"HĂY THẮP SÁNG THẾ GIỚI BỞI LỬA ĐỨC TIN!"

greenspun.com : LUSENET : Vietnamese American Society : One Thread

HĂY THẮP SÁNG THẾ GIỚI BỞI LỬA ĐỨC TIN!

Phan Nhật Nam Đưa lên lenduong.net ngày 17/09/2003

Nhân Ngày về Thiên Quốc của Hồng Y Phancis Xavier Nguyễn Văn Thuận

16 tháng 9, 2002.

Người viết,

một lần chung Khổ Nạn và hoan lac Đức Tin

có lời chân kính.

Phan Nhật Nam

Bắt đầu mùa Hè năm 1944 sau cuộc đỗ bộ vĩ đại ngày 6 tháng 6 của liên quân đồng minh lên bờ biển Normandie nước Pháp, thế lực quân sự của Đệ Tam Quốc Xă Đức dần bày ra những hiện tượng suy sụp: Bộ tư lệnh quân đội Đức bắt đầu thực hiện những đợt tàn sát những đối tượng trước đây vốn được hưởng phần khoan hồng (so với cách tận diệt mà người Do Thái phải hứng chịu từ thời kỳ khởi đầu chiến cuộc, hoặc trước cả năm 1939 trong những vùng do Đức Quốc Xă kiểm soát). Bấy giờ, sĩ quan, binh sĩ, thanh thiếu niên Ba Lan (thành phần bị đánh giá sẽ là hạt nhân của sức chiến đấu giành độc lập cho Ba lan) trở nên là những nạn nhân mới nhất của lần tàn sát. Và các linh mục Ba lan, trụ cột tinh thần của người công giáo đồng lần bị tiêu diệt hàng loạt dưới ṇng súng của đám SS. Ngày 6 tháng 8, 1944 là ngày Chủ Nhật Đen Tối cho cư dân Kracow, một thành phố nhỏ cách thủ đô Warsaw 200 dặm, khi 8000 thanh thiếu niên đồng bị lùng soát, bắt giam cùng với tập thể tiểu chủng sinh, linh mục, giám mục. Chỉ riêng người thanh niên Karol Wojtyla được giữ ḿnh dưới hầm sâu của Ṭa Giám Mục Kracow, do che chở của Đức Hồng Y Prince Adam Stefan Sapieba. Trên đầu anh, dọc theo đường Tynieca âm động đế giày của đám lính rúng dội ác độc, khắc nghiệt chen lẫn loạt tiếng súng hành h́nh - Nhưng quả như do một phép lạ - Cuối cùng bọn lính bỏ đi, không lục soát xuống căn hầm và người thanh niên trốn thoát khỏi đợt khủng bố mà cái chết sẽ là điều chắc chắn nếu bị bắt giữ. "Hôm nay, tôi không nghĩ đấy chỉ là một dịp may mắn thuần túy.." Năm 1996, Đức Giáo Hoàng Jean Paul II nói về lần thoát nạn của người năm mươi hai năm trước. Phải, có một điều ǵ linh thiêng hơn nữa: Người vượt chết để hoàn thành một sứ nhiệm.

Tương tự như trên, ở Việt Nam, những người tên gọi Nguyễn Chí Thiện, Nguyễn Hữu Luyện, Đoàn Viết Hoạt, Như Phong Lê Văn Tiến, Đồng Tuy, Nguyễn Đan Quế, Nguyễn Đ́nh Huy, Linh Mục Nguyễn Văn Lư và bao nhiêu người nữa.. trong đêm dài thăm thẳm, giữa vũng tối âm âm sự chết nơi những căn hầm cấm cố, kiên giam hằng mười năm, hai mươi năm, họ vẫn kiên tŕ, sắc son giữ vững niềm tin vào Tính Thiện, Sự Thật, Lư Tất Thắng của Chính Nghĩa Dân Tộc để thực hiện, hoàn tất mục tiêu tối hậu: Bảo vệ Phẩm Giá Con Người Tự Do. Những loạt tỉnh từ, h́nh dung từ vừa kể ra không chỉ là chữ nghĩa của một bản văn, nhưng là hiện thực mong ước vĩnh cửu của triệu người Việt đă sống - chiến đấu- chết qua suốt thế kỷ băo táp nhục nhằn mà toàn dân tộc cùng lần gánh chịu-

Không trừ một ai, kẻ Nam, người Bắc mà chế độ (gọi là cộng hoà xă hội chủ nghĩa) hiện tại ở Việt Nam là một tai họạ đầu tiên, trở ngại cuối cùng nhất quyết phải được thay thế -

Phải vất bỏ chế độ ấy bởi Tính Ác vô lường của nó là một xâm phạm đê tiện đối với Phẩm Tính của Người - Để Người Việt chứng thật cùng thế giới là Dân Tộc tiên phong bảo vệ Quyền Sống

Làm Người như chúng ta đă hằng minh chứng qua lần di cư vĩ đại 1954; lần tỵ nạn chiến cuộc 1968, 1972, lần di tản 1975 và cuối cùng, cuộc vượt biêân, xuyên đại dương, băng rừng thẳm dài theo biên giới của nhiều quốc gia thuộc bán đảo Đông Dương, lănh hải toàn vùng Đông-Nam Châu Á chưa hề có trong lịch sử nhân loại với tám triệu người chết trong tổng số hơn hai triệu người (thống kê của Liên Hiệp quốc về người tỵ nạn Đông Dương)trên đường T̀M SỐNG Tự DO- Tự DO ĐỐI VỚI TRIỆU CON NGƯỜI VƯợT BIÊN Tỵ NẠN ĐĂ ĐƯợC ĐÁNH ĐỔI BẰNG MẠNG SỐNG, VỚI GIÁ MÁU.

