏ.

Năm 1933 khi ông Bảo Đại trở về nước trực tiếp chấp chính và làm việc cải tổ nội các th́ ông Ngô Đ́nh Diệm được cử làm thượng thư bộ Lại, tức là đứng đầu nội các Nam Triều gồm có 6 vị thượng thư.

Ong cụ thân sinh ra tôi là thượng thư bộ tư pháp cũng cùng thời gian đó.Về sau này ông Diệm lên làm Thủ Tướng và làm Tổng Thống và đến năm 1963 th́ ông chết trong cuộc đảo chính bi thảm ngày mùng 1 tháng 11 năm 63.

Khi nh́n lại tất cả các tài liệu, tôi cho rằng ông Diệm là một người yêu nước, một người đă từng chống Pháp.

Mà do chống Pháp cho nên ông ta làm Thượng Thư Bộ Lại chỉ có 3 tháng th́ ông ta xin từ chức.

Mà nguyên nhân xin từ chức th́ bây giờ theo tôi t́m hiểu, chính là v́ ông ấy muốn chính phủ Pháp phải giao lại cho chính phủ Nam Triều các quyền nội trị ở BắcKỳ y như ở Trung Kỳ theo như quy định của Hiệp Định Patenôtre (kư hồi năm 1884). Nên biết sau này, (vào năm 1887,) người Pháp đă sửa chữa lại Hiệp Định Patenotre.

Đ̣i hỏi thứ nh́ của ông Diệm là ông đ̣i Pháp phải để cho Viện Dân Biểu Trung Kỳ và Viện Dân Biểu Bắc Kỳ phải có nhiều thực quyền hơn.

Hai đề nghị này bị người Pháp phản đối cho nên ông Diệm đă từ chức.

Khi ông từ chức th́ tất cả anh em trong nhà không ai bằng ḷng.

Từ các ông anh là ông Ngô Đ́nh Thục, ông Ngô Đ́nh Khôi, cho tới những người em như Ngô Đ́nh Luyện, Ngô Đ́nh Cẩn, Ngô Đ́nh Nhu, v.v. đều phản đối.

Nhưng mà ông ấy kiên quyết từ chức.

Ong Diệm đă treo ấn từ quan với thái độ rất khẳng khái.

Sau này khi ông ấy chết th́ tôi được biết là chính người Mỹ đă quyết định loại bỏ ông ấy. Tất nhiên là Mỹ không chủ trương giết một cách tàn ác như thế đâu.

Thế nhưng Mỹ muốn rằng ông Diệm phải từ bỏ người em Ngô Đ́nh Nhu và nhất là cô em dâu là Lệ Xuân, là người rất là khó chịu và làm mất uy tín của ông.

Thế nhưng ông đă không nghe, và ông đă giữ nguyên cả ông Nhu và giữ nguyên cô Lệ Xuân cho nên Mỹ quyết định thay.

Tôi nghĩ đấy cũng là thái độ rất ngay thật.

Nguyên nhân là ông ấy không muốn cho Mỹ đưa nhiều quân vào, không muốn mở rộng chiến tranh ra.

Tôi nghĩ đấy là một thái độ rất tiến bộ, rất có lợi cho dân tộc.

Do đó tôi coi ông Ngô Đ́nh Diệm là một con người yêu nước.

Ông Diệm là một con người học hành xuất sắc từ nhỏ; bởi v́ năm 28 tuổi ông đă là tri huyện của Hải Lăng.

Đă thế, học trường Hậu Bổ ra, ông ấy đứng thứ Nhất. Thế rồi ông làm Tuần Phủ, tức đứng đầu cả tỉnh Phan Thiết từ năm mới 30 tuổi.

Sau này, khi vào Huế, ông làm Thượng Thư Bộ Lại, tức là đầu Triều, năm có 32 tuổi, tức là trẻ nhất trong tất cả các vị thượng thư.

Ông là người có thái độ ngay thật như thế; cho nên, công bằng mà nói, tôi nghĩ lịch sử cần đánh giá ông Diệm là một con người v́ dân tộc, một con người yêu nước chân chính.

Tuy nhiên ông có những nhược điểm như xây dựng gia đ́nh trị, như chưa hiểu tất cả những giá trị của dân chủ, v.v. Theo tôi nghĩ đấy là những khiếm khuyết của ông Diệm.

KẾT: Thưa quư thính giả, quư vị vừa nghe phần đầu loạt bài đặc biệt 2 kỳ với chủ đề Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nh́n Lại.

Chủ Nhật tuần tới, một số nhân vật khác như Ḥa Thượng Thích Tâm Châu, cựu Đại Sứ Bú Diễm,v.v sẽ lên tiếng về vấn đề này.

Mục Thời Sự Chủ Nhật của Đài Phát Thanh Uc Châu tới đây chấm dứt. Bảo Vũ xin kính chào và hẹn gặp quư vị vào tuần tới

-- MA CO DIEM DUC. HO CHI MINH (MoiRoCSBipBomHoChiMinh@mutcacdamtac.net), November 22, 2003.



Moderation questions? read the FAQ