Người anh em sắc tộc thiểu số ở Tây Nguyên Trung phần Nước Việt hiện tại đang tiếp tục đường đi đẫm máu lệ kỳ diệu nầy mà Hồng Y Phanxicô Xavier là ánh lửa dẫn đầu dẫu thể xác người không c̣n nơi trần thế, cũng như nhục thân của Đại Lăo Ḥa Thượng Thích Huyền Quang đă hóa không nhưng tinh thần Đại Hùng, Đại Lực của bậc trí tuệ vẫn hiễn hiện cùng hồn thiêng đất nước, vận mệnh toàn dân.

Chỉ riêng 31 năm (1922-1953) cầm quyền của Staline từ chiến dịch Đại Thanh Trừng trước, và sau Thế Chiến thứ 2 (1939-45); vụ thanh lọc chính trị (1948-52); vụ Án các Y Sĩ (1953), không kể đến cuộc thanh trừng các đối thủ chính trị và đợt cải cách ruộng đất trước 1934 th́ số nạn nhân của một tay y ta cũng đă lên tới hàng chục triệu người (2). Và chỉ một đêm "thi hành pháp chế xă hội chủ nghĩa" mùa Xuân 1968, ở Trường Học Gia Hội, Chùa Theravada, khu Gia Hội, Băi Dâu Huế, đă có đến bốn cái hầm "đào theo lối chữ CHI chôn khoảng 600 người phần nhiều là phụ nữ tiểu thương trong vùng- bị chôn sống v́ tội "có dáng dấp béo tốt- dấu hiệu bọn tư bản hút máu mủ quần chúng.

Cuộc chôn sống bắt đầu từ đầu đêm nhưng đến sáng dân cư quanh vùng c̣n nghe tiếng ộp oạp như ếch kêu dưới lớp đất mỏng chuyển động (3). Staline hay những tên lính cộng sản ở Mặt trận Thừa Thiên-Huế năm Mậu Thân 1968 kia nói cho cùng cũụng là những "sinh vật gọi là người", nhưng bởi chúng được đặt làm hạt nhân cho một loại đất đai bạo lực gọi là "chủ nghĩa xă hội - chế độ xây dựng trên bạo lực- bạo lực cách mạng, nếu mốn nói cho rơ nghĩa, đủ với từ ngữ".

Nhưng giữa băi lầy đọa đày của chế độ mất nhân tính nầy, trong thời đại bị bủa vây bởi cách miệt thị con người của chủ nghĩa thực dụng Tây Phương, vẫn có những người Việt cao qúy giữ chắc NIỀM TIN và HY VọNG. Nếu Ḥa Thượng Thích Quảng Độ đă vạch nên phương thức chiến lược cho cả toàn Dân Tộc: Hộ Quốc-Hộ Dân-Hộ Pháp, th́ Đức Cha Phanxicô Xaviê mănh liệt thúc dục mọi người: "Đừng nhát sợ! Hăy xem gương Thánh Phaolô: đói khát, rách rưới, trộm cướp, roi đ̣n, đắm tàu, vu vạ, tù ngục, chết chóc.. Nếu con sợ, đừng làm tông-đồ." (4)

Con đường khổ nạn kỳ vĩ đă dành sẵn cho chúng ta - Dân tộc Thánh Hóa trong nguy biến đau thương, cũng như đă dành cho Dân Tộc Ba Lan được Thi Sĩ Mickiewicz, người dậy chất men cho Công Đoàn Đoàn Kết với thủ lănh kiên cường Lech Walecsa viết nên qua lời thơ hùng tráng:

Trận chiến nầy giành cho Tự Do,

Từ khởi cuộc

Cha ngă gục

chuyển sức con nối tiếp.

Nào sá chi kẻ nghịch,

Mặc nguy biến muôn vàn

Hồi kế thúc,

Chúng ta, TIN tất thắng!(5)

(1) Ghandi On Non-violence, NXB Shambhala, Boston&London 1996, pp 113

(2) Báo Cáo Mật của Khruschev, đọc ngày 24-25 Tháng 2, 1956.

(3) Bài viết của người tên NGO, dân cư vùng Gia Hội, Băi Dâu Huế; nhận từ

Internet Ngày 30 tháng 4, 2002.

(4) Đường Hy Vọng F.X. Nguyễn Văn Thuận, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam

Tại Hoa Kỳ, 1996, pp75.

(5) The Book of Lech Walesa Penguin Book, 1982, pp129

Phan Nhật Nam

Garden Grove, 16 tháng 9, 2003.



-- bam dau cong no (tongcutvaohongcongno@satcong.com), October 12, 2003


Moderation questions? read the FAQ